Bài viết của một phóng viên Minh Huệ tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc

[MINH HUỆ 14-04-2016] Tính từ cuối tháng 5 năm 2015, đã có tổng cộng 3.408 người dân ở thành phố Toại Ninh, tỉnh Tứ Xuyên, ủng hộ những nỗ lực của các học viên Pháp Luân Công nhằm đưa Giang Trạch Dân – cựu lãnh đạo độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ra trước công lý.

Ngoài các đơn kiện của các học viên Pháp Luân Công cùng các thân nhân của họ, nhiều người dân Trung Quốc khác cũng đã ký tên thỉnh nguyện để ủng hộ làn sóng khởi kiện này, và còn liên hệ trực tiếp với Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc.

4e3ae31d2428b1d779194ab67dc8c598.jpg

Các chữ ký thỉnh nguyện gần đây ủng hộ việc khởi kiện Giang

Các học viên ở thành phố Toại Ninh đã sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau để truyền thông tin về làn sóng khỏi kiện Giang, bao gồm gặp mặt nói chuyện trực diện, gọi điện thoại, phát tờ rơi, treo các tấm áp phích và biểu ngữ.

Thái độ của người dân đã thay đổi từ bị sốc lúc ban đầu đến tôn trọng [các học viên], rồi đến việc quyết định ký tên thỉnh nguyện thể hiện sự ủng hộ của mình với làn sóng khởi kiện này.

Một người đàn ông cao niên sau khi ký tên thỉnh nguyện đã nói: “Giang là một kẻ độc tài tà ác và xấu xa, cũng là thủ phạm vi phạm nhân quyền [vô cùng nghiêm trọng]. Pháp Luân Công đã không những không bị quật ngã, mà chân tướng về của pháp môn và cuộc bức hại còn ngày càng được truyền rộng, và không ngừng phát triển. Tôi tự hào về các bạn!”

Một học sinh tiểu học cho biết em cũng muốn ký tên thỉnh nguyện vì bà ngoại của em đã bị bức hại nghiêm trọng. Sau đó em đã gọi cho mẹ của mình và bảo mẹ em cùng ký.

Chồng một học viên trước đây đã từng phản đối vợ của mình tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Ông lo sợ bà sẽ bị các cơ quan chức năng sách nhiễu lần nữa. Sau khi bà đệ đơn khởi kiện Giang, ông nói rằng ông đã hiểu lý do của việc khởi kiện này và bày tỏ sự ủng hộ của mình. Khi cảnh sát địa phương gọi điện thoại cho gia đình ông hỏi về vụ kiện, ông đã can đảm nói với họ rằng hãy chấm dứt sách nhiễu gia đình ông.

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác, đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài Giang.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/4/14/326606.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/4/19/156341.html

Đăng ngày 24-4-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share