Bài viết của Đông Mai, một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc Đại lục
[MINH HUỆ 07-03-2016] Có người hỏi tôi: “Chị có hạnh phúc không? Nhìn mà xem, chị không có gia đình cũng không có con cái. Ai sẽ chăm sóc cho chị khi về già? Chị không thấy cô đơn à?” Tôi chỉ mỉm cười khi nghe được những lời đó.
Tôi đã trả lời rằng mỗi người đều có định nghĩa khác nhau về hạnh phúc. Một số thì coi hạnh phúc là phải có nhà lầu, xe hơi, giàu sang phú quý, người khác thì lại cho rằng hạnh phúc là khi có con đàn cháu đống.
Nếu chúng ta đo lường bản thân mình bằng những tiêu chí đó, thì tôi cảm thấy không hạnh phúc. Tuy nhiên thực tế thì tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp. Tôi có được phúc lành vô biên khi được Sư phụ và Đại Pháp bảo hộ. Trong nội tâm, tôi luôn cảm thấy tĩnh tại và thanh thản.
Nhưng cũng phải qua nhiều năm tôi mới nhận ra ý nghĩa của việc trở thành một đệ tử Đại Pháp chân chính.
Chứng kiến một sự thay đổi nhân tâm
Tôi từng cảm thấy rất hài lòng với bản thân mình. Tôi thường nói với các học viên khác về việc tu luyện như thế nào và cách hướng nội ra sao. Tôi đã không nhận ra vấn đề của bản thân mình cho đến khi một học viên hay cùng tôi đi giảng chân tướng bắt đầu phàn nàn về tôi. Cô ấy nói rằng cô không muốn đi cùng với tôi nữa vì tôi [cứ tự coi mình] là trung tâm và không thể chấp nhận ý kiến hay lời chỉ trích của người khác.
Cô ấy nói rằng mỗi khi có ai đó chỉ trích tôi là tôi thường bị kích động ngay, và tôi đã gây ra những khổ nạn khó vượt qua cho cô ấy. Cô nói rằng trước khi cô ra ngoài để cùng tôi đi giảng chân tướng, cô ấy phải xem video giảng Pháp của Sư phụ tại Úc châu như một lời nhắc nhở để có thể giữ vững tâm tính của mình.
Một lần, chúng tôi đi phát tài liệu ở trạm xe buýt, chúng tôi gần như đã kết thúc chuyến đi trong tranh luận gay gắt vì có những quan điểm khác nhau. Tôi đã cố gắng hết sức kiểm soát cơn nóng giận của mình khi nghĩ rằng: “Đang ra ngoài cứu độ chúng sinh, làm sao mình có thể khó chịu cho được”
Sau sự kiện đó, tôi cảm thấy rằng mình tu được tốt hơn cô ấy. Tôi nghĩ rằng mình đã đúng và cô ấy đã sai và xem thường cô ấy. Tôi thậm chí còn nói xấu cô ấy với các học viên khác.
Nhưng trong tâm mình, tôi lại nghĩ rằng chính tôi đã giúp cô khi chỉ ra vấn đề cho cô. Khi cô ấy nói rằng cô ấy không muốn đi với tôi nữa, tôi còn cảm thấy vui mừng vì điều đó. Sau đó tôi đã nhận ra rằng đây là một biểu hiện cho tính tự phụ của tôi.
Trong suốt quãng thời gian đó, tôi đã chuyển đến ở với một học viên cao niên để [cùng làm hạng mục] giảng chân tướng qua điện thoại. Sau khi chuyển đến đó, dì ấy đã bắt đầu giúp tôi đề cao tâm tính của mình khi liên tục khiến tôi gặp những khổ nạn. Tất cả các khảo nghiệm, tôi đều không vượt qua được! Mỗi lần dì ấy thử thách tôi, tôi đều bùng lên ngay lập tức.
Mối quan hệ giữa tôi và người học viên cao niên ấy không được tốt cho đến khi tôi nhận ra rằng mình đã không tu luyện bản thân mình vững vàng. Tôi nhận ra rằng mình chỉ tu luyện một cách hời hợt trên bề mặt chứ chứ không thực sự hướng nội tìm [khi xảy ra vấn đề]. Kết quả là, chẳng hề có biến đổi cơ bản nào trong tôi cả.
Trước đây, trên bề mặt, tôi thường cố để chứng tỏ rằng mình là một học viên tinh tấn. Tôi luôn thể hiện ra ngoài giống như thể là tôi không hề có chấp trước vào sự giàu sang phú quý hay việc người khác nhìn tôi như thế nào. Tuy nhiên, tận trong sâu thẳm, tôi đã mắc tâm cầu danh trong nội bộ các học viên.
Qua thời gian tôi đã hình thành tâm xem thường các học viên khác. Tôi chỉ nhìn vào những thiếu sót của họ. Đây là một sự phản ánh của tự ngã và thiếu từ bi đối với người khác. Các tâm như tật đố, tranh đấu, an dật, sắc dục, hiển thị và văn hóa đảng vẫn còn mạnh mẽ trong tôi.
Cuối cùng tôi đã học được cách hướng nội, tôi trở nên chán nản với những gì mình thấy. Nhưng với sự khích lệ của các đồng tu, tôi đã bắt đầu học Pháp nhiều hơn và chiểu theo Pháp để quy chính bản thân mình. Mỗi ngày tôi đều học hai bài giảng trong Chuyển Pháp Luân để bình tâm lại. Nhưng không chỉ là qua những chuyển biến [trên bề mặt], tôi đã thực sự dùng các Pháp lý để chính lại mọi ý nghĩ và hành động của mình.
Giờ đây, mỗi khi thấy được một chấp trước nào đó, tôi đều bắt đầu quy chính bản thân mình ngay. Tôi không còn chịu [sự chi phối của] những quan niệm cũ, những chủng nghiệp lực tư tưởng hay những suy nghĩ tiêu cực mà mình đã từng có nữa. Tôi đã quyết định loại bỏ thực sự tâm vị kỷ và phối hợp làm tốt các việc với các học viên khác.
Tôi thực sự cảm thấy có lỗi với người học viên đã từng cùng tôi đi phát tài liệu. Cô ấy đã phải chịu đựng rất nhiều vì tôi. Nhưng giờ đây hàng tuần chúng tôi đã học Pháp cùng với nhau. Chúng tôi cũng chia sẻ với nhau việc làm thế nào để cứu độ thêm chúng sinh hơn nữa, và chúng tôi đã lại kết hợp với nhau để đi phát thêm nhiều tài liệu hơn.
Ngay sau khi tôi có ý nghĩ cứu độ chúng sinh, tôi cảm thấy rất hạnh phúc. Tôi cảm thấy rất may mắn khi được là một học viên Pháp Luân Đại Pháp. Tôi không thể tưởng tượng được rằng mình sẽ như thế nào nếu không được tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Bằng cách hòa tan trong Pháp, tôi đã thực sự thay đổi từ bên trong và giờ đây cảm thấy mình đã đề cao.
Trong quá trình tu bỏ tâm ích kỷ của mình, tôi không phàn nàn, oán giận hay tật đố gì hết, và đã vượt qua thành công ma tính của mình. Tôi quyết tâm học Pháp, tu luyện tinh tấn và muốn trở về nhà với Sư phụ sớm nhất có thể!
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/3/7/325049.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/3/19/155961.html
Đăng ngày 6-4-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.