Bài viết của Kim Miên, học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Đài Loan
[MINH HUỆ 15–12–2016] Mỗi lần tham gia Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm hàng năm tại Đài Loan, tôi lại gặp một số thách thức mà hóa ra lại những cơ hội để đề cao. Sư phụ viết trong “Lời chúc gửi Pháp hội Châu Âu [2016]” rằng:
“Pháp hội của chúng ta là tu luyện. Làm một người tu luyện, tu là tu bản thân mình. Áp lực đến từ bên ngoài [cộng đồng] đệ tử Đại Pháp là khảo nghiệm, là cơ hội tinh tấn ; mâu thuẫn và áp lực đến từ bên trong [cộng đồng] đệ tử Đại Pháp đồng dạng cũng là khảo nghiệm, là cơ hội tinh tấn. Trừ Sư phụ ra, mỗi từng cá nhân chư vị đều là người tu luyện. Làm tốt xấu [thế nào] đều là biểu hiện của trạng thái tu luyện, không ai đặc thù cả.”
Bắt xe buýt thuê tới Pháp hội
Một số xe buýt được thuê để đón các học viên từ khu vực của chúng tôi đến nơi tổ chức Pháp hội. Vào phút cuối cùng, tôi được bảo bắt một xe khác vì không đủ người để phân bổ giá vé cho chiếc xe đó. Lúc đó tôi không nghĩ gì nhiều. Trên đường tới điểm dừng thứ hai, tôi được chuyển trở lại chiếc xe buýt mà tôi được xếp lên [lúc đầu]. Tôi không thể dừng suy nghĩ: “Có rất nhiều người trên xe buýt này, các học viên hẳn là đã trả tiền vé rẻ hơn nhiều so với tôi.” Tôi nhận thấy chấp trước vào tiền và nghi tâm mạnh mẽ của mình, nên đã nhanh chóng phát chính niệm thanh trừ chúng. Sau đó, tôi nhận ra rằng các học viên trên xe buýt này đã phải trả nhiều hơn tôi, tôi cảm thấy rất hổ thẹn với bản thân.
Tham gia xếp chữ [chứng thực Pháp]
Trước khi diễn ra Pháp hội, tôi biết rằng mình sẽ tham gia hoạt động xếp chữ ngoài trời, vì vậy tôi đã chuẩn bị quần áo phòng thời tiết se lạnh. Nhưng thật ngạc nhiên, thời tiết rất ấm áp. Khi đang chờ để vào vị trí đã được chỉ định, tôi đẫm mồ hôi và có chút lo lắng. Tôi đi vào nhà tắm và cởi quần áo không cần thiết ra. Nhưng sau đó điều tồi tệ hơn là cánh tay của tôi phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tôi đã phải mặc lại quần áo. Lúc đó, lời giảng của Sư phụ hiện lên trong tâm trí tôi:
“Nếu sau khi có thể vứt bỏ cái tâm ấy rồi, thì những thứ vật chất kia tự bản thân nó không có tác dụng gì; còn điều thật sự can nhiễu đến người ta chính là cái tâm ấy.” (Chuyển Pháp Luân)
Đột nhiên tôi cảm thấy một làn gió mát. Tôi biết rằng là người tu luyện, tôi không nên sa vào cách nghĩ của người thường khi gặp phải những thử thách trên thân thể.
Khi đang tìm xe buýt của mình, tôi thấy nhiều du khách từ Trung Quốc. Tôi tới để nói với họ về cuộc bức hại. Họ có vẻ hoảng sợ khi nghe tôi nói “ Pháp Luân Công.” Tôi không biết phải làm gì ngoài việc nghĩ rằng chính quyền Trung Quốc đã đầu độc họ quá thâm sâu bằng những tuyên truyền vu khống về Pháp Luân Công. Những tuyên truyền đó đang tác động đến họ, ngay cả khi họ chứng kiến nhiều học viên như vậy đang tự do tổ chức các hoạt động khác nhau ở Đài Loan. Đó là một lí do tại sao chúng ta rất khó để cứu họ.
Trời bắt đầu mưa và tôi trú dưới một mái hiên cùng vài khách du lịch Trung Quốc khác. Tôi nói với họ về cuộc đàn áp, và một người phụ nữ giơ ngón tay cái lên [tỏ vẻ đồng tình]. Sau đó tôi bảo cô tầm quan trọng của việc thoái (Đảng Cộng sản Trung Quốc) ĐCSTQ. Cô sẵn sàng thoái Đoàn Thanh niên Cộng sản bằng bí danh mà tôi cho cô.
Sau đó một vài người đàn ông lại gần, muốn nghe những gì tôi đang nói, nhưng tôi lại nhận được cú điện thoại từ một học viên nói rằng mọi người trên xe đang chờ tôi. Tôi không muốn để các học viên đó phải chờ đợi, nhưng tôi đã cảm nhận được cảm giác cấp bách phải cứu những người Trung Quốc này.
Một người đàn ông hỏi tôi xem môn Pháp Luân Công mà tôi tập có giống môn Pháp Luân Công được tập ở Trung Quốc không. Tôi trả lời anh ấy rằng Pháp Luân Công được tập luyện trên khắp thế giới và họ nên tự hào rằng một môn tập tuyệt vời như vậy bắt nguồn từ Trung Quốc.
Tôi hỏi: “Bạn không thấy lạ khi một môn tập phổ biến như vậy lại bị cấm ở Trung Quốc sao?” Tôi biết Sư phụ đang giúp đỡ tôi, vì một học viên có mặt ngay lúc đó cùng các tài liệu để giải thích tầm quan trọng của việc thoái ĐCSTQ. Khi học viên đó kiên nhẫn giải thích cho họ về những gì đã xảy ra trong cuộc đàn áp, thì tôi trở về xe buýt của mình. Tôi thực sự mong rằng chuyến du lịch tới Đài Loan này có thể giúp họ minh bạch chân tướng và được cứu.
Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm
Sư phụ gửi lời chúc tới các học viên tham dự Pháp hội:
“Nhưng dù trong hoàn cảnh thế nào đi nữa, thì yêu cầu đối với người tu luyện là như nhau. Tu luyện là tu nhân tâm, tu chính mình; khi có vấn đề, khi có mâu thuẫn, khi có khó khăn và bị đối xử bất công bằng, thì vẫn có thể hướng nội tìm trong bản thân mình, thế mới là tu luyện thật sự, mới có thể đề cao không ngừng, mới có thể đi cho chính con đường tu luyện, mới có thể tiến về viên mãn!” (Lời chúc gửi Pháp hội Đài Loan [2016])
Tôi đã xúc động đến rơi nước mắt bởi lời chúc đó. Tôi cảm thấy hổ thẹn, cảm giác rằng mình đã không làm tốt những gì cần làm. Sư phụ truyền cho chúng ta công pháp này mà không cần bất kỳ hồi đáp nào. Ngài chỉ muốn chúng ta nắm bắt lấy cơ duyên vạn cổ này để thực tu bản thân và cứu người.
Tôi đã vô cùng xúc động khi nghe các học viên phát biểu trong Pháp hội. Khi nghe các học viên chia sẻ họ đã phải gian nan như thế nào để ghi nhớ Chuyển Pháp Luân, tôi nhận ra mình cần phải nỗ lực bản thân nghiêm túc hơn để làm được như vậy.
Tôi cũng nhận ra rằng khi ôm giữ những quan niệm người thường sẽ nguy hiểm như thế nào. Nó có thể khiến chúng ta từ bỏ tu luyện nếu không ta không nhận ra được. Một học viên giữ vai trò dẫn dắt trong một hạng mục giảng chân tướng. Sau đó anh bị chuyển khỏi vị trí đó và bổ nhiệm phụ trách chuẩn bị bữa ăn. Vị học viên đã không thể chấp nhận được sự thay đổi đó và nghĩ đến việc từ bỏ tu luyện. Sau đó, anh nhận ra rằng anh đã để những quan niệm người thường chi phối tư tưởng của mình và cựu thế lực đã dùi vào những kẽ hở đó. Khi tĩnh tâm lại và hướng nội, anh có thể loại bỏ can nhiễu và trở lại con đường ngay chính.
“Sao cô lại tốt quá vậy?”– Một câu chuyện tu luyện của tôi
Một ngày chồng tôi và tôi lái một xe tải chở hạt giống hàu tới bờ biển. Nhiều người thích đi câu cá ở khu vực đó và có nhiều xe ô-tô đỗ dọc bờ biển. Chồng tôi cố lái chiếc xe tải lớn qua con đường hẹp, nhưng không thể được. Khi anh ấy lùi [xe] lại, vỏ hàu làm xước một chiếc xe con sang trọng. Tôi lấy ra một cái bút và một mẩu giấy để để lại thông tin liên hệ của chúng tôi cho chủ xe. Chồng tôi chộp lấy bút và giấy rồi mắng tôi. Anh lo rằng chủ xe sẽ gạt tiền sửa chữa. Tôi vẫn để lại thông tin liên hệ khi anh không để ý. Anh đã giận dữ với tôi và lăng mạ Đại Pháp khi tôi bảo anh ấy điều tôi đã làm.
Sau khi chúng tôi xong xuôi việc đưa tất cả hạt giống trong nông trại và trở lại bờ biển, chiếc xe bị xước vẫn ở đó. Một người đàn ông trẻ tuổi lại gần chiếc xe và tôi có thể nhận ra anh ấy là chủ xe. Tôi giải thích với anh điều gì đã xảy ra và xin lỗi. Tôi xin nhận toàn bộ trách nhiệm. Anh nhìn tờ giấy mà tôi để lại cho anh và nghi ngờ nói: “Sao cô lại tốt quá vậy? Không có ai làm thế nữa?” Tôi bảo anh rằng những lời giảng của Pháp Luân Đại Pháp đã dạy tôi phải trung thực và cân nhắc đến người khác.
Một vài ngày sau, anh gọi điện cho tôi và chỉ yêu cầu tôi trả một phần nhỏ trong khoản tiền mà anh trả để sửa xe. Tôi đề nghị trả anh toàn bộ số tiền. Anh từ chối và nói: “Điều đó đủ để tôi thấy rằng chị rất chân thành. Tôi thường xuyên du lịch tới Trung Quốc. Nhờ chị mà bây giờ tôi đã có một cái nhìn khác về Pháp Luân Công. Sẽ tốt thôi nếu chị chỉ trả một phần chi phí.”
Điều quan trọng là chúng ta phải luôn chiểu theo các Pháp lý của Đại Pháp, như trong trường hợp này, một sinh mệnh đã được cứu vì những hành động của tôi phù hợp với Pháp.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/12/15/338961.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/12/29/160495.html
Đăng ngày 30-1-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.