[MINH HUỆ 11-03-2015] Một học viên cao tuổi tên Sơn gần đây bị nghiệp bệnh nghiêm trọng. Ông không thể ăn, thường mệt mỏi và buồn nôn. Hướng nội và phát chính niệm không có tác dụng.
Ông có đóng góp to lớn đối với các hoạt động của Đại Pháp tại địa phương và đã chịu nhiều khổ nạn. Tôi cảm thấy buồn khi thấy ông như vậy và một niệm đã nảy ra trong tâm: “Mình có thể chịu một chút nghiệp thay cho ông ấy không? Dù chỉ một chút, có lẽ nó sẽ giúp ông đột phá khổ nạn này. Sao mình có thể bỏ mặc ông ấy ở đó như vậy?”
Sau đó, tôi có một niệm khác: “Có lẽ việc đó sẽ không giúp được ông ấy mà còn gây tổn hại tới tu luyện cá nhân của mình.” Sư phụ đã giảng trong Chuyển Pháp Luân:
“[Nếu] vật chất màu trắng của bản thân chư vị dùng hết, [thì] vật chất màu đen của bản thân chư vị có thể qua chịu khổ mà chuyển hoá thành vật chất màu trắng. [Nếu] vẫn chưa đủ, [thì chất đen] của những người thân và bè bạn, họ không tu luyện, chư vị thay họ mà gánh chịu tội [nghiệp], và chư vị cũng có thể tăng công; đây là nói về người đã tu luyện đến tầng cực cao. [Là] một người thường tu luyện chư vị chớ mong tưởng gánh chịu tội [nghiệp] cho thân nhân; một người bình thường có nghiệp lực to lớn nhường ấy thì tu không thành. Điều tôi giảng ở đây là [Pháp] lý tại các tầng khác nhau.”
Tôi tự hỏi: “Mình có phải là người tu luyện đã đến tầng cực cao không?” Nếu không, thì việc muốn chịu nghiệp thay cho học viên khác có thể gây tổn hại cho tôi. Nếu tôi đã đạt tới tầng cực cao, tôi có thể chịu thay cho ông ấy bao nhiêu nghiệp? Hơn nữa, động cơ của tôi là gì? Đây là một niệm vị tư hay là vì chấp trước vào tình của tôi đối với đồng tu? Tôi đã nghĩ nhiều về điều đó, nhưng vẫn không biết phải làm gì.
Tôi đã đến nhà của học viên Sơn. Hai học viên khác cũng ở đó. Một trong số họ nói: “Khi tôi đang phát chính niệm để tiêu trừ tà ác đang can nhiễu học viên Sơn, một giọng nói nói với tôi rằng: ‘Ngươi sẽ chịu nghiệp thay cho ông ta phải không?’ Tôi nói: ‘Ta không muốn. Các ngươi đang bức hại đệ tử Đại Pháp. Đây là tội nghiệp to lớn mà các người phải gánh chịu. Một đệ tử Đại Pháp sẽ đi theo an bài của Sư phụ.”
Sau đó, vợ của học viên Sơn, cũng là một học viên nói: “Một vài ngày cách đây, ông ấy bị đau dữ dội. Vì vậy tôi nghĩ mình có lẽ có thể chịu thay cho ông ấy một chút nghiệp để ông ấy có thể vượt qua khổ nạn. Nhưng tôi đã bị ốm, sốt, nôn mửa phải nằm trên giường cả ngày. Tôi biết mình đã xuất niệm sai và đã xin Sư phụ tha thứ.”
Thông qua chia sẻ, chúng tôi nhận ra rằng đây là một vấn đề nghiêm trọng và người tu luyện không nên có những niệm như vậy. An bài của Sư phụ cho mỗi người tu luyện là rất chi tiết và phức tạp. Sư phụ biết chính xác mỗi chúng ta phải vượt qua những khảo nghiệm nào và khi nào chúng ta phải vượt qua chúng. Chúng ta không thể dùng nhân tâm của mình làm xáo trộn an bài của Sư phụ.
Sư phụ giảng:
“Chưa nói đến việc gánh chịu cho người khác, ngay cả việc đối với bản thân [nghiệp lực của mình], chư vị còn khó mà gánh chịu nổi.” (Giảng Pháp và giải Pháp tại Pháp hội ở trung tâm thành thị New York 2003)
Chúng ta học trong Pháp rằng chỉ duy nhất Sư phụ, và không ai ngoài Sư phụ, có thể chịu nghiệp thay cho người tu luyện. Chúng ta cần Sư phụ giúp tiêu trừ nghiệp lực của mình. Làm sao chúng ta có thể chịu nghiệp thay cho người khác? Khi các đồng tu bị can nhiễu, chúng ta có thể giúp họ hướng nội tìm ra sơ hở để họ có thể thăng tiến trong tu luyện. Chúng ta cũng có thể phát chính niệm giúp họ phủ nhận bức hại.
Nhưng chúng ta không nên nghĩ đến việc chịu nghiệp thay cho họ. Một niệm như vậy phản ánh tâm truy cầu dù nó dường như là một điều tốt cho đồng tu. Cựu thế lực có thể dễ dàng lợi dụng sơ hở này và đem đến cho chúng ta những rắc rối lớn.
Trên đây là nhận thức của tôi. Xin hãy từ bi giúp tôi chỉ ra những điều không phù hợp.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/3/11/306131.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/3/28/149515.html
Đăng ngày 02-05-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.