Bài viết của Tịnh Vân, học viên ở Trung Quốc Đại Lục

[MINH HUỆ 07-02-2016] Khắp nơi ở Trung Quốc đều biết rằng các học viên Pháp Luân Công được yêu cầu sống chiểu theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Kết quả là chuẩn mực đạo đức của xã hội và cách mà mọi người đối xử với nhau đều nâng cao.

Hai câu chuyện sau đây là những ví dụ cho thiện tâm và sự tốt bụng của những học viên Pháp Luân Công.

Trả lại những món quà

Có một người phụ nữ bị khuyết tật ở chân sống ở xa nhà tôi, phía bên kia làng. Tôi hiếm khi gặp bà và chưa bao giờ nói chuyện với bà, nhưng một ngày nọ bà đã đến nhà tôi.

Bà hỏi mẹ tôi rằng liệu tôi có thể giúp bà xin giấy chứng nhận thương tật được không. Dĩ nhiên, tôi đã giúp bà điền vào đơn và sau khi lấy được giấy chứng nhận, bà đã quay lại và tặng mẹ tôi một giỏ trứng và vài đôi tất. Đây là những món quà để trả ơn tôi đã giúp bà.

Bà và chồng bán giầy và tất ở chợ để kiếm sống. Hoàn cảnh kinh kế của họ rất eo hẹp. Khi tôi trở về nhà và nhìn thấy những món quà đó, tôi đã nói với mẹ: “Chúng ta không thể nhận những món quà này, chúng ta phải trả lại họ.”

“Mẹ biết. Mẹ đáng lẽ không nên nhận quà của bà ấy” Mẹ tôi đáp lại. “Nhưng bà ấy dường như sắp khóc khi đứng chống ba toong ở đó. Mẹ cảm thấy mẹ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài nhận quà. Sẽ là bất lịch sự nếu từ chối họ.”

“Con phải làm gì bây giờ? Con không thể nhận quà này. Con phải trả lại cho họ” tôi nói. Mẹ tôi nghĩ một lát và nảy ra một cách: chị gái của người phụ nữ này sống ở cùng làng với chúng tôi, vì thế chúng tôi có thể đem những món quà này đến cho bà ấy.

Mẹ tôi tìm đến người chị gái và đưa những đôi tất cùng cùng chỗ trứng cho bà. Bà chị gái và chồng đều vô cùng ngạc nhiên và hỏi chúng tôi lý do. Mẹ tôi giải thích rằng là một học viên Pháp Luân Công, tôi làm theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Bà nói với họ rằng tôi không thể nhận những món quà của em gái họ chỉ bởi vì tôi đã giúp bà ấy lấy được giấy chứng nhận thương tật.

Họ đã vô cùng ấn tượng khi học viên Pháp Luân Công tốt bụng giúp đỡ một ai đó và không nhận lại bất cứ thứ gì. Vì vậy họ đã bắt đầu hứng thú tìm hiểu về Pháp Luân Công và tu luyện kể từ đó. Họ cũng thường đến học Pháp tập thể ở nhà tôi hàng tuần.

Một hôm, người em gái mà bán giầy ở chợ cần phải đi làm nhưng không thể tìm thấy ba toong ở đâu. Một đồng tu đã gợi ý rằng có thể Sư Phụ Lý (người đã sáng lập ra Pháp Luân Công) điểm hóa rằng bà ấy không còn cần dùng đến ba toong nữa. Bà cũng nghĩ như vậy. Giờ đây bà không phải dùng gậy nữa và có thể đi lại như một người khỏe mạnh bình thường. Cả hai chị em gái đều trực tiếp được trải nghiệm những điều kỳ diệu của Pháp Luân Công.

Tai nạn xe máy

Chồng, con gái và tôi thuê một căn hộ ở thành phố. Một hôm, tôi đạp xe đi đón con ở trường. Cháu học lớp một và ngồi ở ghế sau xe đạp. Tôi nhấc cháu ngồi vào ghế và nhìn đường, sau đó tôi bắt đầu đạp xe sang đường.

Khi sắp sang được nửa đường thì tôi nghe thấy một âm thanh lạ ở phía sau. Tôi quay lại và nhìn thấy một chiếc xe máy đang nằm trên đường. Một ai đó hỏi: “Con chị có bị thương không?”

Tôi giật mình và nhận ra rằng chúng tôi bị xe máy đâm. Tôi quay sang nhìn con mình, cháu cũng tu luyện Pháp Luân Công, và hỏi cháu có bị sao không. Cháu trả lời rằng cháu ổn. Người lái xe máy hét lên và mọi người bắt đầu xúm lại. Vì thế tôi nói to lên: “Con tôi ổn, cháu nó ổn.”

Tôi hỏi người lái xe máy có bị thương không, nhưng anh ta không trả lời. Tay và trán của anh dính một chút máu nhưng không có vẻ gì là nghiêm trọng lắm.

Tôi dắt xe vào vỉa hè. Người lái xe gọi với lại và bảo tôi đợi. Anh ta chạy lại và bảo tôi phải đền tiền để sửa xe. Anh nói rằng tôi đã chắn ngang đường và là lỗi của tôi.

“Tôi không có tiền để giúp anh” tôi nói. “Nếu anh cho tôi địa chỉ, tôi sẽ gửi đến ngay khi tôi có tiền.” Anh ta nói rằng đó là xe máy của sếp anh ta và phải sửa ngay để có thể trả lại cho sếp.

Tôi đưa cho anh chỗ tiền tôi có: 12 tệ. Anh ta chỉ vào chiếc xe bị hỏng và nói rằng anh cần hơn 20 tệ để sửa. Anh ta nói rằng sẽ đến nhà tôi và lấy nốt số tiền còn lại. Vừa mới xin được việc, tôi nói với anh ta rằng tôi sẽ trả anh số tiền còn lại trong thời gian tới nhưng không thể trả ngay bây giờ.

Tôi bắt đầu nhận ra rằng người đàn ông này có một cơ duyên tiền định được biết chân tướng về Pháp Luân Công, vì vậy tôi bắt đầu nói về vẻ đẹp của Đại Pháp và cuộc bức hại. Tôi kể rằng tôi đã bị Đảng Cộng Sản Trung Quốc bức hại vì đức tin của mình vào Pháp Luân Công. Tôi cũng nói rằng những người tu luyện như chúng tôi chỉ muốn trở thành người tốt, và rằng anh nên niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân – Thiện – Nhẫn hảo.” Anh ta rướn cổ và nhìn tôi. “Chị vừa nói gì?” anh ta hỏi. Vì thế tôi nhắc lại cho anh nghe.

Anh ta đã không nói một lời nào. Anh chỉ quay lại chỗ chiếc xe máy của sếp và phóng đi. Một người phụ nữ đã chứng kiến sự việc xảy ra nói: “Anh ta gặp may đấy vì chị tu luyện Pháp Luân Công”

Khi trở về nhà, con gái tôi nói rằng mắt cá chân của cháu bị vỡ. Cháu đã không nói với tôi lúc bị tai nạn, vì cháu hiểu rằng học viên Pháp Luân Công nên là những người tốt và không nên gây khó dễ cho người khác.

Tôi càng thấu hiểu rằng chúng tôi đã được Sư Phụ Lý che chở biết bao khi tai nạn xảy đến. Nếu không, chắc hẳn chúng tôi đã bị thương rất nặng hoặc trầm trọng hơn nữa. Đáng lẽ xe đạp của tôi đã bị hỏng nặng, vậy mà chúng tôi lại hoàn toàn không hề hấn gì.

Con gái tôi giờ đây đã học cấp ba. Tôi thường nhắc đến sự việc hôm đó để nhắc nhở cháu về sự từ bi vô hạn của Sư Phụ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/2/7/323455.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/2/23/155664.html

Đăng ngày 10-4-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share