Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp

[MINH HUỆ 19-1-2016] Tôi từng chỉ chú trọng vào việc nhận thức Pháp lý, mà không thực hành những thể ngộ của mình trong thực tiễn. Ngay khi nhận ra chấp trước của mình, tôi sẽ dừng lại ở đó và không cố gắng tống khứ chúng.

Sau khi tôi nhận ra mình có vấn đề này, trong suy nghĩ, tôi bắt đầu nhắm vào từng chấp trước một, tu luyện bản thân vững chắc, và cố gắng hết sức để đáp ứng yêu cầu của Đại Pháp đối với mỗi tư, mỗi niệm, mỗi hành của bản thân.

Sau khi chính lại từng lời nói và việc làm, tôi có thể cảm thấy mình đã đáp ứng được yêu cầu của Pháp tại một tầng thứ nhất định. Tôi có thể thực sự cảm nhận rằng mình đang đột phá khi cố gắng đạt đến tiêu chuẩn của Pháp.

Chẳng hạn, tôi từng hiển thị thể ngộ của mình về Pháp với các đồng tu, đặc biệt là với những người mà tôi mới gặp. Tôi sợ bị coi thường. Sau khi chú ý tu bản thân, tôi có thể lắng nghe các đồng tu và chân thành suy xét bản thân để xem mình thiếu sót ở đâu. Tôi đã tống khứ được tâm hiển thị, vì tôi nhận ra rằng các Pháp lý là tiêu chuẩn duy nhất của chúng ta.

Tín tâm của tôi đối với Sư phụ và sự tu luyện đến từ thể ngộ của tôi về Pháp, không phải từ bất kỳ điều gì mà tôi nhìn thấy được qua thiên mục hoặc trong giấc mơ. Tôi đã có thể thực chứng các Pháp lý tại các tầng thứ khác nhau và cảm thấy mình đề cao nhờ tu luyện vững vàng.

Tôi nhận thấy rằng tín tâm của một số đồng tu bị suy yếu. Tôi tự hỏi liệu đó có phải là vì họ đã không cố gắng thay đổi sau khi tìm ra chấp trước của mình chăng. Nhận ra chấp trước mới chỉ là bước đầu tiên – chúng ta vẫn phải tìm kiếm nguồn gốc của chấp trước đó, từng lớp từng lớp. Đó là một quá trình tu luyện vững vàng nếu chúng ta thực sự mong muốn đạt đến các tầng thứ cao.

Tôi biết mình phải ức chế và loại bỏ các chấp trước sau khi nhận ra chúng. Đôi khi tống khứ một chấp trước có thể mất nhiều năm ma luyện liên tục, cho đến một ngày tôi cuối cùng đã ngộ được ý nghĩa đằng sau đoạn Pháp liên quan đến chấp trước đó. Khi tôi nhận ra mình đã vượt qua một bước, bỗng nhiên tôi ngộ ra tại sao mình gặp những khổ nạn đó và tầng thứ tu luyện mà tôi đã đạt đến. Tôi biết Sư phụ luôn chăm sóc tôi, nhưng tôi thật sự phải vững vàng tu luyện và bước đi con đường của mình để đạt đến tầng thứ đó. Khi cá nhân tôi trải nghiệm được nội hàm của Pháp trong các bài giảng của Sư phụ và cuối cùng đã ngộ ra đồng hóa với Pháp nghĩa là gì, không lời nào có thể diễn tả được lòng biết ơn sâu nặng và tín tâm sâu sắc vào Sư phụ.

Cứu độ chúng sinh là mục tiêu hàng đầu của chúng ta. Trong quá trình cứu người, chúng ta liên tục tu thân và đề cao tầng thứ. Chúng ta sẽ ngộ ra được một tầng nghĩa của Pháp khi chúng ta đáp ứng được tiêu chuẩn của tầng đó. Học Pháp và thực tu là không tách rời. Hiệu quả của sự việc thực tu phản ánh qua việc học Pháp của chúng ta. Hiểu được điều này có thể thúc đẩy sự đề cao của chúng ta.

Không nhận ra điều này, một số đồng tu vẫn loanh quanh ở vạch xuất phát và không chủ động tống khứ các chấp trước của họ. Đôi khi họ bị động tâm bởi những gì người khác nói và đột nhiên nhìn thấy chấp trước của mình. Sau khi đăng bài chia sẻ về vấn đề này, tâm hiển thị có thể nổi lên trên bề mặt và sau đó họ phải xử lý những chấp trước đó.

Chúng ta đang phí phạm thời gian và sự tiến bộ của chúng ta thì chậm chạp, như thể là chúng ta đang dậm chân tại chỗ. Thời gian là hữu hạn và chúng ta phải nhanh chóng đề cao lên. Chúng ta phải nhận ra rằng phát hiện ra chấp trước và viết bài chia sẻ về chúng không phải là tiêu chí việc tinh tấn thực tu.

Vẫn còn tồn tại một khoảng cách giữa hành xử của chúng ta và yêu cầu của Pháp. Một số học viên cảm thấy tốt bất cứ khi nào họ đạt được một thể ngộ nhất định, nhưng họ không thực hiện bằng hành động của mình. Điều này gây ra nhiều vấn đề, bao gồm bị tụt lại, suy giảm tín tâm vào Sư phụ…v.v.

Theo kinh nghiệm của tôi, chìa khóa để tống khứ chấp trước là hành xử của chúng ta phải đạt chuẩn. Nhận ra chấp trước mới chỉ là khởi đầu. Chính hành chiểu theo Pháp là mục tiêu của chúng ta.

Tu luyện chỉ là hình thức nếu chúng ta không áp dụng những gì đã học từ Pháp vào thực tế. Tu luyện vững vàng là quá trình nhận diện chấp trước và quyết tâm cải biến bản thân.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/1/19/-322413.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2016/1/25/154940.html

Đăng ngày 26-2-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share