Bài viết của một học viên ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc
[MINH HUỆ 19-11-2015] Tôi và nhiều đồng tu thường đi tới các vùng nông thôn để phân phát tài liệu giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp, nhưng chúng tôi đã không làm việc đó trong một khoảng thời gian vì bị can nhiễu và không [thực sự] hướng nội. Khi chúng tôi nhận ra mình không nên thụ động như vậy, chúng tôi đã làm việc khá muộn để hoàn thành những tờ lịch giảng chân tướng để bàn cho chuyến đi đến vùng nông thôn.
Sau khi mọi người ra về, một đồng tu xuất hiện và nói với tôi rằng một học viên ở ngoài thành phố cần gấp một số lịch giảng chân tướng để bàn. Tôi nói rằng mình có một số [lịch], nhưng chúng được dành cho chuyến đi của chúng tôi tới vùng nông thôn. Tuy nhiên, anh ấy cứ nài nỉ nên tôi đã đưa chúng cho anh.
Các học viên không tranh biện
Tôi đã dậy rất sớm để làm thêm các lịch để bàn vì tôi không muốn bị nói rằng mình đã huỷ mất kế hoạch của cả nhóm. Khi một số đồng tu biết về việc đó, một người trong số họ đã trách mắng tôi và nói rằng tôi làm không đúng.
Tôi đã đưa lịch cho đồng tu vì chúng sẽ được phân phát ở nơi mà cuộc đàn áp [đang diễn ra rất] tàn bạo. Tôi không nghĩ làm như vậy là sai, nhất là khi tôi đã làm đủ lịch cho chuyến đi của nhóm mình. Nhưng, tôi vẫn tiếp tục bị đồng tu chỉ trích.
Sau đó tôi nhớ lại một bài thơ từ Pháp của Sư phụ:
Như ngộ cường biện vật tranh ngôn
Hướng nội trảo nhân thị tu luyện
(Thiểu biện, Hồng Ngâm III)
Tạm dịch:
Thiểu biện
Gặp thời xảo biện hãy lặng im
Tu luyện ắt phải hướng nội tìm
Tôi đột nhiên nhận ra rằng sau lời giải thích dường như bình tĩnh của mình, tôi vẫn muốn tranh biện, mặc dù thật khó để phát hiện ra chúng. Ngay sau khi nhận ra điều này, tôi không còn nhìn vào việc ai đúng ai sai nữa, mà bắt đầu xem lại quá trình hình thành tư tưởng của mình như thế nào thông qua sự việc và nhìn ra được rất nhiều chấp trước.
Mỗi ý niệm đều phải dựa trên Pháp
Khi tôi đưa các tờ lịch cho đồng tu vào đêm hôm trước, một cảnh tượng về một vấn đề tương tự trong quá khứ đã nảy lên trong tâm trí tôi. Tôi đã từ chối lắng nghe các bạn đồng tu [chia sẻ] và nghĩ rằng chỉ có mình là chiểu theo Pháp. Thực sự khi đào sâu hơn, tôi có tâm tranh đấu.
Sau đó, tôi tìm thấy một chấp trước mạnh mẽ khác. Tôi luôn nghĩ rằng mình chiểu theo Pháp và có khuynh hướng tự cho rằng mình đúng. Tôi thường nhìn thấy những thiếu sót của người khác và tin rằng chỉ có mình là chiểu theo Pháp. Dù chia sẻ kinh nghiệm và trích dẫn Pháp của Sư phụ nhiều bao nhiêu thì mục đích duy nhất của tôi là chứng minh rằng mình đúng.
Tôi đã không nhận ra điều đó cho đến khi tôi bắt đầu có một vài thể ngộ mới về việc thực sự “chiểu theo Pháp” là gì. Theo thể ngộ của tôi, không chỉ các tư tưởng của chúng ta cần phù hợp với Pháp của Sư phụ, mà quá trình hình thành và phát triển các tư tưởng ấy cũng là một phần trong nó. Tóm lại, từng ý niệm của chúng ta đều phải chiểu theo Pháp.
Những quan niệm và tiêu chuẩn biến dị của người thường
Một đoạn Pháp khác hiện lên trong đầu tôi:
“Trong quá khứ có một số khí công sư giả giảng: ‘Mùng một, mười lăm [âm lịch] thì có thể sát sinh’. Có người còn giảng: ‘Có thể giết những [con vật] hai chân’, cứ như thể loài hai chân không phải là sinh linh vậy. Sát sinh vào mùng một, mười lăm mà không tính là sát sinh, thì phải chăng là đào đất?” (Chuyển Pháp Luân)
Đoạn Pháp trên đã giúp tôi nhìn ra những điều biến dị ẩn sâu của mình.
Tôi thường đặt ra các tiêu chuẩn dựa trên quan niệm người thường thay vì hoàn toàn chiểu theo Pháp của Sư phụ. Ví dụ, khi tranh luận với các đồng tu, tôi luôn muốn giải thích thay vì lắng nghe ý kiến của người khác. Tôi không thể nghiêm khắc ước chế bản thân chiểu theo Pháp và hướng nội tìm, nhưng lại bao biện cho những thiếu sót của mình bằng các tiêu chuẩn biến dị được hình thành từ các lối tư duy và quan niệm người thường. Tôi đã lệch khỏi tiêu chuẩn của Pháp một cách không tự biết.
Tôi chợt hiểu ra nguyên nhân tại sao cựu vũ trụ cuối cùng đi đến “diệt” – bởi vì những sinh mệnh đó đang dần lệch khỏi các tiêu chuẩn của Pháp một cách không tự biết và thậm chí còn quay sang phản đối Pháp.
Trạng thái tâm lý và hành vi này biểu hiện rất mạnh mẽ ở cựu thế lực, vốn là những sinh mệnh đã cải biến phần lớn các an bài từ tiền sử của Sư phụ, đồng thời cưỡng ép các an bài và tiêu chuẩn của chúng lên Chính Pháp của Sư phụ cũng như dùng các tiêu chuẩn biến dạng của chính chúng để đo lường Chính Pháp và các đệ tử Đại Pháp.
Lối tư duy này của tôi chẳng đúng là lối tư duy biến dị của sinh mệnh cựu thế lực sao? Cứ theo lối tư duy ấy mà đi tiếp thì hỏi sẽ đi đến đâu?
Có lẽ nhiều học viên cũng đã chia sẻ vấn đề này. Chúng ta phải chú ý đến việc đó và bảo trì sự thuần khiết của tu luyện, cuối cùng đạt các tiêu chuẩn của Pháp và đồng hoá với Pháp.
Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2015/11/19/-319363.html
Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2015/12/18/154136.html
Đăng ngày 03-01-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.