[MINH HUỆ 4-2-2016] Các học viên Pháp Luân Công đã nhận được phúc báo theo nhiều cách khác nhau khi bước vào tu luyện và hành xử theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Dưới đây là hai câu chuyện như vậy.
Bí quyết thu lợi nhuận hàng năm
Tôi là một học viên ở nông thôn. Nguồn thu nhập chủ yếu của tôi là từ việc trồng hẹ.
Kể từ khi tu luyện Pháp Luân Công, tôi cố gắng hết sức chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn để tự hoàn thiện bản thân, không để lợi nhuận cám dỗ, không tranh giành với những người khác và không bao giờ nói dối, chỉ tập trung vào làm thật tốt công việc trồng trọt của mình.
Vào mùa thu hoạch, tôi bán hẹ mà không trộn lẫn những thứ khác vào và không gian lận về trọng lượng. Những việc làm đó của tôi đã chiếm được lòng tin của các thương lái và họ thường trả giá cao cho hẹ của tôi. Kết quả là, lợi nhuận hàng năm của tôi mỗi năm mỗi tăng.
Dần dần, những người nông dân trồng rau đã phát hiện ra rằng, cứ mỗi khi tôi bán hẹ thì giá cả trên thị trường lại tăng và sau khi tôi bán xong thì giá lại hạ xuống. Họ bắt đầu để ý xem tôi trồng hẹ thế nào, tưới nước bón phân ra làm sao và khi nào thì thu hoạch.
Một lần, một người làm thuê hỏi tôi: “Tại sao giá thị trường lại tăng khi bà bán và lại hạ xuống khi bà bán xong? Và chất lượng hẹ thì rất tốt, vậy bí quyết của bà là gì vậy?”
“Bí quyết ở chỗ tôi là người tu luyện Pháp Luân Công và nhận được phúc báo. Nếu anh chân thành niệm ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo’ thì anh cũng nhận được phúc báo như tôi vậy.”
Trả tiền túi cho hàng hóa bị mất
“Cô ngốc thật, mọi người đều cố kiếm nhiều tiền, nhưng cô lại bỏ tiền túi ra để bù vào các khoản thâm hụt. Sao không sửa lại sổ sách kế toán cho khớp? Sao không đi giải thích với ông chủ? Ồng ấy sẽ không bắt cô phải bỏ tiền túi ra đâu.”
Tôi là một nhân viên bán hàng. Những lời nói trên là của một người đồng nghiệp khi nhìn thấy tôi bỏ 200 tệ tiền túi ra để đền khi phát hiện thấy một số hàng hóa do tôi quản lý đã bị mất khi kiểm hàng vào cuối tháng. Đơn giản là tôi muốn chịu trách nhiệm cho những hàng hóa mà tôi quản lý.
Tôi sẽ không bao giờ làm như thế nếu không tu luyện Pháp Luân Công. Nhớ lại hồi còn bán hàng ở một cửa hàng. Một hôm, có một người phụ nữ trẻ bước vào cửa hàng và muốn mua một món đồ. Nhưng cuối cùng cô không mua được gì và khi ra về cô đã để quên ví trên quầy thu ngân của tôi. Trong ví có 1.600 tệ và tôi đã giấu ví của cô đi khi thấy không có ai phát hiện ra.
Tôi nghĩ: “Mình không ăn cắp, người phụ nữ này đã quá chắc lép khi mua hàng. Khi cô ta quay trở lại, mình sẽ không trả cho cô ta.” Một lúc sau, người phụ nữ kia quay lại và hỏi xem tôi có nhìn thấy cái ví cô ta bỏ quên không. Tôi nói không nhìn thấy và cô ấy đã buồn bã rời đi.
Bây giờ tôi tu luyện Pháp Luân Công, tôi biết làm sao để trở thành người tốt. Tôi cười và nói với người đồng nghiệp đã bảo tôi ngu ngốc: “Tôi tu luyện Pháp Luân Công, tôi không thể làm thế. Tôi phải chịu trách nhiệm về hàng hóa mà tôi quản lý. Sư phụ tôi dạy tôi dùng nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn để đối đãi với mọi việc trong cuộc sống để trở thành một người tốt hơn. Tôi phải biết suy nghĩ cho người khác trước.”
Khi người đồng nghiệp nghe được như vậy, cô ấy nói: “Thông qua những hành động của chị, tôi có thể thấy Pháp Luân Công tuyệt vời như thế nào. Ngày nay trên thế giới này, những người như chị hiếm lắm.”
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/2/4/323408.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/2/11/155525.html
Đăng ngày 21-3-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.