Bài viết của một đệ tử Đại Pháp vùng Đông Bắc
[MINH HUỆ 16-11-2017]
Tôi bắt đầu tu luyện Đại Pháp vào năm 1998, từ khi tôi mới 15 tuổi và hiện giờ tôi đã 35 tuổi. Tôi cảm thấy thật may mắn khi được tu luyện trong suốt phần lớn cuộc đời mình. Tu luyện gần 20 năm, có những lúc vấp ngã xiêu vẹo nhưng Sư phụ vẫn luôn dẫn dắt, chăm sóc tôi, từ thuở thiếu niên cho đến lúc thanh niên, tráng niên, khiến tôi dần dần thành thục hơn trên con đường tu luyện Đại Pháp.
Lớn lên trong Đại Pháp
Tu luyện thật tuyệt vời
Tôi đắc Pháp trong kỳ nghỉ hè, khi mẹ tôi đưa tôi đến nhóm học Pháp. Tôi cũng luyện công ở nhóm học Pháp và đôi khi ở công viên. Đó cũng là thời gian mà tôi bắt đầu nói với mọi người về Pháp Luân Đại Pháp.
Mọi người ở nhóm học Pháp thay phiên nhau đọc và đôi khi chúng tôi chia sẻ sau buổi học. Vì tôi còn nhỏ, tôi không hiểu biết về tu luyện nhưng tôi cảm thấy rất tốt khi học Pháp và chia sẻ trong một nhóm.
Mẹ tôi kể rằng khu vực chúng tôi có khoảng hơn 100 người tu luyện Đại Pháp, nên nhóm học Pháp chung của chúng tôi đã được chia ra thành nhiều nhóm nhỏ. Tất cả mọi người, kể cả các học viên trẻ khác, đều rất thân thiện.
Mặc dù khi bắt đầu tu luyện tôi vẫn còn ít tuổi, nhưng tôi đã cảm thấy rất may mắn khi được tham gia Pháp hội do các học viên tổ chức, cũng như nhóm luyện công lớn vào buổi sáng tại quảng trường thành phố.
Các học viên tu luyện rất tinh tấn, họ chăm chỉ học Pháp và luyện công hàng ngày. Khi tôi mới bắt đầu ngồi song bàn, tôi quyết tâm dù có đau đớn cỡ nào cũng phải ngồi song bàn trong nửa tiếng. Tôi vẫn nhớ rằng lúc đó rất đau nhưng tôi vẫn kiên định và vượt qua khảo nghiệm.
Sư phụ luôn bảo hộ tôi và điểm hoá cho tôi. Một lần, tôi bị đau răng lần đầu tiên trong đời. Vì còn nhỏ, tôi thích xem phim hoạt hình Nhật Bản, các câu chuyện và các nhân vật luôn luôn xuất hiện trong đầu tôi. Khi tôi nhận ra rằng mình bị chấp trước vào nó và dừng xem những chương trình đó, cơn đau răng chấm dứt. Tu luyện thực sự kỳ diệu.
Đại Pháp cho tôi trí huệ và lòng dũng cảm
Không một học viên nào có thể quên được những khổ nạn mà họ phải đối mặt sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1999.
Tôi đã đối mặt với ma nạn sau khi đi Bắc Kinh để thỉnh nguyện công lý cho Pháp Luân Đại Pháp và đã bị bắt giam. Tôi vô cùng cảm tạ sự bảo hộ của Sư phụ, tôi đã thoát khỏi mọi mối nguy hiểm mà không hề hấn gì.
Việc học hành của tôi cũng không bị ảnh hưởng bởi cuộc bức hại. Ngay cả khi mẹ tôi bị bắt giam, buổi biểu diễn của tôi ở trường vẫn đạt kết quả tốt nhất. Đại Pháp đã cho tôi trí huệ và lòng can đảm.
Khi còn nhỏ, tôi đã không ngộ được nhiều Pháp lý. Tuy nhiên, tôi đã đứng ra bảo vệ Sư phụ và Đại Pháp bởi vì lòng tôn kính vô hạn đối với Sư phụ và Đại Pháp. Tôi nghĩ rằng tôi sẽ làm theo những gì Sư phụ nói, kiên định tu luyện Đại Pháp, và không từ bỏ niềm tin của mình.
Một đêm nọ, khi tôi hoàn thành bài tập về nhà, tôi chợt nghĩ đến mẹ tôi đang bị bắt giam. Tôi nhớ bà ấy rất nhiều và khóc. Đó là lần duy nhất tôi khóc trong suốt nhiều năm tu luyện. Tôi biết rằng cho dù áp lực to lớn đến thế nào, luôn có một con đường tôi phải bước đi và tôi sẽ tiếp tục duy trì chính niệm của mình. Dù cuộc bức hại tà ác thế nào đi nữa, nó sẽ không bao giờ dập tắt được ánh sáng của Pháp chiếu rọi trong trái tim tôi.
Trưởng thành trong Pháp
Sư phụ giảng:
“Về tu luyện, hiện nay mọi người đều nhận thấy chỗ rất khó của nó. Khó, ấy mới có thể tu xuất lai.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC [2001])
Tôi không chỉ trải qua những khổ nạn và khó khăn trong tu luyện, mà còn trải nghiệm quá trình từ một người bình thường tiến lên thành Thần, trải nghiệm sự trân quý và sự siêu thường của Đại Pháp.
Sau khi trưởng thành, tôi không còn ôm giữ lối suy nghĩ về tu luyện như khi còn trẻ, không biết gì và hành động bốc đồng. Các Pháp lý đã in sâu trong tâm trí của tôi, và tôi nhận thức rõ ràng hơn về tu luyện Đại Pháp.
Đối mặt với khảo nghiệm
Tôi thường tự hỏi thử thách lớn nhất mà tôi phải trải qua trong tu luyện là gì? Sau đó, tôi nhận ra rằng đó là chấp trước vào mẹ, bởi vì bà là người đã đưa tôi bước vào tu luyện.
Tình trạng tu luyện của người lớn có thể có tác động tích cực đối với trẻ em. Theo lẽ tự nhiên, trẻ em tin tưởng và phụ thuộc vào cha mẹ. Khi tôi không hiểu biết về tu luyện, tôi cần có sự khích lệ của mẹ. Khi mẹ tôi ngộ được các Pháp lý và chia sẻ, tôi cả thấy bị ảnh hưởng sâu sắc. Nhưng cũng chính điều này khiến tôi mất khả năng tự ngộ Pháp.
Nhận ra điều này quả thực đáng sợ. Tôi vẫn hành xử như tôi là một học viên trẻ ở tuổi 18. Một cách vô thức, tôi thường cảm thấy rằng mình là một học viên trẻ và Sư phụ sẽ không quá khắt khe với tôi. Điều này khiến tôi không tự mình ngộ ra các Pháp lý.
Sau khi hướng nội, tôi nhận ra rằng không ai có thể tu luyện thay mình, hay bản thân mình cũng không thể tu luyện giúp ai. Mọi người phải tự mình làm theo Pháp. Các sinh mệnh cao tầng sẽ chỉ đồng ý và công nhận chúng ta khi chúng ta vượt qua khảo nghiệm và đề cao tâm tính.
Quá trình tu luyện: Quy chính bản thân
Một khi tôi quyết định không dựa dẫm vào người khác mà thực tu chính mình, tôi cảm thấy mình bắt đầu đủ tư cách để trở thành một đệ tử Đại Pháp chân chính.
Khi tôi học thuộc Luận Ngữ, bốn chữ xuất hiện trong tâm trí tôi: “Chuyển biến quan niệm!”
Sư phụ giảng:
“Đệ tử Đại Pháp là thoát thai ra từ cựu vũ trụ, là từ cựu Pháp Lý mà bước xuất lai; nhưng mà cựu vũ trụ, cựu Pháp Lý, cựu sinh mệnh, hết thảy đều đang kéo giữ chư vị!” (Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles [2006])
Tu luyện của đệ tử Đại Pháp đòi hỏi phải lấy Pháp lý làm chỉ đạo và thay đổi tất cả các quan niệm và hành vi người thường để hướng đến Thần. Quá trình quy chính bản thân mình là quá trình tu luyện.
Đôi khi tôi lười biếng và mắc tâm an dật, dù nhận ra nhưng tôi lại không muốn loại bỏ chấp trước này. Khi tôi tham gia vào một hạng mục, tôi thường phàn nàn và thấy chán nản nếu bị giao thêm việc.
Hơn nữa, tôi muốn đi ngủ sớm, hy vọng rằng mình sẽ không bị mệt mỏi khi làm việc vào hôm sau. Suy nghĩ này đã khống chế tôi trong vài năm và khiến tôi làm việc kém hiệu quả nếu tôi không ngủ đủ vào ban đêm. Tôi cho rằng: “Không nghỉ ngơi tốt tương đương với không làm việc tốt.”
Sư phụ giảng:
“Thực ra, lý tại xã hội nhân loại là phản lý trong vũ trụ. Con người có nạn, có thống khổ là để con người hoàn trả nghiệp, từ đó có tương lai hạnh phúc. Còn người tu luyện chính là chiểu theo chính lý mà tu luyện. Chịu khổ chịu nạn là cơ hội rất tốt để tiêu trừ nghiệp lực, tiêu trừ tội lỗi, tịnh hoá nhân thể, đề cao cảnh giới tư tưởng, và thăng hoa tầng thứ; đó là việc rất tốt; Pháp lý chân chính là như vậy.” (Càng về cuối càng tinh tấn, Tinh tấn yếu chỉ III)
Đoạn Pháp này đã khiến tôi nhận ra rằng mình đã dùng các quan niệm người thường để nhìn nhận vấn đề. Khi hướng nội, tôi nhận ra rằng mình sợ khổ nạn. Không muốn chịu đựng khó khăn nghĩa là tôi truy cầu một cuộc sống thoải mái của người thường. Tôi đã cố gắng hết sức để loại bỏ điều này.
Đột nhiên tôi nhận ra rằng mình đã dùng các nhân tố quan niệm của người thường để nghĩ về tu luyện. Điều này hoàn toàn sai lầm.
Sư phụ giảng:
“Viên mãn đắc Phật quả
Cật khổ đương thành lạc.” (Khổ kỳ tâm chí, Hồng Ngâm)
Làm sao tôi có thể tu luyện khi vẫn nhìn nhận mọi thứ từ góc độ sai lầm đến như vậy?
Một khi tôi hiểu ra, Pháp đã triển hiện cho tôi nội hàm sâu hơn. Tôi ngộ ra rằng khó khăn, hạnh phúc, mệt mỏi, nóng, lạnh, khát, đói, đau đớn, thoải mái hay không thoải mái là quan niệm người thường. Tôi phải loại bỏ chúng thì mới thực sự thoát khỏi tâm người thường. Chúng ta phải loại bỏ suy nghĩ về khó khăn, mệt mỏi và thiếu ngủ trong tâm trí mình.
Sư phụ giảng:
“Như mọi người biết, chư vị trong tu luyện thì không chỉ là bất kể nhân tố nào cấu thành nên con người đều không để chư vị thoát ly con người, mà bất kể thứ gì cấu thành nên hoàn cảnh con người cũng không để chư vị ly khai, cái gì chư vị cũng phải đột phá, ma nạn nào cũng phải vượt qua. Biểu hiện lớn nhất là chúng tạo thống khổ cho chư vị.” (Giảng Pháp tại Pháp hội các phụ đạo viên ở Trường Xuân [1998])
“Chư vị hễ đọc sách chư vị liền muốn ngủ, hễ học Pháp chư vị liền mơ màng phải không? Tôi bảo chư vị này, họ chính là Thần ở một tầng trong không gian nhân loại này. Chư vị không xung phá được họ thì chư vị chính là người. Họ cũng không phải cố ý như thế nào đó với chư vị, họ đối với tất cả con người đều như thế mà, do đó con người sẽ có mệt mỏi, sẽ có mơ màng muốn ngủ. Chư vị nếu muốn thoát ly con người, thì chư vị phải xung phá hết, chư vị mới có thể được. Chư vị mà phù hợp theo họ, thì họ bèn nhìn nhận chư vị chính là người.” (Giảng Pháp tại Pháp hội các phụ đạo viên ở Trường Xuân [1998])
Tu luyện trở nên đơn giản hơn sau khi ngộ được Pháp lý. Suy nghĩ “không nghỉ ngơi tốt thì không làm việc tốt” của tôi đã hoàn toàn được loại bỏ khỏi tâm trí tôi. Nếu suy nghĩ này lại nổi lên bề mặt cản trở tôi, tôi sẽ ngay lập tức loại bỏ nó mà không chần chừ vì tôi biết rằng đó không phải tôi.
Không bị quan niệm người thường can nhiễu, tôi dần dần giảm thời gian ngủ của mình và kiên trì dậy sớm vào buổi sáng để luyện công. Tôi không còn có suy nghĩ rằng ngủ muộn sẽ ảnh hưởng đến công việc của mình vào hôm sau nữa. Mặc dù, tôi vẫn bận như trước nhưng tôi không còn gánh nặng tinh thần về việc sợ mệt mỏi và giờ đây tôi có thể dễ dàng đối mặt với mọi thứ.
Dụng tâm cứu người
Trách nhiệm của một học viên là giảng chân tướng. Khi trưởng thành hơn, tôi có nhận thức sâu sắc hơn về các Pháp lý. Tôi nhận ra rằng mình có rất nhiều chấp trước và quan niệm người thường. Tôi nhận ra rằng mình không toàn tâm cứu người, mà truy cầu số lượng và uy đức. Những học viên tham gia đều đáng quý nhưng tôi lại dùng tư tưởng người thường đối đãi một cách hời hợt.
Tôi đã chú ý đến những chấp trước này sau khi tôi nhận ra vấn đề của mình. Tôi nghĩ rằng nếu các học viên thực sự muốn giảng chân tướng cho mọi người, họ phải xuất phát từ tâm và xuất ra những ngôn từ, hành động cũng như thái độ phù hợp. Chúng ta hoàn toàn không thể nói quá cao. Tôi nhận thấy khi tôi xuất tâm muốn hoàn thiện bản thân, Sư phụ đã ban cấp cho tôi trí huệ.
Một bệnh nhân đến chỗ tôi kiểm tra và vì chúng tôi biết nhau khá rõ, tôi đã nói chuyện với ông về Pháp Luân Đại Pháp từ quan điểm của người thứ ba và ông đã đưa ra ý kiến của mình. Tôi đã cố gắng nói chuyện một cách bình hoà với ông ta và cũng nêu ra những Pháp lý mà ông có thể tiếp thu được, nhằm giảm bớt những nghi ngờ của ông. Khi rời đi, ông đã có hiểu biết khá tốt về Đại Pháp.
Vào một mùa hè, khi tôi giảng chân tướng, tôi đã gặp một người phụ nữ và cháu gái của bà. Người phụ nữ lắng nghe chăm chú một lúc lâu và gật đầu khi tôi nói chuyện. Cháu gái muốn kéo bà đi, nhưng bà nói rằng bà muốn nghe nhiều hơn.
Loại bỏ chấp trước sợ hãi
Trên đường về nhà từ nơi làm việc, tôi phát đĩa DVD, nhưng tâm sợ hãi không ngừng can nhiễu tôi. Tôi đã không phát tặng một đĩa DVD nào sau khi đi bộ cả một quãng đường dài vì tôi nghĩ rằng người này hoặc người kia không đủ tốt hay tử tế. Tôi chán nản và ghét bản thân mình vì không hoàn thành sứ mệnh cần làm. Sau đó, tôi nhớ tới Pháp của Sư phụ:
“Thiên địa nan trở Chính Pháp lộ
Chỉ thị đệ tử nhân tâm lan.” (Ma phiền, Hồng ngâm 3)
Ngay lập tức tư tưởng của tôi trở nên thanh tỉnh và tôi nghĩ rằng: “Chẳng phải những nhân tâm đang cản trở mình ư?” Tôi ngay lập tức lấy lại tinh thần và phân phát đĩa DVD.
Gửi bài lên trang web Đại Pháp
Tôi đã viết các bài giảng chân tướng trên website Đại Pháp từ năm 2009. Tôi cố gắng sử dụng các phong cách viết khác nhau, đây là một quá trình tu luyện đáng quý với tôi.
Sư phụ giảng:
“Trong các bài viết cũng có nhiều phân tích và tìm rõ ra những chỗ thiếu sót một cách có lý tính, và là những trao đổi để chứng thực Pháp, để giảm thiểu tổn thất, để các bạn đồng tu đều có thể chính niệm chính hành, để nghĩ ra các cách giúp các bạn đồng tu nào đang bị bức hại, cứu độ con người thế gian nhiều hơn nữa; những bài viết không còn [vương vấn] những câu chữ hoa lệ và rắc rối lòng người nữa, mà là chân thực, chuẩn xác, thanh tịnh, và không mang theo cái tình của con người; [đó] là điều mà người thường không thể viết được; bởi vì cảnh giới bên trong của người tu luyện là thanh tịnh.” (Thành thục, Tinh tấn yếu chỉ 3)
Từ khi tôi cầm bút, tôi đã nghiêm chỉnh tuân theo các hướng dẫn của Sư phụ. Trong nhiều năm viết và gửi các bài viết, tôi đã viết về những điều mình ngộ ra từ Pháp.
Tôi có thể hoàn thành một bài viết một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, tôi không bao giờ nghĩ sâu hơn về ý nghĩa cao hơn đằng sau nó cho đến khi Sư phụ điểm hoá cho tôi sau khi tôi gửi bài lên trang web Minh Huệ.
Khi tôi đọc bài viết đã được đăng để xem các thay đổi của biên tập viên để có thể tìm thấy bất kỳ thiếu sót nào, một cảnh tượng đột nhiên lóe lên trong tâm trí tôi: Một phạm vi to lớn của thiên thể vũ trụ đã lệch khỏi bản chất của vũ trụ đã được chỉnh sửa.
Tôi đã rất ngạc nhiên, và hiểu rằng các bài viết cũng giúp Sư phụ chính Pháp! Mỗi lần khi chúng ta giác ngộ và đề cao, có những chấn động ở không gian khác!
Bây giờ, tôi hiểu sâu sắc rằng các trang web Đại Pháp là những viên ngọc trí huệ của các học viên và chính Sư phụ đã trao cho chúng ta, để chúng ta có thể thực hiện trách nhiệm và sứ mệnh to lớn của mình.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/11/16/356184.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/11/22/166485.html
Đăng ngày 10-12-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.