Bài viết của Minh Tâm

[MINH HUỆ 18-11-2015] Người Trung Quốc cổ đại nói rằng tình và dục vọng có thể ảnh hưởng đến cuộc sống và dễ tác động đến hành xử của một người. Nếu một người tu luyện không thể buông bỏ được những chấp trước này, người đó sẽ loanh quanh ở tầng thứ của người thường và sẽ không thể đề cao lên trên [một cách] chân chính.

Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp cho phép chúng ta đạt tới tầng thứ rất cao trong tu luyện. Làm sao chúng ta vẫn có thể chấp trước vào những thứ đó? Thậm chí những phương pháp tu luyện thấp hơn [cũng] đòi hỏi các học viên của họ buông bỏ tình và dục vọng của mình ngay từ giai đoạn đầu của tu luyện.

Lấy ví dụ, một số học viên chấp trước vào luân hồi và đặt tâm vào việc họ trong tiền kiếp từng là một nhân vật có vị thế hay [có] địa vị vương giả.

Một số học viên cảm thấy họ đang thiếu thứ gì đó trong cuộc sống và nghĩ về việc thỏa mãn ham muốn của họ như thế nào. Nếu họ không giàu có, không có địa vị hay không được công nhận trong đời này, họ sẽ tìm kiếm chúng trong cuộc sống tiền kiếp. Họ sử dụng những tín tức về tiền kiếp để thỏa mãn chấp trước của mình, hơn là tìm ra chúng và nỗ lực hết sức để tống khứ chúng.

Một số học viên đã thổi phồng tự ngã [của mình] vì họ kiếm được tiền, đạt được danh tiếng hay có một cuộc sống thoải mái. Tất cả những điều này xuất phát từ việc họ vô tình coi bản thân mình như người thường. Khi đó sao họ có thể tin rằng mọi thứ [đều] vì Pháp mà đến?

Không ai xuất sắc hơn một đệ tử Đại Pháp. Khi chúng ta bắt đầu tu luyện, Sư phụ đã xóa tên chúng ta khỏi địa ngục. Sư phụ đã gánh chịu nghiệp lực mà chúng ta đã tích từ tiền kiếp và cho chúng ta cơ hội dựng lập uy đức.

Vậy thì chúng ta làm sao [có thể] đo lường ý nghĩa nhân sinh theo tiêu chuẩn của người thường? Hành động của chúng ta cần xứng với [tư cách] một đệ tử Đại Pháp.

Sư phụ đã giảng rằng thậm chí Thần ở tầng rất cao [cũng] ghen tị với chúng ta. Chúng ta có thực sự tin những lời Sư phụ giảng không? Chúng ta có hiểu tại sao những vị Thần đó ghen tị với chúng ta không? Nếu không thực sự tín Pháp Sư phụ [giảng], chúng ta sẽ không thể đề cao trong tu luyện, hay hoàn thành sứ mệnh cứu độ chúng sinh khó khăn.

Một số học viên tin rằng chúng ta phải có được sự tôn trọng của người thường bằng cách có một sự nghiệp thành công và giàu có. Tôi tin rằng điều này có thể là sự phản ánh của việc không tín Pháp. Nếu trở nên giàu có là cách duy nhất để có được sự tôn trọng của mọi người, [vậy] tại sao Sư phụ không chuyển sinh thành một vị vua hay một tỷ phú nổi tiếng trong đời này.

Ý thức đạo đức và phẩm hạnh của một người là báu vật, phúc lành và nguồn gốc chân chính lòng tự trọng của người đó. Khi tu luyện trong Đại Pháp, đệ tử Đại Pháp được ban cho cảnh giới tâm tính và uy đức ở tầng thứ cao. Chừng nào chúng ta chiểu theo những lời Sư phụ giảng, chúng ta có thể triển hiện [được] năng lực thuần chính và thù thắng nhất để cứu người.

Đối với địa vị xã hội của chúng ta trong đời này, Sư phụ giảng rằng chúng ta đã từ bỏ phú quý và danh lợi để trở thành đệ tử Đại Pháp [ngày hôm nay] và giúp Sư phụ cứu người.

Nếu chúng ta giàu có hay nổi tiếng, chúng ta có thể chịu nhận nhiều nghiệp lực và khó buông bỏ của cải để bước vào con đường tu luyện.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta đi sang cực đoan và làm những nghề thấp kém nhất hay không phát triển sự nghiệp của mình.

An bài của Đại Pháp là viên dung. Nếu chúng ta tập trung vào tu luyện vững chắc, chúng ta sẽ được những gì đáng được, không hơn không kém – vừa đủ để cứu người. Bất cứ chấp trước nào chúng ta không buông bỏ được có thể gây thêm khổ nạn và khó khăn trong tu luyện.

Trên đây là thể ngộ ở tầng thứ tu luyện hiện tại của cá nhân tôi. Xin vui lòng chỉ ra bất cứ điều gì không phù hợp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/11/18/319298.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/12/12/154053.html

Đăng ngày 30-12-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share