Bài viết của đệ tử Đại Pháp Trung Quốc
[MINH HUỆ 6-10-2007] Các đệ tử trong nhóm học Pháp của chúng tôi đều là những công dân cao tuổi đã nghỉ hưu. Sau khi thành lập nhóm học Pháp vào tháng Sáu năm 2006, chúng tôi bắt đầu cùng nhau học thuộc lòng Pháp. Chúng tôi tinh tấn rất nhanh trong tu luyện vì “So sánh trong Học tập, so sánh trong Tu luyện” (trích từ “Tu luyện vững vàng”, trong Hồng Ngâm)
Khi bắt đầu học thuộc lòng Pháp, tôi thấy rất khó khăn. Tôi có một gia đình lớn. Tôi phải chăm sóc các thành viên cao tuổi trong gia đình và giúp đỡ con cái mình chuẩn bị đám cưới. Quan trọng nhất, tôi phải làm “ba việc” đều đặn mỗi ngày. Trước khi bình tâm được, tôi phải mất hai giờ đồng hồ để nhớ được một câu của Pháp, nhưng tôi vẫn tâm niệm rằng mình cần phải kiên trì học thuộc Pháp. Tôi mất 14 tháng trời để ghi nhớ được lần đầu tiên cuốn Chuyển Pháp Luân.
Một người bạn tu gặp khó khăn khi ghi nhớ câu: “Bởi vì tu luyện chân chính cần chiểu theo tiêu chuẩn tâm tính chúng tôi đề ra mà yêu cầu, cần phải thực sự đề cao tâm tính bản thân; ấy mới là tu luyện chân chính.” (“Tôi đối xử với các học viên đều như đệ tử”, Bài giảng thứ ba) Do vậy anh trở nên bình tĩnh và hướng nội tìm kiếm. Anh đã thấy rất nhiều điều anh cần phải đề cao. Ví dụ, anh vẫn thực hiện “ba việc”, nhưng lại không làm được tốt việc cứu độ chính bản thân gia đình mình. Anh quyết định phải thực hiện tốt hơn nữa trong thời gian tới, và khi chính niệm của anh khởi phát, anh đã học thuộc lòng câu này một cách dễ dàng. Anh vô cùng biết ơn Sư Phụ và càng tự tin khi học thuộc Pháp.
Một bạn đệ tử khác đã không học Pháp khi con của chị sinh cháu. Thỉnh thoảng chị có nghe băng ghi âm, nhưng chị không thể tịnh tâm được. Chị cũng nghĩ rằng tâm tính của mình không đề cao được như trước. Trong một số dịp, có người đến thay thế chị chăm sóc con gái, chị có thể về nhà học thuộc Pháp. Nhưng khi chị bắt đầu ghi nhớ Pháp, chị liền cảm thấy buồn nôn và thậm chí muốn bỏ cuộc. Chị liền đọc các bài viết mới của Sư Phụ trước. Chị nhận thấy việc học thuộc lòng Pháp thật quan trọng. Khi chúng ta lỏng lẻo trong tu luyện, tà ác liền lợi dụng sở hở của chúng ta. Từ đó trở đi, chị đều kết thúc năm bài động công trước 6:00 sáng mỗi ngày và học thuộc Pháp sau khi phát chính niệm. Chị cảm thấy mạnh mẽ khi phát chính niệm. Chị tinh tấn rất nhanh trong tu luyện và học thuộc Pháp.
Tình trạng tu luyện của một bạn tu khác thường thì rất tốt, nhưng thỉnh thoảng lại tồi tệ. Sau khi học thuộc Pháp, đa phần những nghiệp tư tưởng, những thứ đã sai khiến chị dừng tu luyện đã bị tiêu trừ. Bây giờ chị đã thuộc Pháp đến lần thứ tư, không một tư tưởng xấu nào động niệm, và chị thực hiện “ba điều” rất tốt.
Để nghiên cứu và học thuộc lòng Pháp cho tốt, chúng ta nên tận dụng thời gian tốt nhất vào buổi sáng. Chúng ta hiểu rằng việc phát chính niệm đều đặn vào các giờ không ảnh hưởng tới việc học thuộc lòng Pháp. Thay vào đó, điều này vô cùng hữu hiệu đối với việc ghi nhớ Pháp. Chúng ta có thể tiết kiệm thời gian nếu chúng ta đọc thuộc Pháp trong khi đi bộ, đi xe buýt, đạp xe, v.v., do vậy chúng ta có thể hòa mình vào trong Pháp. Thêm vào đó, việc học thuộc Pháp không phải là một thứ hình thức, vì bạn không thể nào học thuộc Pháp khi chưa định tâm. Trong quá trình ghi nhớ Pháp, rất nhiều chấp trước được loại bỏ và chấp trước sợ hãi do vậy cũng được giảm thiểu.
Đừng chú trọng vào số lượng: điều cốt yếu chính là tu luyện tâm tính sau khi thuộc Pháp. Một bạn tu đã chia sẻ rằng “Trước kia tôi không biết thế nào là tu luyện, tôi chỉ biết học thuộc Pháp. Bây giờ, những thay đổi vĩ đại đã xảy ra cả về mặt thân thể lẫn về mặt tâm lí.”
Hiện nay tôi đang học thuộc Pháp lần thứ ba, và tôi hiểu Pháp sâu sắc hơn nhiều so với trước kia. Đôi lúc khi ghi nhớ Pháp, tôi đã không cầm nổi nước mắt vì tôi thấy tràn ngập lòng biết ơn với Sư Phụ. Một số các bạn tu quên ăn, quên ngủ khi thực hiện ba điều: sao tôi không thể tinh tấn hơn? Do vậy tôi quyết định nghiêm khắc hơn với bản thân mình: giờ đây tôi đi ngủ muộn hơn và thức dậy sớm hơn. Ban đầu, tôi đã rất buồn ngủ, nhưng sau đấy tôi nghĩ về Pháp trong “Giảng Pháp tại Pháp hội phụ đạo viên ở Trường Xuân”: “Chư vị đều biết vể những gian khổ dai dẳng. Nhưng chư vị chưa nhận ra rằng cơn buồn ngủ của chư vị, đó, là ma đang can nhiễu chư vị và ngăn cản chư vị tu luyện. Nó chẳng như thế được nếu năng lực ý chí của chư vị dành quyền kiểm soát?” Khi tôi vỡ lẽ ra điều này, tôi cảm thấy tỉnh táo và việc học thuộc lòng có tiến bộ nhanh hơn. Tôi biết mình so với các bạn tu khác còn nhiều chỗ cần phấn đấu, nhưng tôi sẽ kiên định và làm tốt ba điều. Tôi sẽ phấn đấu tinh tấn hơn nữa trong tu luyện để xứng đáng với danh hiệu “Đệ tử Đại Pháp”.
Xin chỉnh sửa những gì chưa đúng.
Bản tiếng Hoa: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/10/6/163997.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/10/22/90749.html
Đăng ngày 8-5-2008, bản dịch có thể được chỉnh sửa để sát hơn với nguyên bản.