Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 23-10-2017] Ông Tôn Ngọc Bân, 46 tuổi, một học viên Pháp Luân Công ở thành phố Dinh Khẩu, tỉnh Liêu Ninh đã bị bắt và giam giữ nhiều lần kể từ khi cuộc đàn áp bắt đầu vào ngày 20 tháng 7 năm 1999. Ông bị đưa đến trại lao động cưỡng bức ba lần và bị bỏ tù một lần, tổng cộng là hơn mười năm từ giữa năm 1999 đến năm 2011. Trong mỗi lần bị giam, ông nhiều lần bị tra tấn đến thập tử nhất sinh.

Sau vụ bắt giữ cuối cùng vào ngày 25 tháng 1 năm 2016, ông Tôn gần đây đã bị kết án bốn năm tù vào tháng 1 năm 2017.

Tại Nhà tù Đông Lăng ở thành phố Thẩm Dương, ông Tôn đã bị tra tấn và buộc phải xem các video phỉ báng Pháp Luân Công. Các lính canh cũng ép ông uống các loại thuốc không rõ nguồn gốc khiến hệ thần kinh của ông bị tổn thương nghiêm trọng.

Sau đây là bản mô tả trường hợp của ông Tôn về những gì ông đã phải chịu đựng kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu.

Ba năm lao động cưỡng bức

Vào ngày 22 tháng 7 năm 1999, tôi đang làm việc tại một công trường xây dựng thì một nhóm cảnh sát tới bắt tôi. Họ đưa tôi đến Đồn Cảnh sát huyện Thái Hà và yêu cầu tôi viết “bảo chứng thư” tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Tôi từ chối tuân thủ, vì vậy họ đã gây áp lực cho gia đình tôi để tôi viết tuyên bố nhưng không có kết quả. Cảnh sát đã trói tôi vào một ống dẫn nhiệt.

b4f75f059d478a1327612deb30dddfb2.jpg

Mô tả cảnh tra tấn: Trói vào một ống dẫn nhiệt

Sau khi uống vài ly rượu, họ bắt đầu la hét và tát vào mặt tôi. Sau đó họ giam tôi tại Trại tạm giam Bát Ngư Khuyên trong một tháng. Các viên chức của Cục An ninh Quốc gia và Ủy ban Chính trị và Pháp luật đã thẩm vấn tôi suốt cả ngày lẫn đêm. Họ tra tấn tôi và buộc tôi ngồi xổm trong một thời gian dài.

Một tháng sau, các lính canh đưa tôi về để lục soát nhà tôi. Họ tịch thu sách, thẻ căn cước của tôi và các vật dụng cá nhân khác. Vợ và con gái tôi là nhân chứng cho hành vi vi phạm pháp luật trắng trợn này.

Vào tháng 8, dù không có bằng chứng nào nhưng họ nói tôi sẽ phải ở trại lao động cưỡng bức trong ba năm. Tại Trại lao động cưỡng bức Dinh Khẩu, tôi bị ép lao động khổ sai. Một lần nữa, các lính canh lại tìm mọi cách để ép tôi từ bỏ đức tin của mình. Hai tuần sau đó, họ chuyển tôi đến Trại lao động cưỡng bức Đại Liên, tại đây tôi bị tẩy não và bị ép viết “bảo chứng thư”.

Do hậu quả của việc tra tấn, tôi sụt cân rất nhiều và bị rối loạn tâm thần. Họ chuyển tôi tới Bệnh viện Tâm thần Dinh Khẩu, nhưng bác sỹ ở đó từ chối không tiếp nhận tôi vì tình trạng của tôi quá yếu. Vào tháng 1 năm 2001, tôi được phóng thích ra khỏi trại lao động cưỡng bức sau khi tôi bị mất khả năng kiểm soát các chức năng cơ thể.

Bị giam giữ và tra tấn vì sở hữu tài liệu Pháp Luân Công

Vào tháng Ba năm 2001, tôi buộc phải rời nhà và trở thành vô gia cư để tránh bị bức hại thêm nhưng rồi cảnh sát Ga Đường sắt Y Xuân đã phát hiện tôi mang theo các tài liệu Pháp Luân Công và họ lại bắt giữ tôi.

Tôi bị giam và bị thẩm vấn tại Đồn Cảnh sát Giai Thiết. Tôi phải nằm trên một chiếc giường lạnh như băng khiến hai chân của tôi sưng tấy lên. Sau đó, tôi bắt đầu tuyệt thực để phản đối việc này, nhưng họ lại bức thực tôi bằng cách dùng một dùi cui gỗ banh miệng tôi ra. Họ khiến tôi bị vỡ vài chiếc răng, còn một số thì bị rụng ra. Sau đó, họ trói tôi vào giường chết trong hơn hai tuần. Một lần nữa, tôi mất khả năng kiểm soát các chức năng cơ thể của mình.

87391cfe720f91252c92b48de6ae6a33.jpg

Mô tả cảnh tra tấn: Giường chết

Sau đó tôi bị chuyển đến trại lao động cưỡng bức Giai Mộc Tư. Tôi bị nhốt trong một tầng hầm, ở đó có vài chiếc dùi cui điện, một chiếc ghế hổ, một chiếc ghế sắt, còng treo, giường chết và các dụng cụ dùng cho bức thực. Có một căn phòng giám sát trung tâm nơi các lính canh có thể theo dõi hơn 200 học viên bị giam giữ ở đó.

Vào mùa hè năm 2002, tôi bị chuyển đến trại lao động cưỡng bức Tuy Hóa và bị ép lao động khổ sai. Khi tôi từ chối, lính canh ra lệnh cho các tù nhân hình sự đánh đập tôi.

Cuối năm 2002, tôi bị đau tim. Bác sỹ trong trại lao động cưỡng bức nói rằng tôi có vấn đề về sức khỏe, nên họ đã đưa tôi đến Bệnh viện thành phố Tuy Hóa. Tại đây, chẩn đoán của vị bác sỹ kia được xác nhận là đúng. Sau đó, trại lao động cưỡng bức chuyển tôi đến bệnh viên trại tạm giam ở thành phố Giai Thiết, và họ xác nhận tôi bị nhồi máu cơ tim. Trong khoảng thời gian đó, trông tôi rất ốm yếu, gày gò và hầu như không ăn được gì. Cho tới lúc này, họ mới thông báo cho gia đình tôi biết để đưa tôi về nhà.

Thời hạn ba năm rưỡi tù giam

Vào tháng Bảy năm 2005, khi tôi tới làng Châu Tiểu Thạch, quận Dinh Khẩu Cái để phân phát tài liệu Pháp Luân Công, tôi đã bị bắt và đưa về trại tạm giam Cái Châu.

83db0db2591eae65d9624ac81ab57167.jpg

Mô tả cảnh tra tấn: Xích vào mỏ neo cố định trên sàn

Tôi bị tra hỏi hơn chục lần, và các lính canh lấy dấu điểm chỉ chống lại ý nguyện của tôi. Bởi vì tôi từ chối lao động cưỡng bức nên các lính canh đã xích tôi vào một mỏ neo cố định trên sàn nhà trong bảy ngày. Họ đánh đập và bức thực tôi bằng cách luồn một cái ống dẫn thức ăn xuyên qua mũi thông xuống dạ dày, khiến mũi tôi chảy máu. Khuôn mặt và mắt tôi cũng chảy máu. Các lính canh cũng ra lệnh cho các tù nhân dúi đầu tôi vào một hố phân. Họ không cho tôi uống nước và sử dụng nhà vệ sinh.

c426e39ecb3d7e5e5fb19a4d6e834063.jpg

Mô tả cảnh tra tấn: Bức thực

Vào mùa hè năm 2006, tôi bị kết án ba năm rưỡi tù giam mặc dù công tố viên không đưa ra được bất cứ bằng chứng nào trong phiên xét xử. Sau đó, họ đưa tôi đi lao động khổ sai ở Nhà tù Dinh Khẩu. Sau đó một tháng, tôi bị chuyển sang Nhà tù Yên Sơn, tại đây tôi đã bị tra tấn tàn bạo và bị tẩy não. Vào tháng Tư năm 2007, tôi được trả tự do.

Lần thứ ba bị đưa đến trại lao động cưỡng bức, bị bức hại trong hai năm liền

Tôi bị bắt và bị đánh đập hết sức dã man vì đã nói cho một cảnh sát biết sự thật về Pháp Luân Công vào tháng Ba năm 2009. Tôi bị giam trong 16 ngày và sau đó bị đưa đến trại lao động cưỡng bức Uy Nịnh Dinh ở thành phố Bản Khê trong hai năm.

Vào tháng Tư năm 2014, tôi lại bị bắt một lần nữa chỉ vì nói chuyện với mọi người chân tướng về Pháp Luân Công. Cảnh sát đã lấy tiền của tôi và không bao giờ trả lại cho tôi.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/10/23/355824.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/11/6/166302.html

Đăng ngày: 19-11-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share