Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Đại Lục

[MINH HUỆ 23-07-2019] Chúng ta là người tu luyện nên đều phải thiện, đây là yêu cầu cơ bản của người tu luyện. Dưới đây là cuộc nói chuyện của tôi với chồng (không tu luyện) về việc chăm sóc mẹ chồng.

Tôi nói: “Em rất thiện phải không?”

Chồng: “Em lúc nào cũng bảo mình thiện nhưng thật ra em không thiện”

Tôi giật mình vội hỏi: “Anh hãy nói xem tại sao em không thiện?”

Chồng: “Người nói mình thiện không nhất định là thiện, nếu nói em thiện thì chỉ thiện trong nhất thời.”

Tôi hỏi: “Tại sao vậy?”

Chồng: “Cái thiện chân chính là xuất phát từ nội tâm, không có giá cả và yêu cầu trả ơn, vậy mà trong tâm em còn có hữu cầu, do đó mới nói em còn bất thiện.”

Tôi nói: “Anh có thể đưa ra một ví dụ không?”

Chồng nhìn tôi rồi nói: “Ví dụ như, bản thân anh biết rằng mẹ luôn đối xử không công bằng, nhưng anh không tranh cãi, luôn hiếu thuận, không để trong lòng, và cũng không ganh đua so sánh với anh trai.”

Tôi nói: “Đó là vì anh có lòng quảng đại.”

Chồng: “Đó không phải là quảng đại mà độ lượng.”

Tôi hỏi: “Làm sao anh làm được điều đó?”

Anh nói: “Đây chẳng là gì cả, vì bà ấy là mẹ anh, anh chỉ ghi nhớ những việc tốt, không nghĩ đến việc làm không tốt của bà. Cho dù một ngày đó bà ra đi anh nằm trên giường của bà ngủ cũng cảm thấy bình thường, vì anh không sợ cũng không tiếc nuối.”

Tôi nói không nên lời. Đột nhiên Sư phụ dùng miệng của người khác để giúp tôi ý thức được rằng tôi còn có rất nhiều nhân tâm ẩn giấu không dễ phát hiện. Một người thường mà có tâm độ lượng như vậy, còn tôi luôn nói mình là người tu luyện, luôn làm theo Chân-Thiện-Nhẫn, tôi cảm thấy hài lòng về bản thân, thấy bản thân rất tốt, rất thiện. Trên thực tế, tôi còn cách xa cái thiện chân chính mà Đại Pháp yêu cầu, còn kém rất xa.

Sư phụ giảng:

“Cái Thiện chân chính, là người tu luyện ở trong quá trình tu luyện, trong quá trình tu Thiện, đã tu thành Chân Thiện.”

“Đây là Từ Bi; Ông không có cố ý biểu hiện ra, không phải là biểu hiện thiện ác hay vui thích của con người. Không phải là ‘bạn đối với tôi tốt thì tôi biểu hiện Thiện với bạn’. Ông không có đòi giá cả, không kể báo đáp; hoàn toàn là vì chúng sinh. Vì thế Từ Thiện này hễ xuất lai, thì lực lượng của Ông là vô tỷ; bất kể nhân tố bất hảo nào cũng đều bị giải thể. Từ Bi càng lớn, thì lực lượng đó càng lớn.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC năm 2009, Giảng Pháp tại các nơi IX)

Pháp lý của Sư phụ cũng đã khai sáng cho tôi, khiến cho tôi thực sự hiểu được sự nghiêm túc của tu luyện. Nếu muốn tu luyện, thì phải thực tu, không được làm ở bề mặt, phải học Pháp nhiều, phải hướng nội; không thể chỉ hài lòng với hiện tại, phải đào sâu chấp trước ẩn giấu của bản thân và loại bỏ nó đi. Độ lượng bao nhiêu thì thiện bấy nhiêu; độ lượng vô hạn thì thiện vô hạn, từ bi vô hạn. Đây mới là tu luyện chân chính.

Trên đây chỉ là một chút hiểu biết của tôi trong giai đoạn này. Nếu có gì không đúng, kính mong đồng tu từ bi góp ý!

Cảm tạ sự gia trì và điểm ngộ vô lượng của Sư phụ! Hợp thập.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/9/239684-393676.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/10/8/180232.html

Đăng ngày 17-10-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share