Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh
[MINH HUỆ 16-9-2018] Một học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ phi pháp khi bà đi thăm mẹ và chị gái, sau đó bị kết án 4 năm tù giam. Cháu gái 25 tuổi không phải là học viên cũng bị bắt giữ và tuyên án 3,5 năm tù.
Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn và bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại tàn bạo từ tháng 7 năm 1999.
Bà Lưu Tông Tuyết biết ơn Pháp Luân Công vì đã giúp bà phục hồi sức khỏe, nhưng bà lại phải trả giá đắt cho việc thực thi quyền hiến định về tự do tín ngưỡng.
Nâng cao chất lượng cuộc sống
Bà Lưu, 51 tuổi, người thành phố An Sơn, tỉnh Liêu Ninh. Trước đây sức khỏe của bà rất kém, nhưng các triệu chứng đã biến mất sau khi tu luyện Pháp Luân Công. Vợ chồng bà không còn lo lắng đến chi phí thuốc men đắt đỏ và có thể tận hưởng cuộc sống gia đình thoải mái cùng ba người con.
Bà Triệu Tố Phượng, mẹ của bà Lưu cũng được thụ ích to lớn nhờ tu luyện Pháp Luân Công. Chứng cao huyết áp và các bệnh khác của bà đã hoàn toàn biến mất và bà cũng thoát chết khi bị ngộ độc khí Carbon monoxide (CO).
Bà Lưu và mẹ bà đã giới thiệu Pháp Luân Công cho người chị của bà đang bị bệnh bạch cầu và đang không có tiến triển khi điều trị y tế.
Bắt giữ và tuyên án
Ngày 5 tháng 1 năm 2018, khi bà Lưu đang ở thăm mẹ thì Kim Anh cùng các cảnh sát khác của Đồn Cảnh sát Thị trấn Đại Truân ập đến và khám xét nhà.
Một cảnh sát nhìn thấy chiếc máy tính xách tay và hỏi ai là chủ nhân. Cháu gái bà Lưu, cô Chúc Hiểu Đình lúc đó đến thăm bà ngoại, bảo rằng đó là của mình mặc dù chiếc máy tính không phải là của cô hay bà Lưu. Cô gái trẻ bảo rằng mình không phải là học viên Pháp Luân Công. Cô muốn bảo vệ bà ngoại và dì mình.
Hơn mười cảnh sát từ Đội An ninh Nội địa Thành phố An Sơn đến sau đó vài phút để bắt bà Lưu. Cháu gái bà cũng bị bắt khi cố ngăn cản cảnh sát bắt bà Lưu. Sợ hãi trước tình cảnh đó, bệnh tình của chị gái bà Lưu trở nên nghiêm trọng hơn và phải đi cấp cứu.
Tối hôm đó, cảnh sát quay lại yêu cầu mẹ bà Lưu kí tên và họ đảm bảo sẽ thả con gái cùng cháu gái bà. Người mẹ 74 tuổi tin lời cảnh sát và ký tên vào biên bản mà không biết nội dung là gì. Chữ ký của bà về sau được dùng làm bằng chứng buộc tội bà Lưu và cô Chúc, sau đó họ bị chuyển đến Trại tạm giam Số 1 An Sơn.
Người mẹ kháng án lên Văn phòng Kháng cáo An Sơn khi nhận ra mình đã bị lừa gạt. Sau đó cảnh sát hai lần đến sách nhiễu bà. Họ bắt bà ký tên vào các biên bản khác và chụp ảnh bà.
Người mẹ lại lên Viện Kiểm sát Khu Điền Sơn để yêu cầu làm rõ vụ việc. Nhân viên an ninh ở đó ngăn bà lại và bảo rằng, trường hợp của học viên Pháp Luân Công thì không được kháng án.
Tòa án Khu Điền Sơn đã xét xử bà Lưu và bà Chúc vào ngày 11 tháng 5 năm 2018 mà không có luật sư biện hộ. Tòa đưa ra phán quyết vào ngày 9 tháng 7 như sau: Bà Lưu 4 năm tù và 20.000 tệ; cô Chúc 3,5 năm tù và 10.000 tệ. Không được kháng án.
Những người chịu trách nhiệm chính:
Vu Thiết Thành, chính trị viên, Cục Cảnh sát Khu Thiên Sơn: +86-13700123266, +8615698901492
Phạm Dũng, đồn trưởng, Đồn Cảnh sát Thị trấn Đại Truân: +86-13335866333
Kim Anh, cảnh sát, Đồ Cảnh sát Đại Truân, phụ trách vụ án: +86-15698903886
Hà Gia Lâm, nhân viên, Phòng Công tố Khu Điền Sơn
Trương Quang Vinh, chánh án Tòa án Khu Điền Sơn, +86-412-2696555, +86-13322115666
Triệu Hồng Ba, giám đốc, trại tạm giam Nữ Số 1 An Sơn.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/9/16/373904.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/9/29/172648.html
Đăng ngày 04-10-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.