Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 03-03-2017] Cuối tháng 6, cảnh sát ở thành phố An Sơn đã bắt giữ bà Tôn Mẫn vì tu luyện Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyên tinh thần đang bị chính quyền Cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999. Phiên tòa xét xử bà Tôn Mân dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 8 tháng 3 năm 2017, hiện tại bà Tôn vẫn đang bị tra tấn trong trại giam.

6133c5571bb265637fe436f32a82a4bd.jpg
Bà Tôn Mẫn

0699ee14ef769eb0abfbb3084ad9ecdb.jpg
Những giải thưởng và bằng cấp của bà Tôn Mẫn

Bà Tôn là một giáo viên trung học 50 tuổi đã đoạt được rất nhiều giải thưởng trong các cuộc thi. Bà đã bị bắt giam bốn lần với tổng thời gian là hai năm bốn tháng.

Bà Tôn đã bị tra tấn nhiều không kể xiết bổi bà từ chối từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Bà buộc phải rời khỏi nhà để tránh bị bức hại, khiến bà rơi vào hoàn cảnh cơ cực suốt 15 năm.

Tháng 6 năm 2015, bà Tôn đã đệ đơn kiện cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân, kẻ đã phát động cuộc bức Pháp Luân Công 17 năm trước. Trong đơn kiện, bà Tôn mô tả lại những năm tháng bà bị tra tấn và yêu cầu Tòa án Tối cao và Viện kiểm sát Tối cao đưa Giang ra công lý.

Lạo động cưỡng bức 18 tháng

Sau khi cuộc bức hại bắt đầu, cảnh sát địa phương bắt giữ bà Tôn và giam giữ bà một tuần. Vài tuần sau khi bà Tôn được thả, cảnh sát lại một lần nữa bắt bà vào tháng 10 năm 2000 và tự ý đưa bà Tôn vào Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia 18 tháng. Bà bị tra tấn một cách tàn bạo và không được trả lương trong suốt thời gian đó.

Các lính canh của trại lao động cưỡng bức đã nhiều lần nhục mạ bà Tôn ở nơi công cộng và cấm bà ngủ. Bà phải ngồi xổm trong một thời gian dài trong cả ngày. Bà bị sốc điện, bị kim đâm và bị đánh đập bằng dùi cui gỗ.

Một lần, một lính canh đã đập đầu bà Tôn vào tường khiến bà bị nứt sọ não. Vì đau đơn tột cùng nên bà Tôn đã bị co giật trên nền nhà. Một lần khác, một lính canh lại sử dụng một cây gậy để đánh bà Tôn và để lại vết lõm trong sọ của bà. Khiến bà Tôn bị mất thị lực tạm thời.

Một ngày tháng 12, bà Tôn bị đánh cho đến khí bà khụy xuống. Sau đó các lính canh ném bà vào thùng rác trong phòng tắm và đổ nước lạnh vào người bà để bà tỉnh dậy. Bà không được thay quần áo. Vì bị đánh đập thường xuyên khiến mặt của bà bị sưng, méo mó và bị thương.

Một lính canh đã sốc điện vào cổ và miệng của bà Tôn. Khi bà Tôn vẫn kiên định không từ bỏ tu luyện, thì bà bị đưa trở lại phòng và bà bị buộc phải ngồi quay mặt vào tường cả ngày. Bà cũng không được phép tắm rửa và chỉ được sử dụng nhà vệ sinh ba lần một ngày.

Buộc phải rời khỏi nhà để tránh bị bức hại

Tháng 3 năm 2002, sau vài ngày bà Tôn được thả ra từ Trại giam Mã Tam Gia, Phòng 610 An Sơn đã ra lệnh cho bà phải báo cáo với một trung tâm tẩy não. Để tránh bị tra tấn và tẩy não bà Tôn đã rời khỏi nhà và rơi vào hoàn cảnh bần cùng.

Cảnh sát đã tìm thấy bà Tôn khi bà rời khỏi nhà và giam bà trong Trại giam thành phố Liêu Dương. Bà đã tuyệt thực và được thả hai tuần sau đó.

Bì tiêm thuốc phá hủy thân kinh và bị tra tấn tàn bạo

Tháng 11 năm 2012, cảnh sát một lần nữa bắt giữ bà Tôn và giam bà trong Trại giam thành phố Liêu Dương. Bà đã bị bức thực và tiêm thuốc không rõ nguồn gốc. Sau khi bị tiêm thuốc dạ dày của bà Tôn bắt đầu thay đổi, bà trở nên buồn ngủ và mất thị lực. Bà không thể phân biệt được những người mà bà biết.

Vì bị tra tấn liên tục và thiếu thực phẩm khiến sức khỏe của bà Tôn suy yếu trầm trọng. Cảnh sát không muốn chịu trách nhiệm cho cái chết của bà trong thời gian họ giam giữ bà, nên họ đã thông báo cho gia đình của bà Tôn đưa bà về nhà vào tháng 11 năm 2013. Vì sợ bị tra tấn lần nữa bên bà Tôn đã không về nhà và tiếp tục sống xa nhà.

Lần bắt giữ và tra tấn gần đây nhất

Lần bị bắt gần đây nhất của bà Tôn diễn ra vào tháng 6 năm 2016 tại nhà trọ của mình. Trong Trại giam nữ thành phố An Sơn, bà Tôn đã tuyệt thực để phản đối vụ việc bắt giữ và bà đã bị bức thực. Các lính canh xúi giục tù nhân trộn phân và nước tiểu vào đồ ăn của bà. Bà Tôn bị cấm ngủ và không được phép tắm rửa hay sử dụng nhà vệ sinh

Bà đã bị trói xuống nền nhà hoặc bị trói tay ra sau lưng. Các lính canh xúi giục tù nhân khác đến để đánh bà Tôn khiến toàn thân bà dính đầy máu và phân của mình. Cân nặng của bà Tôn bị sụt giảm trầm trọng khoảng 36kg, khi bà Tôn yêu cầu thực phẩm lính canh đã từ chối.

Tháng 2 năm 2017, bà Tôn đã bị đưa ra xét xử tại Tòa án khu Lập Sơn. Tòa án chỉ cho phép ba người họ hàng của bà Tôn tham dự phiên xét xử. Phiên tòa kết thúc khi luật sư của bà Tôn lập luận rằng tòa án này không có thẩm quyền đối với vụ việc của bà Tôn. Vài ngày sau đó, tòa án huyện lại lên kế hoạch cho một phiên tòa vào ngày 8 tháng 3.

Bài viết liên quan:

Một giáo viên ưu tú bị bức thực trong trại giam

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã bỏ ngoài tai ý kiến của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác và thi hành cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 17 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610,” vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và tòa án trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/3/3/343798.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/3/14/162491.html
Đăng ngày 27-3-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share