Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 24-4-2017] Trong phiên xét xử một nữ học viên Pháp Luân Công, khi bị luật sư của cô phản đối việc vắng mặt của một nhân chứng truy tố quan trọng, thẩm phán đã hứa sẽ tổ chức phiên xét xử lần hai. Tuy nhiên, thẩm phán sau đó đã tiến hành kết án cô mà không tổ chức phiên xét xử kia.

Ngày 23 tháng 12 năm 2016, cô Trương Tiểu Phân bị xét xử với cáo buộc “sử dụng tổ chức tôn giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật”, một cái cớ thường được chính quyền cộng sản Trung Quốc dùng để vu khống và cầm tù các học viên Pháp Luân Công.

Ngày 29 tháng 3 năm 2017, cư dân quận Lai Nguyên này đã bị kết án ba năm rưỡi tù, trong khi cô đang đợi thông tin của phiên xét xử mới. Ba ngày sau, cô đã bị chuyển tới Nhà tù nữ Thạch Gia Trang.

Chi tiết về phiên xét xử thứ nhất

Luật sư của cô Trương đã lập luận trong phiên xét xử hồi tháng 12, rằng không có luật nào ở Trung Quốc cấm Pháp Luân Công, và thân chủ của anh đáng lẽ không bao giờ bị truy tố vì thực hiện quyền tự do tín ngưỡng và tự do báo chí của mình.

Công tố viên không có câu trả lời khi luật sư gây sức ép buộc phải chỉ ra cô Trương vi phạm luật nào.

Ngày 5 tháng 8 năm 2016, cô Trương bị bắt giữ tại nhà cùng với ba vị khách ở lại qua đêm ở nhà cô, họ đều tu luyện Pháp Luân Công. Bản cáo trạng cho rằng việc tụ họp riêng tư của cô cùng các học viên khác là “gây rối trật tự xã hội”.

Luật sư của cô lập luận rằng việc tụ họp riêng tư như vậy được pháp luật bảo vệ, và việc tách các học viên Pháp Luân Công ra đã dẫn đến sự kỳ thị phi pháp đối với tín ngưỡng tinh thần.

Bản cáo trạng cũng liệt kê ra một máy in cùng các vật dụng khác bị tịch thu từ nhà của cô Trương để dùng làm bằng chứng chống lại cô. Luật sư lập luận rằng cảnh sát chưa bao giờ tìm thấy một máy in tại nhà thân chủ của anh. Anh thừa nhận rằng thân chủ của anh sở hữu một vài tài liệu về Pháp Luân Công, nhưng chúng đều là tài sản hợp pháp và không gây hại cho bất kỳ ai, chứ chưa nói đến phá hoại việc thực thi pháp luật.

Công tố viên sau đó đã đề cập đến một nhân chứng quan trọng: Lý Tự Hiền, bí thư quận Lai Nguyên. Lý tự cho là đã thấy cô Trương cùng các học viên khác nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công tại một điểm thu hút khách du lịch của địa phương. Lý đã ra lệnh bắt giữ một học viên khác, người mà đã nói chuyện với ông ta.

Tuy nhiên, bí thư Lý đã không xuất hiện tại tòa để đối chất.

Cô Trương đến đồn cảnh sát để hỏi về vị học viên bị bắt giữ, và cảnh sát Trương Phương đã từ chối nghe cô giải thích tại sao cuộc đàn áp Pháp Luân Công lại là sai. Một vài ngày sau, cô Trương bị bắt giữ tại nhà. Luật sư của cô lập luận rằng vụ bắt giữ là sự trả thù của cảnh sát đối với thân chủ của anh.

Giống như bí thư Lý, cảnh sát Trương được liệt kê là một nhân chứng nhưng lại không xuất hiện tại tòa án.

Trước yêu cầu của luật sư, thẩm phán nói rằng ông sẽ triệu tập Lý Tự Hiền để làm chứng ở phiên xét xử tiếp theo, điều không bao giờ được thực hiện.

Sau đó, cô Trương bị kết án ba tháng tù.

Các cá nhân chịu trách nhiệm bức hại:

Lý Tự Hiền (李自贤): bí thư quận Lai Nguyên, +086-13623226868

Trần Hồng Lợi (陈红利): chủ tọa Tòa án Lai Nguyên, +86-13703222148

Điền Ba (田波): công tố viên, +086-13703227938


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/4/24/346085.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/5/2/163049.html
Đăng ngày 10-5-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share