Bài viết của Thư Huệ, phóng viên Minh Huệ
[MINH HUỆ 03-03-2017] “Sau hơn 20 tháng bị giam, cả hai em gái của tôi đều bị kết án bảy năm tù giam. Việc này là sai trái bởi vì họ vô tội và đáng lẽ được tự do,” cô Nguỵ Tái Quần nói tại buổi mít tinh ngày 1 tháng 3 trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Copenhagen, Đan Mạch.
Hai em gái của cô là cô Nguỵ Tái Huệ và cô Nguỵ Tái Tú đã bị bắt vào ngày 27 tháng 5 năm 2015 do cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Họ đều tu luyện môn tu luyện Trung Quốc cổ xưa này, một môn tu luyện theo nguyên lý Chân, Thiện, và Nhẫn, bị chế độ Cộng sản Trung Quốc bức hại tàn bạo kể từ năm 1999.
Hơn 20 cảnh sát đã đột nhập vào nhà cô Nguỵ Tái Huệ ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Họ lục lục soát khắp căn nhà, đồ đạc, và mang cô Tái Huệ, chồng cô là anh Trần Quang Trung (cũng là một học viên Pháp Luân Công), và em gái cô Nguỵ Tái Tú đi.
Ngày 9 tháng 2 năm 2017, gia đình của họ nghe nói rằng hai cô em gái đã bị kết án bảy năm tù giam trong khi anh Trần bị kết án ba năm. Yêu cầu khiếu nại của họ bị chihs quyền chặn lại. Một cảnh sát đe dọa“ “Nếu các vị định khiếu nại, án tù của các vị sẽ dài hơn.”
Mẹ anh Trần, đã ngoài 80 tuổi, bị bỏ mặc ở nhà với một đứa cháu gái 12 tuổi. Anh Trần hy vọng tìm được ai đó chăm sóc cho họ. Nhà chức trách đã vài lần từ chối yêu cầu tìm người chăm sóc của anh và còn đe doạ: “Nếu đứa trẻ không tự lo được cho bản thân, mà bà nó cũng không chăm nó được thì nó sẽ bị tống vào cô nhi viện.”
Các học viên Pháp Luân Công ở Đan Mạch kêu gọi ngừng đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc vào ngày 1 tháng 3 năm 2017.
Giam giữ và tra tấn
Ngày 27 tháng 5 năm 2015, cô Nguỵ Tái Tú được thả một ngày sau hôm bị bắt, nhưng hiện chưa biết tung tích cô Tái Huệ. Một đầu mối liên lạc ở đồn cảnh sát nói rằng cô ấy bị tra tấn trong khi thẩm vấn. Họ nói: “Người ta nghe tiếng cô la hét khắp cả đồn cảnh sát.” Cô Tái Tú trở lại đồn cảnh sát để tìm chị mình và không quay trở lại.
Vì không có tin tức về hai chị em nên gia đình rất lo lắng. Khi cô Nguỵ Tái Quần, người chị gái sống ở Đan Mạch, gọi tới đồn cảnh sát, nhà giam và các cơ quan chính quyền để hỏi thông tin, cô liên tục bị từ chối. “Họ từ chối nói với tôi bất kỳ điều gì, bảo rằng nó không phải nhiệm vụ của họ”, cô nhớ lại. “Thậm chí khi tôi gọi mẹ tôi, bà cũng nói rất ít về tình hình vì bà không biết gì nhiều và bà sợ người ta [ám chỉ nhà chức trách].”
Gia đình sau đó biết rằng cô Tái Tú đã từng bị giữ tại Trại giam huyện Bì, và cô Tái Huệ ở Trại giam huyện Song Lưu. Do sức khỏe kém, anh Trần Quang Trung bị gửi về nhà dưới hình thức giam tại gia, bị giám sát 24 giờ một ngày.
Nỗ lực cứu người thân của một gia đình
Trong một bức thư ngỏ tới Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, được đọc trong buổi mít tinh vào ngày 1 tháng 3 tại Copenhagen, cô Nguỵ Tái Quần và chồng là ông Jan Eckausen đã kêu gọi lập tức thả hai em gái và em rể của cô.
“Cả ba chúng tôi đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 2006”, cô Nguỵ cho biết. Chứng cường giáp của Tái Huệ đã biến mất và cô phục hồi được sức khoẻ. Cô trở nên cởi mở hơn và sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chồng cô đã khỏi nhiều bệnh mãn tính. Bệnh viêm khớp của cô Tái Tú cũng biến mất và những nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn đã giúp cô có thái độ tích cực hơn với cuộc sống.
“Kinh nghiệm của chúng tôi chính là minh chứng rằng Pháp Luân Công không chỉ mang lại lợi ích cho các học viên, mà cũng giúp cho xã hội nói chung. Việc này hoàn toàn khác với những tuyên truyền bôi nhọ [về Pháp Luân Công] mà Đảng cộng sản đã cố gắng truyền bá.”
Cô Tái Huệ và Tái Tú, những người em ở Trung Quốc, đã làm các tài liệu in để chống lại những tuyên truyền tiêu cực, bảo với mọi người chân tướng về Pháp Luân Công và về cuộc đàn áp ở Trung Quốc. “Và hiện giờ họ đã bị kết án tù bảy năm. Có cách nào để cứu họ đây?” Người chị ở Đan Mạch của họ tự hỏi.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/3/2/343745.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/3/3/162374.html
Đăng ngày 8-3-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.