Bài viết của một học viên tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 02-02-2014] Tôi đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được hơn mười tám năm. Thông qua không ngừng học Pháp và tu tâm tính của mình, đến nay tôi phát hiện rằng lý giải cảnh giới của tôi so với thời gian khi mới nhập môn đắc Pháp khác biệt thực sự rất nhiều. Tôi nhận ra rằng, cảnh giới của một người không chỉ phản ánh ở chỗ tâm tính, ngộ tính, tầng thứ và quả vị của người đó cao thấp ra sao, mà nó còn thể hiện công lực, vũ trụ, trí huệ và uy đức của người ấy lớn nhỏ thế nào.
Vài năm trước đây, tôi đã phát hiện ra được điều này, ngay cả khi các học viên làm những việc giống hệt nhau, nhưng từng người trong số họ lại có thể có những kết quả hoàn toàn khác nhau. Ví dụ: Mọi người tu luyện đều đến quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh để duy hộ Đại Pháp. Một số đã bị bắt giữ, một số bị đánh đập tàn nhẫn, và một số thì trở về nhà một cách an toàn. Một số học viên làm thủ tục vào khách sạn hoặc ở sân bay và kết quả là một số bị bắt giữ ngay tại chỗ, một số thì bị kiểm tra đi kiểm tra lại số chứng minh nhân dân, và một số thì không gặp vấn đề gì hết.
Thêm vào đó, tôi đã phát hiện ra rằng khi tôi làm cùng một việc vào những thời điểm khác nhau, thì các kết quả cũng khác nhau. Ví dụ: Vài năm trước đây tôi đã đi phát tài liệu thông tin về Đại Pháp, tôi có tâm lo sợ, tôi đã bị bắt và bị kết án lao động cưỡng bức; vài năm sau, tôi lại đi phát các tài liệu giảng chân tướng, trong khi đó tôi vẫn còn lo sợ, và khi những người khác hỏi rằng tôi đang làm gì, tôi đã co rúm lại vì lo sợ. Vào năm ngoái, khi tôi phát các tài liệu về Đại Pháp ở nơi công cộng một cách ngay chính và đường hoàng, tôi đã có được chính niệm mạnh mẽ và tất cả mọi việc đều diễn ra suôn sẻ.
Tôi cũng phát hiện ra một vấn đề khác nữa là: Một số học viên chúng ta có xu hướng nhìn nhận vấn đề trên bề mặt, mà không phải là từ tầng thứ tu luyện cơ bản. Ví dụ: Một đệ tử Đại Pháp bị bắt vì sản xuất các tài liệu giảng chân tướng ở nhà. Một số học viên chúng ta đã nghĩ rằng học viên này đã không chú ý đến an toàn, khiến mình bị bắt. Tôi tin rằng việc không chú ý đến an toàn chỉ là một vấn đề ở bề mặt. Nguyên nhân cơ bản chính là do trạng thái tu luyện của anh ấy và tâm thái của anh khi làm các tài liệu. Kết quả sẽ là khác nhau tùy thuộc vào việc trong khi làm các tài liệu anh ấy dùng chính niệm hay quan niệm, suy nghĩ của người thường.
Tôi tin rằng một đệ tử Đại Pháp tu luyện tốt, thì cảnh giới anh ấy sẽ thể hiện trong sinh hoạt thường nhật, công tác, học tập và học Pháp, cứu người, phát chính niệm, tu tâm, luyện công, mỗi ý niệm khi vượt quan, ngôn ngữ cử chỉ… của anh ấy. Chẳng hạn như, anh ấy có thể đạt được vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã, luôn nghĩ cho người khác trước; dùng trí huệ và thần thông mà Đại Pháp ban cho để cứu độ chúng sinh…
Bên cạnh đó, với các đồng tu không tu luyện được vững vàng sẽ phải trải qua những thách thức trong cảnh giới của họ dù họ có cố gắng đến đâu đi chăng nữa, bởi vì họ luôn nghĩ đến lợi ích của chính mình trước, lo lắng cái này hay cái khác, và dựa vào những kiến thức, quan niệm người thường của họ để làm các việc.
Tôi tin rằng khi chúng ta càng đạt được đến cảnh giới cao, thì chúng ta càng ít gặp phải những vấn đề, những khó khăn, và những can nhiễu. Còn cảnh giới của chúng ta càng thấp thì các vấn đề chúng ta gặp phải sẽ càng nhiều hơn, chẳng hạn như những khó khăn, chướng ngại giống như người thường trải qua vậy.
Sư phụ giảng trong sách Chuyển Pháp Luân:
“Khoa học hiện đại nhìn nhận rằng thời gian là có tồn tại trường; không nằm trong phạm vi của trường thời gian thì không chịu ước chế của thời gian. Khái niệm thời-không của không gian khác là khác hẳn so với bên này chúng ta; nó làm sao có thể ước chế vật chất của không gian khác được? Hoàn toàn không có tác dụng.”
Tôi cũng tin rằng, sự khác biệt trong cảnh giới không chỉ phản ánh giữa những người tu luyện, mà cũng còn được phán ánh trong những người thường, và những sinh mệnh đã giác ngộ. Sư phụ cũng giảng:
“Kẻ ác do tâm tật đố sai khiến, ích kỷ, nóng giận, mà tự thấy bất công. Người Thiện thường trong tâm từ bi, không oán, không hận, lấy khổ làm vui. Bậc Giác Giả không có tâm chấp trước, tĩnh nhìn thế nhân đang lấy điều huyễn hoặc làm cõi mê.” (Cảnh giới, Tinh tấn yếu chỉ)
Tôi hy vọng rằng tất cả các đệ tử Đại Pháp sẽ đề cao được đến cảnh giới của mình một cách nhanh chóng. Chỉ khi chúng ta đạt được tiêu chuẩn cao nhất thì chúng ta mới có thể thực sự xứng đáng là đệ tử Đại Pháp thời Chính Pháp, chúng ta mới có thể trở về với thế giới thiên quốc tiên thiên mĩ hảo của mình, và chỉ khi đó chúng ta mới có thể xứng đáng với ơn cứu độ từ bi của Sư phụ.
Đây chỉ là hiểu biết tại tầng thứ sở tại của cá nhân tôi, xin vui lòng chỉ ra bất kỳ điều gì còn thiếu sót.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/2/2/境界的体现-287084.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/2/17/145482.html
Đăng ngày 27-02-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.