Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc.
[MINH HUỆ 14-01-2017]
Tôi muốn chia sẻ một số thể ngộ của mình về một điều phối viên tại Trung Quốc. Nhiều học viên vẫn không thể dĩ Pháp vi Sư và lệ thuộc quá nhiều vào điều phối viên. Điều này đã dẫn đến rất nhiều vấn đề mà ảnh hưởng đến môi trường tu luyện của chúng ta cũng như việc chứng thực Đại Pháp.
Dưới đây là một số hiện tượng đã xảy ra trong vùng của chúng tôi. Tôi hy vọng rằng các đồng tu sẽ hiểu được yêu cầu của Sư phụ trong Chính Pháp và chấm dứt việc mù quáng thuận theo các điều phối viên và lệ thuộc quá nhiều vào họ. Thay vào đó chúng ta nên bước đi trên con đường của riêng mình.
Các điều phối viên tại Trung Quốc đóng một vai trò vô cùng trọng yếu trong thời kỳ đặc biệt này
Khi cuộc bức hại mới bắt đầu, nhiều học viên đã bị chấn động bởi sự ngông cuồng của Đảng Cộng Sản và không biết phải làm gì mặc dù họ biết rằng Đại Pháp là tốt.
Bất chấp áp lực nặng nề, một số học viên đã giữ vai trò chỉ đạo và bước lên tuyến đầu để truyền chân tướng về cuộc bức hại. Họ đã trợ giúp một số học viên khác chứng thực Đại Pháp và thiết lập một số điểm sản xuất tài liệu. Những học viên này đã trở thành điều phối viên và đóng một vai trò rất tích cực.
Khi các học viên nâng cao hiểu biết và khả năng của mình, các điều phối viên không còn phải đảm nhận mọi việc nữa. Nếu phần lớn thời gian các điều phối viên lại tiếp tục sắp xếp mọi việc cho các học viên khác, họ sẽ vô ý mà chệch khỏi Pháp và can nhiễu đến những an bài một cách có trật tự của Sư phụ.
Những vùng mà các học viên bị bức hại một cách nghiêm trọng không nhất thiết là nơi trú ngụ tốt cho các điều phối viên. Đó là vì họ được coi như những người nổi bật, họ rất dễ bị bức hại một cách nghiêm trọng. Điều này đặc biệt đúng ở một số khu vực thuộc tỉnh Hắc Long Giang của chúng tôi, nơi mà các học viên tuân theo một cách mù quáng sự chỉ đạo của các điều phối viên. Tại một số vùng mà không có điều phối viên, về tổng thể mọi việc đều được an toàn hơn và không ai bị bắt giữ trong nhiều năm. Các học viên có thể giảng chân tướng cho mọi người trong một môi trường rất yên bình.
Chúng tôi nhận thấy ở một địa khu mà vai trò của điều phối viên quá được chú trọng, các học viên sẽ bị lệ thuộc quá nhiều vào một cá nhân thay vì dựa vào khả năng của chính mình. Ở những vùng mà các học viên không lệ thuộc vào điều phối viên, họ sẽ dĩ Pháp vi Sư và bước đi trên con đường đại đạo vô hình.
Điều phối viên cũng là một học viên
Tu luyện tâm tính không đồng nghĩa với việc một người làm được bao nhiêu hạng mục công việc. Một điều phối viên cũng phải tu luyện và thậm chí có nhiều vấn đề phải giải quyết hơn những học viên khác.
Bởi vì rất nhiều học viên tại Trung Quốc nhầm lẫn rằng các điều phối viên thì tu luyện tốt hơn, họ thuận theo bất cứ điều gì mà điều phối viên nói mà không cân nhắc xem liệu những lời gợi ý của họ có phù hợp với Pháp không. Ví dụ, một học viên gợi ý rằng chúng tôi nên phát tài liệu giảng chân tướng trên diện rộng. Ông ấy đã yêu cầu điều phối viên tổ chức cho các vùng khác nhau cùng nhau phối hợp tuy nhiên vị điều phối viên này đã không có bất kỳ một động thái nào. Do vậy mà ý tưởng này đã bị gác lại và không ai làm bất cứ điều gì.
Trên thực tế, không nhất thiết là mọi khu vực đều phải làm việc này và chúng ta không cần phải chờ sự chấp thuận từ điều phối. Khi một đệ tử Đại Pháp có một ý kiến và nó phù hợp với Pháp, người ấy nên xúc tiến và thực thi việc đó. Khi kết quả tốt, các học viên ở vùng khác sẽ nhận ra và lấy đó làm gương.
Một số học viên rất ngưỡng mộ chính niệm của một điều phối viên khi ông ấy bị gãy xương sườn và đã hoàn toàn bình phục mà không cần phải đến bệnh viện. Tất cả chúng ta đều ngưỡng mộ rằng chính niệm của ông ấy rất mạnh. Nhưng tại sao chúng ta không xem lại bản thân và hỏi xem tại sao từ đầu vị điều phối này lại bị gãy xương sườn? Tại sao chúng ta không đề cao tâm tính của chính mình? Chẳng phải Sư phụ muốn chúng ta đề cao trong mọi hoàn cảnh hay sao?
Nó sẽ rất nguy hại cho những học viên khác hay cho chính bản thân chúng ta khi các học viên không coi điều phối viên như một học viên mà thay vào đó lại coi anh ấy hay cô ấy như một người hùng giống như người thường vẫn hay làm.
Khi xung đột xảy ra xung quanh điều phối viên
Trong hơn một thập kỷ, có rất nhiều xung đột giữa các học viên và điều phối viên trong vùng chúng tôi. Vấn đề nổi cộm nhất đó là điều phối viên không bao giờ thừa nhận rằng ông ấy đã sai bất kể sự việc liên quan đến ai hay chuyện gì đã xảy ra. Khi các cuộc xung đột thường xuyên xuất hiện xung quanh vị điều phối viên, chúng ta nên hỏi tại sao.
Trước hết, chẳng phải cả hai bên đều cần phải đề cao hay sao? Điều phối viên của chúng ta đã nhận được rất nhiều lời ca tụng và điều này đã khiến ông ấy quên mất rằng mình là một người tu luyện. Khi một người cầu danh và không thể chấp nhận những ý kiến trái chiều, đã đến lúc phải đề cao thông qua việc tu luyện. Khi một người càng không nhìn nhận những vấn đề này, xung đột sẽ càng xuất hiện nhiều hơn.
Cùng lúc đó, khi các học viên sùng bái điều phối viên, cựu thế lực sẽ tạo ra xung đột. Khi các học viên bắt đầu coi điều phối viên cũng như học viên khác, cựu thế lực sẽ rút lui và vị điều phối viên đó cũng sẽ không bị ràng buộc bởi chấp trước này nữa.
Điều phối viên và học viên đều nên tu luyện giống nhau
Nếu biểu hiện của một điều phối viên không tốt, anh ấy/cô ấy cần phải đề cao thông qua việc tu luyện. Chúng ta không nên phê phán hay phàn nàn, thay vào đó chúng ta nên trợ giúp và nhắc nhở vị điều phối đó về các Pháp lý. Là các học viên Đại Pháp, việc đối chiếu mọi việc chiểu theo Pháp là cách đúng đắn nhất để tiến về phía trước.
Những học viên thực thi tốt là những người luôn dĩ Pháp vi Sư, không phải những người luôn quanh quẩn bên điều phối viên cả ngày. Những vấn đề nổi lên trong vùng chúng tôi trong suốt những năm qua đều xuất phát từ việc chú trọng quá nhiều vào điều phối viên. Nếu chúng ta chấm dứt việc bắt chước mù quáng theo điều phối viên và nếu chúng ta buông bỏ được những chấp trước này trong chính chúng ta, chúng ta cũng sẽ giúp được điều phối viên.
Không mù quáng tuân theo điều phối viên
Một môi trường tu luyện tốt phụ thuộc rất lớn vào việc các học viên bước đi trên con đường đại đạo vô hình. Chỉ sự tu luyện theo tiểu đạo mới cần sự chỉ dẫn của một vị minh sư hay những người giám hộ. Tu luyện Đại Pháp là “…đại đạo vô hình…” và chúng ta phải “…dĩ Pháp vi Sư…” Tất cả các học viên đều phải tinh tấn trong tu luyện và nên có trách nhiệm đối với bản thân mình. Nếu chúng ta luôn dựa vào sự chỉ dẫn của ai đó, bất kể tầng thứ của anh ta hay cô ta cao thế nào, sẽ rất khó để bước đi trên con đường của riêng chúng ta.
Từ năm 2002, cứ mỗi một hay hai tháng, chúng tôi lại tổ chức một buổi chia sẻ kinh nghiệm quy mô lớn trong vùng chúng tôi. Buổi chia sẻ kinh nghiệm nhỏ hơn với khoảng 10 người thì được tổ chức thường xuyên hơn. Vị tổng điều phối thường chủ trì cuộc họp và trả lời các câu hỏi do học viên nêu ra. Tuy nhiên chúng tôi vẫn chưa giải quyết được các vấn đề về phối hợp. Nó chỉ giống như một cuộc hội họp xã hội.
Nhiều học viên cũng cảm thấy rằng những cuộc họp như thế này không có mục đích thật sự mà chỉ lãng phí thời gian. Khi một cuộc họp khác được lên lịch và những người này lại được yêu cầu tham dự, họ vẫn tham gia và dần dần quen với việc đó.
Trên thực tế, cái cách mà các học viên trong vùng chúng tôi bảo vệ điều phối viên đã trở nên rất cực đoan. Khi bất kỳ ai chỉ ra thiếu sót của một học viên khác, mọi người đều chấp nhận mà không ai thắc mắc gì. Nhưng nếu ai đó mà nói rằng điều phối viên có thiếu sót, ngay lập tức các học viên khác đứng dậy công kích và lên án người đó. Một số học viên còn vô tình thừa nhận rằng sẽ chẳng làm được gì nếu không có điều phối viên và rằng các học viên sẽ không thể trở thành một chỉnh thể mà không có ông ấy.
Trước những tổn thất gây ra bởi sự lệ thuộc của các học viên vào điều phối viên tại Trung Quốc, tôi viết bài chia sẻ này như một lời nhắc nhở và cảnh tỉnh đối với các học viên khác. Những điều phối viên được đề cập đến trong bài viết này là những người không làm bất kỳ điều gì cụ thể. Họ chỉ tham gia một cách khoa trương và hình thức vào những việc như: ngồi ở nhà và kiểm tra hàng chục hộp thư, thu thập thông tin cá nhân của các học viên trên diện rộng và chủ trì các buổi chia sẻ thường xuyên với một nhóm lớn các học viên. Tôi không bàn luận về những điều phối viên là những người thực sự hỗ trợ các hạng mục và các học viên khác.
Trên đây chỉ là thể ngộ hiện tại của tôi. Ý định của tôi là đánh thức các đồng tu mà đang mù quáng tuân theo và nghe lời các điều phối viên. Chúng ta nên học Pháp và nhận thức được điều gì là thật sự tốt cho các học viên và cho bản thân chúng ta. Xin vui lòng chính lại nếu tôi đề cập đến vấn đề gì không chiểu theo Pháp.
Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2017/1/14/340836.html
Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2017/4/10/162788.html
Đăng ngày 5-5-2017. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản