Bài viết của Hạ Quân, phóng viên báo Minh Huệ ở Đài Loan

[MINH HUỆ 29-04-2014] Trong cuộc đàn áp kéo dài 15 năm qua, các học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới đã không ngừng nâng cao nhận thức về cuộc bức hại ở Trung Quốc một cách ôn hoà. Ngày càng có nhiều người hiểu ra sự thật, và kết quả là họ đã dám bước ra để bày tỏ sự ủng hộ đối với Pháp Luân Công. Họ thậm chí còn kể cho các học viên về những trải nghiệm của họ ở Trung Quốc. Các học viên ở Đài Loan đã gặp được rất nhiều người trong số đó.

Trên đường đến chùa Huyền Quang cạnh Hồ Nhật Nguyệt ở Đài Loan.

Giảng chân tướng qua trò chuyện trực tuyến

Nhiều người ở Đài Loan đang sử dụng phần mềm trò chuyện trực tuyến để phơi bày cuộc đàn áp. Cô Trang nói rằng ngày càng có nhiều người Trung Quốc mà cô nói chuyện cùng nhận ra sự thật và thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các tổ chức liên đới của nó.

Cô Trang nói: “Nhiều học sinh đã thoái xuất ở trên lớp và nhiều quân nhân đã thoái xuất tại công ty. Những người hiểu được sự thật sẽ giúp các bạn cùng lớp hoặc đồng nghiệp của họ thoái xuất; có lúc, họ đến theo từng nhóm khoảng chục người.”

Sau khi trò chuyện với các học viên, một số người sử dụng Internet đã tình nguyện giúp đỡ những người khác vượt tường lửa của ĐCSTQ và truy cập thông tin trong thế giới tự do để tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp.

Một người khách trên mạng thường ghé thăm trang của cô Trang để đọc các bài viết mà cô đã đăng. Họ bắt đầu trò chuyện và cô Trang đã nói cho anh ấy biết sự thật, và giúp anh thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó, đồng thời hướng dẫn anh cách vượt tường lửa và truy cập thông tin miễn phí.

Vị khách này bắt đầu giúp những người sử dụng khác tự vượt tường lửa. Trước sự ngạc nhiên của cô Trang, anh thậm chí còn đóng dấu các thông điệp trên những tờ hoá đơn và sử dụng chúng để giúp những người khác biết được sự thật.

“Pháp Luân Công có mặt ở khắp nơi!”

Cô Lý là một giáo viên và những lúc có thời gian, cô thường đến Hồ Nhật Nguyệt để giảng chân tướng cho du khách Trung Quốc. Một ngày nọ, khi cô vừa đến đó và bắt đầu đặt các tấm bảng giảng chân tướng và phân phát tờ rơi, một du khách người Trung Quốc đã nhìn thấy họ và hô lớn: “Pháp Luân Công là niềm tự hào của người dân Trung Quốc!”

Học viên Pháp Luân Công cầm các tấm bảng giảng chân tướng bên ngoài trung tâm của khách du lịch.  

Khi các vị khách du lịch Trung Quốc đứng nghỉ và chờ bên ngoài trung tâm của khách du lịch, cô Lý sẽ bước đến để đưa cho họ các tờ rơi. Khi các du khách hỏi cô Lý xem cô có được trả tiền để làm việc này hay không, cô Lý thường trả lời họ rằng cô là một tình nguyện viên và cô có việc làm toàn thời gian. Cô nói với họ: “Tôi từng bị bệnh luput, và các bác sỹ nói rằng tôi sẽ phải dùng thuốc cả đời. Pháp Luân Công đã cứu tôi. Làm sao tôi có thể không bước ra và nói điều gì đó khi Pháp Luân Công bị đàn áp?”

Du khách Trung Quốc đọc các tấm bảng giảng chân tướng và nói chuyện với một học viên tình nguyện trong lúc nghỉ.

Một lần nọ, cô Lâm giảng chân tướng cho một phụ nữ người Trung Quốc, sau đó người này đã đồng ý thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó. Khi cô Lâm tiếp tục nói chuyện với những du khách khác, người phụ nữ này đã đứng lại và giúp cô thuyết phục họ thoái xuất khỏi ĐCSTQ.

Khi một chuyến phà ở Hồ Nhật Nguyệt cập cảng, một hướng dẫn viên đã hô lớn: “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” Người hướng dẫn viên này đã bước đến chỗ các học viên và lấy rất nhiều chiếc bút có gắn kèm các thông tin về Pháp Luân Đại Pháp để phân phát cho khách du lịch. Trước khi rời đi, anh lại hô lớn: “Pháp Luân Đại Pháp hảo!”

Các học viên đặt rất nhiều bảng giảng chân tướng trên con đường lên chùa Huyền Quang

Một tấm biểu ngữ với dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” được treo dọc con đường đi lên chùa Huyền Quang. Một du khách trung niên người Trung Quốc đã hô to: “Pháp Luân Đại Pháp hảo” khi ông đang leo lên các bậc thang. Ông nói với vẻ thán phục: “Pháp Luân Đại Pháp có mặt ở khắp nơi.” Cô Liêu nói rằng nhiều du khách Trung Quốc đã bày tỏ sự ủng hộ với cô bằng cách giơ ngón tay cái lên hoặc nói vài lời động viên.

Một chiếc xe treo đầy các bảng thông tin về Pháp Luân Công được đỗ tại chùa Huyền Quang. Một TV được đặt ở sau xe để phát các hình ảnh về Pháp Luân Công cho du khách

Giáo viên Trung Quốc: Làm thế nào để tôi có thể cứu chúng?

Sau giờ làm việc, cô Bằng thường gọi điện thoại đến Trung Quốc để vạch trần cuộc đàn áp và nói cho mọi người biết về Pháp Luân Công. Một ngày nọ, có một người phụ nữ đã nhấc máy và một người đàn ông khác đã nghe máy. Ông ấy nói rằng: “Cô có biết tôi là ai không? Tôi là bí thư đây.” Cô Bằng nói cho ông ấy biết tại sao ông ấy nên thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ. Ông nói: “Tôi không thể, tôi sẽ không thể giữ được vị trí này và có được thu nhập tốt.”

Cô Bằng nói với ông ấy rằng điều đó sẽ không xảy ra, và ông ấy cần làm điều này vì ĐCSTQ đã phạm phải rất nhiều tội ác và nó sẽ bị tiêu diệt. Người đàn ông nói rằng ông biết vụ tự thiêu ở Thiên An Môn là được dàn dựng để bôi nhọ Pháp Luân Công. Cô Bằng nói cho ông ấy biết rằng hiện nay ĐCSTQ đang giết hại các học viên Pháp Luân Công một cách có hệ thống để thu hoạch nội tạng của họ kiếm lợi.

Sau khi người đàn ông biết được sự thật, ông đã đồng ý thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó, cho bản thân ông và gia đình. Trước khi cô Bằng gác máy, người đàn ông nói: “Cảm ơn vì đã cứu gia đình tôi!”

Một lần khác, cô Bằng nói chuyện với một bé gái Trung Quốc đang học lớp 5. Cô bé đã đồng ý thoái xuất khỏi Đội Thiếu niên Tiền phong. Mẹ của cô bé đã tiếp tục cuộc điện thoại và cô Bằng đã giải thích cho bà biết tại sao bà nên thoái xuất khỏi ĐCSTQ. Người mẹ đã đồng ý với cô Bằng và hỏi thông tin để tìm hiểu thêm. Vào cuối cuộc trò chuyện, bà đã nói với cô Bằng: “Tôi dạy tại một trường tiểu học và tất cả học sinh của tôi đã tuyên thệ gia nhập Đội Thiếu niên Tiền phong. Làm thế nào để tôi có thể cứu chúng?”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/4/29/大陆游客-法轮功是中国人的荣耀-290702.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/5/1/422.html

Đăng ngày 08-05-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share