Bài của một học viên ở Ấn Độ
[MINH HUỆ 01 – 12 – 2011] Tôi có một mảnh đất rộng khoảng một mẫu Anh cách thành phố của tôi chừng 80 km. Khi tôi bày tỏ ý muốn mở một trường Pháp Luân Đại Pháp ở đó, một vài học viên có ý kiến rằng nó không hiệu quả, vì xa thành phố và khó quản lý. Mong muốn của tôi là có một ngôi trường mà Pháp Luân Công được tập luyện hàng ngày ở đó. Điều này đã trở thành mơ ước của tôi, nhưng không phải là chấp trước.
Tạm thời, một học viên khác và tôi đã cố gắng giới thiệu môn tập luyện tại nhiều trường tư và trường công khác nhau, cho những người mà chúng tôi bắt gặp trên đường, trên xe lửa, và trên xe buýt bất cứ nơi nào chúng tôi đi, hay trong các cuộc gặp gỡ với báo chí và phương tiện truyền thông. Trong quá trình đó, tôi đã gặp nhiều tình huống giúp cho việc tu luyện rất nhiều. Một số người đưa ra các vấn đề, chẳng hạn như, nói rằng các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn là tốt, nhưng khó thực hành, hay họ có một kiểu phản kháng chung khi tiếp nhận những điều mới mẻ.
Chú tôi, một cựu giáo sư, đánh giá cao môn tập luyện và cả những nỗ lực chúng tôi bỏ ra. Khi chúng tôi dạy các bài công pháp, chúng tôi dừng ở một địa điểm nhất định nào đó trong 7-10 ngày. Vì chúng tôi thường thay đổi địa điểm, chú tôi muốn biết chúng tôi đang làm gì để nhận được phản hồi. Ngay cả khi tôi nói với chú ấy rằng việc quyết định xem có muốn tiếp tục tập hay không sau khi được chúng tôi giới thiệu môn tập là tùy thuộc vào mỗi cá nhân, câu hỏi của chú ấy khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. Tôi đã thảo luận điều này với một học viên khác. Chúng tôi nhận ra rằng vì có chút khó khăn để những người trưởng thành dễ dàng hiểu được sự vĩ đại của môn tập này, chúng tôi cho rằng sẽ tốt hơn khi tập trung vào những ngôi trường ở gần. Chúng tôi quyết định dùng cách này vì những học sinh vốn trong sáng, và sẽ dễ dàng cho tôi tiếp tục theo dõi và dạy môn tập này đều đặn ba ngày một tuần.
Chúng tôi thử chọn hai trường để bắt đầu việc này, một trường của chính phủ và một trường tư. Trong quá trình này, tôi được khích lệ rất nhiều bởi một nữ học viên ở thành phố khác. Vào một ngày trong tháng trước, một học viên và tôi đi đăng ký một quầy miễn phí (chúng tôi đã có được một quầy miễn phí trong ba năm) tại Triển lãm Công nghiệp toàn Ấn Độ sắp tới, sẽ được tổ chức tại Hyderabad đầu năm tới. Khi chúng tôi rời văn phòng sau khi xin quầy, tôi bỗng chú ý tới một trường nữ sinh hoạt động ở bên trong khu nhà triển lãm. Tôi lập tức nảy ra ý nghĩ giới thiệu môn tập tại ngôi trường đó, vì sẽ tiếp cận được một nhóm đông hơn nhiều và cũng vì những đứa trẻ đó hầu như đều sống ở gần đó và có thể đến quầy Pháp Luân Đại Pháp của chúng tôi cùng với cha mẹ chúng.
Lần đầu tiên đến đó tôi không được phép gặp vị hiệu trưởng. Tôi được yêu cầu nói chuyện với vị phụ trách môn giáo dục thể chất, người mà đã nói với tôi rằng anh cần được ban giám hiệu cho phép. Anh nói với tôi rằng anh sẽ phản hồi lại cho tôi trong vòng một tuần. Khi không ai phản hồi lại, tôi đã đến ngôi trường đó và thật may mắn được giám đốc đề nghị giải thích Pháp Luân Đại Pháp với vị hiệu trưởng. Tôi cho họ xem các tấm ảnh, và tôi xin phép bà hiệu trưởng được giới thiệu môn tập luyện trong một tuần.
Nhờ Sư phụ tôn kính của chúng ta, vị hiệu trưởng đã đồng ý ngay. Nhận thấy những lợi ích mà các học sinh biểu hiện ra và sự thay đổi dần dần trong môi trường của nhà trường, bà hiệu trưởng sau đó đã cho tất cả các giáo viên khác cùng tham gia khi các học sinh đang tập công. Bà bắt đầu hỏi tôi cụ thể về những lợi ích của môn tập luyện, và sự khác biệt giữa Pháp Luân Công và những môn tập khác. Vì tôi nhận thấy sự quan tâm của bà, tôi hỏi liệu tôi có thể tiếp tục dạy môn tập luyện thêm một tuần nữa không. Bà vui mừng đồng ý.
Với sự giúp đỡ của một học viên khác, các hướng dẫn tập được tải về một máy tính của nhà trường. Bà hiệu trưởng cho tôi thêm một tuần khác và hỏi liệu tôi có thể đến trường hàng ngày vào buổi chiều để hướng dẫn cho mười sinh viên tình nguyện không. Bà muốn mười sinh viên tình nguyện này dạy hàng ngày trong giờ giải lao của học sinh. Tôi đồng ý với đề nghị của bà ấy.
Qua toàn bộ diễn biến sự việc này, tôi thấy rõ mong muốn được tiếp tục với môn tập này, vì bà đã nhận thấy môn tập luyện của chúng ta thuận tiện hơn khi so sánh với yoga. Bà cũng bảo tôi rằng bà đã dự định mở các lớp yoga ở trong trường và có vẻ như tôi đã liên hệ với bà đúng lúc. Tôi nói với bà rằng mọi việc xảy ra đều có quan hệ nhân duyên, và bà đã đồng ý. Bà hỏi tôi làm thế nào mà tôi tìm được ngôi trường này, vì nó ở bên trong khu triển lãm và không có nhiều người biết đến.
Tôi giải thích điều gì dẫn tôi đến với ngôi trường này, và bà ấy hạnh phúc khi biết được những nỗ lực của tôi. Bà khuyên tôi giới thiệu môn tập luyện này trong một trường cao đẳng bách khoa dành cho nữ sinh và một trường đại học dành cho nữ sinh cũng đều ở bên trong khu triển lãm. Tôi cảm ơn bà vì thông tin này và đảm bảo với bà rằng tôi sẽ sớm liên hệ với những người hữu quan. Để khiến cho công việc của tôi dễ dàng hơn, bà đã đưa cho tôi một bằng khen và một bản sao lịch học của trường cho thấy những thời gian cụ thể mà bài công pháp Pháp Luân Công được dạy (xem hình bên dưới).
Bà hiệu trưởng cũng đề nghị tôi tiếp tục dạy môn tập cho đến khi giáo viên giáo dục thể chất của trường trở về sau kỳ nghỉ phép. Bà nhờ chúng tôi dạy giáo viên này trong vài ngày, và sau đó, hàng ngày cô ấy sẽ tiếp tục dạy các bài công pháp ở trường. Tôi đã tặng bà cả cuốn Pháp Luân Công và Chuyển Pháp Luân, bằng tiếng Anh và tiếng Hindi. Bà khuyên tôi giúp những người khác ở các trường gần đó, tôi nhanh chóng đồng ý với bà.
Tôi rất vui khi mong ước ban đầu có một trường Pháp Luân Đại Pháp của mình đã được hoàn thành theo cách này. Tôi muốn cảm tạ Sư Phụ tôn kính. Ngôi trường có gần 600 học sinh và được đặt ở vị trí đối diện với quầy triển lãm đã được an bài cho chúng tôi. Đây là một điều kỳ diệu.
Để đáp ứng yêu cầu của bà hiệu trưởng, tôi đã xin được tất cả giấy phép yêu cầu từ phía chính quyền và bắt đầu dạy tại trường từ 3 giờ chiều đến 3 giờ 30 phút chiều. Tôi sẽ tiếp tục dạy ở đây hai đến ba ngày mỗi tuần. Ở đây, tôi muốn nói rằng tôi sẽ không ngừng nỗ lực để truyền bá môn tập luyện này hết sức có thể. Tôi rất may mắn nhận được sứ mệnh thần thánh này.
Bây giờ tôi xin trích dẫn một vài lời giảng của Sư Phụ trong bài “Thế nào là đệ tử Đại Pháp?
“Tôi gần đây nhìn thấy, đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại Lục, trong trường bức hại này càng ngày càng thanh tỉnh rồi, minh bạch rồi, càng làm càng tốt rồi. Nhưng thuận theo hình thế có chuyển biến tốt, đệ tử Đại Pháp tại quốc tế lại buông lơi. Có người làm chuyện gì đó giống như không khởi được tinh thần lên, càng không nói đến phối hợp.”
Và,
“Tôi chính là hy vọng giữa các đệ tử Đại Pháp với nhau đều có thể giống như trước đây, tinh tấn như thời chư vị mới đắc Pháp. Quá khứ trong Phật giáo có câu, ý tứ là từ đầu đến cuối đều như ban đầu, thì chư vị nhất định viên mãn.”
Hợp thập trước Sư phụ tôn kính.
Xin từ bi chỉ ra bất cứ điều gì cần được cải thiện.
________________________________________
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/12/1/129796.html
Đăng ngày: 14– 12– 2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.