Bài viết của Pháp Đồng, một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 27-1-2016] Nhiều đồng tu đã từng bị các đồng tu khác làm tổn thương, đặc biệt là ở Trung Quốc, nơi mà môi trường tu luyện hết sức phức tạp. Một số đồng tu có thể đối diện với việc này một cách đúng đắn, nhưng cũng có những người không thể vượt qua được. Trong cuộc bức hại tàn khốc của Trung Cộng, một số đồng tu có thể thản nhiên vượt qua, nhưng khi đối diện với những tổn thương mà các bạn đồng tu gây ra thì họ lại không thể đột phá được, rồi xuất hiện trạng thái tiêu trầm và giải đãi mà không thể tự thoát ra được.

Cảm thấy tu luyện thật thù thắng mặc dù đang bị bức hại

Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp năm 2004 và bị bức hại lần đầu tiên năm 2008 khi diễn ra Thế vận hội Olympic Bắc Kinh. Tôi bị giam giữ trong Trại Lao động Cưỡng bức Bắc Kinh trong 20 ngày.

Bởi vì tôi liên tục hô to: “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân-Thiện-Nhẫn hảo!” và từ chối viết cam đoan rằng tôi sẽ ngừng tu luyện Pháp Luân Công, nên tôi đã bị bức thực dã man nhiều lần, bị cấm ngủ trong nhiều ngày, gần 40 tiếng không được đi vệ sinh và cuối cùng đành phải tiểu tiện ra quần.

Mặc dù bị bức hại như vậy, nhưng tôi vẫn không thấy tu luyện khó khăn chút nào, chỉ có cảm giác tu luyện thật vô cùng vĩ đại và thù thắng.

Ý chí tu luyện bị bào mòn

Sau lần bị bức hại đó, tôi chuyển đến một vùng có nhiều học viên, phần lớn họ là những phụ nữ lớn tuổi. Trong hoàn cảnh đó, vì tôi có học thức khá cao, có kinh tế khá giả, lại có các kỹ năng kỹ thuật, cho nên tôi đã chủ động đảm trách nhiều hạng mục Đại Pháp.

Kể từ đó tôi bắt đầu đối diện với những tổn thương do các đồng tu gây ra. Phần lớn các đồng tu nữ lớn tuổi phối hợp với tôi đều có hai thái độ, một mặt họ ỷ lại vào tôi, mặt khác họ tật đố với tôi.

Tôi đã có chấp trước rất mạnh mẽ vào danh và tình. Đằng sau các việc làm chứng thực Đại Pháp của tôi là các nhân tố bất thuần muốn chứng thực bản thân mình. Đối diện với trạng thái bị ỷ lại và bị tật đố, tôi đã không thể minh bạch được tình huống đó dựa trên Pháp lý. Do vậy ý chí tu luyện của tôi dần dần bị bào mòn và tôi không còn biết phải làm như thế nào nữa.

Được tạm tha vì sức khỏe yếu

Tình trạng đó kéo dài hơn một năm trước khi sơ hở của tôi bị cựu thế lực lợi dụng, và tôi lại bị bắt một lần nữa.

Chính niệm của tôi rõ ràng không mạnh bằng khi bị bắt lần thứ nhất. Mặc dù tôi liên tục phát chính niệm, ghi nhớ Pháp, và giảng chân tướng về Đại Pháp cho những người ở trong trại tạm giam, nhưng tôi vẫn thấy tu luyện thật là khó quá, nhất là khi đó tôi đang tuyệt thực, không ăn không uống gì cả.

Nếu như tuyệt thực phản bức hại mà không có chính niệm cường đại gia trì thì vô cùng nguy hiểm, có thể gây nên tổn hại to lớn cho nhục thân, nghiêm trọng hơn còn có thể bị mất đi nhục thân. Có một đồng tu bị bắt giữ phi pháp cùng thời điểm với tôi, khi đó cô ấy đã tuyệt thực khoảng 50 ngày, cuối cùng nội tạng và khí huyết đều suy kiệt, và cô ấy đã ra đi ở tuổi 38.

Tôi bị bức hại nghiêm trọng đến mức cơ thể có hiện tượng trướng nước, tựa như người mang thai 9 tháng sắp sinh. Họ sợ tôi cũng chết ở trong trại giam nên bảo tôi tìm người bảo lãnh cho tôi ra.

Các khổ nạn

Tôi được biết rằng những kẻ tà ác chuẩn bị phán quyết tôi rất nặng, vì vậy tôi đã rời khỏi địa phương và bắt đầu sống lưu lạc, mặc dù bụng của tôi bị trướng to như thể tôi đang mang thai bảy tháng.

Giữa các đồng tu lưu truyền lời nói rằng những người bị bắt là những người đã tu luyện không tốt, và đã không hành xử dựa trên Pháp. Sau khi tôi rời khỏi trại tạm giam, trong suốt hai năm tôi đã bị các đồng tu suy nghĩ tiêu cực về mình.

Tôi liên lạc với một đồng tu, anh ấy đã cho tôi ở tạm nhà anh ấy. Ngày thứ hai sau khi tôi đến, anh ấy nhận được một cuộc gọi từ cảnh sát. Mặc dù cuộc điện thoại đó không có gì liên quan đến tôi, nhưng cũng khiến anh ấy sợ hãi. Tôi không còn cách nào khác là phải khẩn trương thu xếp hành lý và rời đi.

Tôi tìm đến sự giúp đỡ của một cặp vợ chồng đắc Pháp từ trước tháng 7 năm 1999, nhưng những năm gần đây do mải lo kiếm sống nên họ đã thoát ly khỏi tu luyện. Họ vẫn biết rằng Đại Pháp là tốt và cần phải trân trọng đồng tu. Họ nhiệt tình giữ tôi lại và nói rằng tôi có thể ở lại bao lâu cũng được. Trong thời gian ở cùng họ, tôi được biết rằng em trai của người vợ đã từng đắc Pháp nhưng cũng đã ngừng tu luyện. Tôi đã giúp anh ấy trở lại tu luyện. Tôi cũng giúp con gái của họ bước vào tu luyện.

Ngay khi tôi phục hồi, tôi liền chuyển đến một thị trấn nhỏ, nơi có khá nhiều học viên Pháp Luân Đại Pháp. Trước khi đến đó, tôi đã liên lạc với người điều phối thông qua trang Minh Huệ. Ông ấy đã tìm giúp tôi một căn hộ. Chúng tôi dự định là tôi sẽ làm tài liệu giảng chân tướng ngay khi tôi đến đó.

Trải nghiệm buồn

Khổ nạn của tôi mới chỉ bắt đầu. Tôi cảm thấy giống như Sư phụ giảng:

“Quan quan đô đắc sấm
Xứ xứ đô thị ma” (Khổ kỳ tâm chí, Hồng Ngâm)

Dịch nghĩa:

“Cửa nào cũng phải qua
Chỗ nào cũng là ma.”

Sau rất nhiều cố gắng, cuối cùng tôi đã chuyển đến thị trấn nhỏ này và gặp được người điều phối chính ở đó. Ông ấy đã gần 60 tuổi và trông rất vững vàng. Tôi nghe nói ông ấy đã bị kết án phải ở trong tù và trong trại lao động cưỡng bức vài lần, nhưng ông ấy đều vượt qua được nhờ chính niệm. Tôi rất tôn trọng ông ấy.

Vậy mà tôi không ngờ rằng chỉ sau có một tháng biết nhau, ông ấy đã bắt đầu tán tỉnh tôi. Tôi đã khéo léo nhắc nhở ông ấy tu luyện cho tốt, không được phạm vào nam nữ sắc giới. Nhưng ông ấy lại nói rằng: “Tôi nghĩ rằng tôi hợp với cô.”

Lúc đó tôi đã thực sự tức giận, tủi thân, khó chịu và đau lòng. Tôi không thể tìm được một nơi nào khác để tránh mặt ông ấy. Tôi nhờ các đồng tu nữ lớn tuổi giúp đỡ, nhưng họ đều từ chối.

Kể từ khi tôi bắt đầu tu luyện đến nay, đó là khoảng thời gian khó khăn nhất của tôi. Tôi bị kẹt vào bước đường cùng và không có lối thoát. Tôi đi lang thang cả ngày ở thị trấn xa lạ, vừa đi vừa khóc, và trong tâm tôi hỏi Sư phụ: “Sư phụ, con nên làm thế nào đây?” Trước kia khi bị bức thực đến gần chết tôi cũng chưa bao giờ khóc, vậy mà giờ đây tôi đã khóc vì những gì các đồng tu đã làm đối với tôi.

Phải mất tới 3 năm tôi mới hết khóc mỗi khi nhớ lại trải nghiệm đáng buồn này.

Dĩ Pháp vi Sư

Đó là một bài học, và tôi đã cố gắng tìm xem những người tu luyện chúng ta nên đối đãi với những tổn thương do các đồng tu khác gây ra như thế nào. Tôi hy vọng có thể đưa ra một [giải pháp] tham khảo cho những đồng tu đã từng trải qua các tình huống tương tự, đặc biệt là những người bị rơi vào trạng thái tiêu trầm. Tôi hy vọng họ có thể đột phá trạng thái đó, tìm lại được sự nhiệt tình trong tu luyện như thủa ban đầu, toàn tâm toàn ý làm tốt ba việc và cuối cùng hoàn thành thệ ước của mình.

Tôi cảm thấy cần phải nghiêm túc nhận thức thực chất của chủng quan hệ giữa các đồng tu dựa trên Pháp. Theo thể ngộ của tôi, chúng ta có quan hệ hợp tác khá là mật thiết bởi vì chúng ta là những người tu luyện. Tuy nhiên, nhiều người mà chúng ta gọi là bạn đồng tu lại không thực tu, không chân tu.

Người điều phối kia không chiểu theo Pháp, bị vướng mắc vào những mối quan hệ mập mờ, đã bị bắt cùng với người bạn nữ gần đây nhất của ông ấy, cả hai đều bị kết án 5 năm tù. Không chỉ có vậy, một số điểm sản xuất tư liệu ở đó đã bị lục soát và hơn 10 đồng tu cũng bị bắt.

Những người như vị điều phối kia đã đóng một vai trò còn tệ hại hơn những người trực tiếp tham gia vào cuộc bức hại. Cách duy nhất để đối phó với họ là tránh xa họ ra, như thế họ sẽ không còn có thể tiếp tục gây tác dụng phá hoại nữa.

Tất nhiên chúng ta cần phải hướng nội. Không phải ngẫu nhiên mà tôi gặp phải người như thế. Trước khi tu luyện tôi đã tạo nghiệp rất lớn tại phương diện quan hệ nam nữ, tôi đã luôn hối hận đối với những việc đã trải qua đó. Sau khi phát sinh sự việc kia, tôi sinh ra tâm oán hận rất lớn đối với người điều phối, và phải mất rất nhiều công sức tôi mới tu bỏ được cái tâm đó đi.

Có bao nhiêu đồng tu xung quanh chúng ta đã bị rớt lại đằng sau trong hơn 10 năm tu luyện của thời kỳ Chính Pháp. Chúng ta nhất định phải tu luyện chiểu theo Pháp, không nên nhìn vào sự tu luyện của các đồng tu.

Tu luyện cho chính mình, không phải cho người khác

Gần đây tôi có biết một vị đồng tu đã ngoài 70 tuổi. Bác ấy đắc Pháp từ năm 1995. Trước đây bác ấy rất tinh tấn, tuy nhiên hai năm gần đây bác ấy bị mắc ở quan nghiệp bệnh mà không thoát ra được. Sau khi tôi và bác ấy chia sẻ một cách sâu sắc, tôi nhận thấy bác ấy đã không thể theo kịp việc học Pháp và không thể tu luyện chiểu theo Pháp.

Bác ấy nói: “Nhìn những đồng tu lâu năm mà xem, nhiều người đã phải vào bệnh viện, còn có một số người đã qua đời nữa.”

Tôi trả lời: “Bác à, chúng ta tu luyện, là tu luyện chính mình, chúng ta không nên nhìn vào những người khác. Nếu tất cả mọi người trên thế giới này không tu luyện nữa, chúng ta vẫn phải tiếp tục tu. Thậm chí nếu tất cả mọi người trên thế giới này đều qua đời, chúng ta vẫn không được ngừng tu luyện. Chúng ta cần phải có quyết tâm như vậy.”

Tu luyện trong thời kỳ Chính Pháp có các tiêu chuẩn cao

Tôi tin rằng các đồng tu ở Đại lục đều hiểu rõ về vấn đề mâu thuẫn nội bộ giữa các đồng tu. Do có quá nhiều nhân tâm và các quan niệm người thường, trong nhiều tình huống sự phối hợp giữa các đồng tu đã không còn được thuần tịnh nữa.

Bản thân tôi hai năm trước đây cũng vậy, tôi đã quá coi trọng mối quan hệ của tôi với các đồng tu. Trên bề mặt, đó là để phối hợp tốt với các đồng tu và làm tốt các hạng mục Đại Pháp, nhưng thực tế xuất phát điểm của tôi lại không thuần tịnh như vậy, tôi có tâm hữu cầu. Khi có tâm hữu cầu thì rất dễ bị tổn thương. Trong tình huống như vậy, chúng ta không còn cách nào khác là phải hướng nội tìm vô điều kiện và phải quy chính bản thân mình.

Một lý do phổ biến mà nhiều đệ tử Đại Pháp bị chấp trước vào các đồng tu khác, đó là họ đã coi các loại hoạt động cùng với các đồng tu như là trọng tâm tu luyện của họ.

Trong vùng của tôi, những người hàng ngày hoặc hầu như cả tuần đi ra ngoài giảng chân tướng đều được coi là tinh tấn. Tuy nhiên, theo thể ngộ của tôi, học Pháp tập thể tốt hay đi ra ngoài giảng chân tướng tốt, rốt cuộc đó mới chỉ là hình thức bên ngoài. Tu luyện trong thời kỳ Chính Pháp có các tiêu chuẩn cao như vậy, nó không thể được đo lường bằng các hình thức bên ngoài.

Sư phụ giảng:

“Tâm tính cao đến đâu, công cao đến đó.” (Chuyển Pháp Luân)

Theo thể ngộ của tôi, điều chủ yếu là tâm thái của chúng ta như thế nào khi làm các việc đó.

Khi đối diện với những tình huống như thế, tôi cho rằng trước hết chúng ta phải tự hỏi bản thân mình rằng tại sao chúng ta tu luyện, và tìm cho ra các chấp trước căn bản của chúng ta. Chỉ có tuyệt đối tín Sư tín Pháp thì chúng ta mới có thể đặt mối quan hệ của chúng ta với các đồng tu ở vị trí thích hợp. Và cái gọi là “tổn thương” sẽ được giải quyết một cách dễ dàng.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/1/2/321686.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/1/27/154965.html

Đăng ngày 23-02-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share