Bài viết của Đường Ân, phóng viên báo Minh Huệ ở Đài Bắc, Đài Loan
[MINH HUỆ 01-11-2012] Pháp Hội chia sẻ kinh nghiệm hàng năm của các học viên Pháp Luân Công Đài Loan dự diễn ra vào ngày 18 tháng 11 năm 2012 ở Đài Loan. Đó là một Pháp hội đáng nhớ bởi vì đó là dịp kỷ niệm 15 năm Ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, giảng pháp lần đầu tiên ở Đài Loan vào tháng 11 năm 1997. Khóa giảng đó đặt nền móng cho sự phổ truyền Pháp Luân Công tại Đài Loan.
Vào ngày 29 tháng 04 năm 2012, 7.400 học viên Pháp Luân Công đã tập hợp tại Quảng trường Tự do ở Đài Bắc để xếp hình Sư phụ Lý Hồng Chí
Ông Lý Hồng Chí, người được các học viên gọi là Sư phụ, quê ở thành phố Trường Xuân tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. Ông Lý mở lớp học Pháp Luân Công đầu tiên cho công chúng ở Trường Xuân vào ngày 13 tháng 05 năm 1992. Hiện nay Pháp Luân Công đã có mặt ở hơn 100 quốc gia với hơn 100 triệu người hưởng lợi từ việc tu luyện. Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Công đã được dịch ra hơn 30 thứ tiếng khác nhau.
Khi ông Lý Hồng Chí đến Đài Loan tháng 11 năm 1997, ông tổ chức một số khóa giảng Pháp tại trường Tiểu học thành phố Tam Hưng, Đài Bắc và trường Trung học nghề Công – Nông nghiệp ở thành phố Đài Trung, thu hút hơn 2.000 người tham dự. Theo một số người tham dự lớp học, Ông Lý là người đáng mến, tốt bụng và lịch sự với tất cả mọi người. Bà Trần Tuệ Khanh, một nhân viên ở Nhà máy nước Đài Loan, chỉ mới bắt đầu tu luyện và đã tham dự cả hai khóa giảng. Bà nói, “Có một trường năng lượng hòa ái. Tôi không cảm thấy mệt sau khi nghe các bài giảng trong nhiều giờ. Tôi nhớ là Sư phụ rất cao và từ bi.”
Sư phụ giảng Pháp tại trường Tiểu học Thành phố Tam Hưng tháng 11 năm 1997
Sư phụ giảng Pháp tại trường Trung học nghề Công Nông nghiệp Vụ Phong ở Đài Trung tháng 11 năm 1997
Ông Khưu Thiêm Hỷ lập ra điểm luyện công đầu tiên ở Đài Trung vào tháng 04 năm 1997, và cũng là một trong những người đầu tiên tu luyện ở Đài Loan. Ông nói, “Hơn nửa số người tham dự khóa giảng là bạn bè và họ hàng của các học viên Pháp Luân Công. Trước khi đến nghe giảng Pháp, họ chưa luyện công, nhưng hầu hết mọi người đã tu luyện sau đó.” Ông Khưu tin rằng đó là vì Sư phụ đã truyền Đại Pháp, và nhận được sự kính trọng của mọi người qua ngôn hành của Ngài.
Sư Phụ đã đi đến nhiều nơi ở Đài Loan từ Đài Bắc, Nghi Lan, Tây Đài Loan và Nam Đài Loan sau khóa giảng, và tự chi trả tất cả các khoản lộ phí, nơi ăn chốn ở. Sư phụ chỉ ở lại Đài Loan trong một tuần và có một vài học viên đi cùng. Sư phụ rất khiêm nhường khi đến Đài Loan. Những người đi cùng Sư phụ nói rằng Sư phụ luôn quan tâm đến người khác và là tấm gương tốt nhất cho họ. Sư phụ [nghỉ] qua đêm ở Hồ Nhật Nguyệt và đã viết một bài thơ trước khi rời đi.
“Nhất đàm minh hồ thủy,
Yên hà ánh cơ huy
Thân tại loạn thế trung,
Nan đắc độc tự mỹ”
(Du Nhật Nguyệt Đàm – Hồng Ngâm)
Từ đó Hồ Nhật Nguyệt đã trở thành một nơi yêu thích mà các học viên thường đến thăm.
Ông Khưu nói rằng trước khi Sư phụ đến, ở Đài Loan có rất ít học viên và họ không giữ liên lạc với nhau. Pháp Luân Công bắt đầu được phổ truyền kể từ khi Sư phụ đến dạy Pháp .
Được tái sinh sau khi tham dự hai khóa giảng Pháp ở Trung Quốc
Bà Hà Lai Cầm, một người dân sống ở Nghi Lan, là một trong những học viên đầu tiên tự nguyện hướng dẫn luyện công ở Đài Loan. Theo lời khuyên của một số họ hàng ở Trung Quốc, bà đến thành phố Tế Nam tỉnh Sơn Đông để tham dự khóa giảng pháp thứ hai của Sư phụ ở Tế Nam. Rất nhiều bệnh kinh niên hành hạ bà trong suốt 20 năm đã biến mất một cách thần kỳ chỉ trong vài ngày, và bà đã được sống một cuộc đời mới.
Sư phụ Lý Hồng Chí và các học viên tham dự khóa giảng Pháp thứ 2 ở thành phố Tế Nam (Bà Hà đứng thứ 3 từ phải sang ở hàng thứ 2, mặc chiếc áo mầu nâu)
Vào tháng 12, họ hàng của bà Hà gọi cho bà và nói rằng Sư phụ Lý đang truyền giảng các khóa cuối cùng vào ngày 21/12 ở thành phố Quảng Châu. Cô ấy nói với bà Hà rằng Quảng Châu gần với Đài Loan hơn Tế Nam, bà nên tận dụng cơ hội này. Bà Hà đã rất may mắn khi được tham dự và nghe Sư phụ giảng Pháp lần nữa.
Tháng 04 – 1995, bà Hà lập ra điểm luyện công đầu tiên ở Đài Loan. Đó là một nơi trên núi Dương Minh. Nhiều người đã đến điểm luyện công vì khả năng chữa bệnh kỳ diệu của Pháp Luân Công. Bà Hà nói, “Mọi người đều thấy môn tu luyện vô cùng quý giá và tuyệt vời sau khi tham dự khóa giảng của Sư phụ ở Đài Loan. Tôi quyết định nên để nhiều người hơn nữa biết về Pháp Luân Công, vì vậy tôi nảy ra ý tưởng giới thiệu Pháp Luân Công với người Đài Loan.”
Không cần dùng đến thảo dược sau hơn 40 năm
Ông Lâm Phúc Sinh, sống ở Nghi Lan, là một thợ may quần áo nam về hưu đã 6 năm kể từ khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 05 năm 1997. Ngay sau đó, ông nhận thấy bệnh viêm khớp ở các ngón tay, những chỗ đau nhức trên cơ thể, và những chỗ đau, cứng cổ đã biến mất. Da của ông ấy cũng sáng lên. Ông bỏ thuốc, vì ông đã từng hút rất nhiều thuốc lá mỗi ngày. Mặc dù, bị hói đầu đã nhiều năm, tóc của ông có thể mọc lại, và ông không còn phải dùng các loại thảo dược mà ông đã phải uống trong suốt hơn 40 năm để điều trị nhiều căn bệnh.
Sáu tháng sau, Sư phụ Lý Hồng Chí đến Đài Loan và ông Lâm đã tham dự khóa giảng Pháp. Ấn tượng của ông là Sư phụ đã giảng bài liên tục trong 6 giờ mà không dừng lại nghỉ giải lao. Một học viên đã vài lần đề nghị Sư phụ nghỉ giải lao, nhưng Sư phụ ra hiệu rằng điều đó là không cần thiết. Ông Lâm nhớ lại, “Đó là một ngày rất nóng nực. Nhiều người đến đó mà không có nước uống. Nhiều người cảm thấy khát, và đang tìm kiếm vài chai nước.” Ông Lâm tự hỏi tại sao Sư phụ không muốn tạm dừng. Cuối cùng ông ấy nhận ra rằng Sư phụ, với lòng từ bi vô hạn, muốn tận dụng tối đa thời gian để giảng Pháp nhiều nhất có thể để mọi người có cơ hội được nghe Phật Pháp.
Sư phụ rất từ bi, oai nghiêm và thiện lương
Ông Lâm Phúc Sinh cảm nhận sự từ bi của Sư phụ và nhớ lại, “Tôi nhớ Sư phụ nói rằng mỗi lần Sư phụ giảng Pháp, Sư phụ sẽ truyền ra rất nhiều năng lượng. Tôi có thể cảm nhận được nó. Tôi cảm thấy có một trường năng lượng.” Ông Lâm ngồi ở hàng đầu tiên, nhưng sau đó đã di chuyển xuống hàng thứ ba bởi vì ông không muốn chiếm một chỗ ngồi tốt nhất. Ông có thể nhìn rõ từ hàng ghế thứ ba và để cho người khác chỗ ngồi ở hàng ghế đầu tiên.
Ông Lâm Sùng Kỳ, quản lý một nhà máy nhựa ở thị trấn Tô Úc, nhớ lại, “Tôi thật may mắn được tham dự khóa giảng Pháp sau khi tu luyện Pháp Luân Công được 6 tháng. Kỷ niệm đáng nhớ nhất của tôi đối với Sư phụ là Sư phụ có đôi mắt rất sáng. Tôi đang ngồi quay lưng lại, nhưng tôi cảm thấy Sư phụ có thể nhìn thấu tất cả mọi người bằng đôi mắt ấy. Tuy nhiên, đôi mắt của Sư phụ rất nhân từ và an hòa.”
Cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã làm cho môn tu luyện phổ truyền nhanh chóng ở Đài Loan
Vào ngày 25 tháng 04 năm 1999, hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công đã thỉnh nguyện ôn hòa trước Văn phòng thỉnh nguyện ở Bắc Kinh nỗ lực yêu cầu thả tự do cho một số học viên bị bắt. Cuộc thỉnh nguyện này làm cho Pháp Luân Công nổi tiếng khắp thế giới. Giang Trạch Dân và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20 – 07 năm đó. Môn tu luyện đã nổi tiếng chỉ trong một đêm sau khi các phương tiện truyền thông Đài Loan đưa tin.
Các phương tiện truyền thông Đài Loan đưa tin về cuộc thỉnh nguyện hòa bình ngày 25 tháng 04 và cuộc bức hại
Ông Hồng Cát Hoằng, một học viên Đài Loan, nói rằng Pháp Luân Công rất có lợi cho sức khỏe và đạo đức, và có nhiều người muốn tu luyện. Ông Hồng nói rằng một doanh nhân ở Mucha, Đài Bắc tới Trung Quốc trong một chuyến công tác năm 2000 và nhận thấy rằng hàng ngày đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đều phát sóng chương trình truyền hình tuyên truyền thù hận đối với Pháp Luân Công. Ông đã rất tò mò về việc tại sao một quốc gia lại dành nhiều công sức đến thế vào việc đàn áp một môn tu luyện và ông quyết định tìm hiểu về Pháp Luân Công khi quay về Đài Loan.
Người doanh nhân biết rằng ông Hồng đã tổ chức học Pháp Luân Công chín ngày tại nhà. Anh đã tham gia lớp học và rất ngạc nhiên khi chứng mất ngủ 17 năm của mình biến mất vào buổi học thứ bảy. Anh đã từng tìm kiếm các phương pháp điều trị cả ở Đông và Tây y nhưng không có kết quả. Những ngày sau đó, anh đã ngủ ngon. Anh cũng nhận thấy rằng những bài giảng của Sư phụ Lý Hồng Chí dạy người ta trở thành một người tốt hơn, và nhận ra nó hoàn toàn khác với những mô tả của ĐCSTQ về môn tu luyện.
Nhớ đến ân huệ của Sư phụ và tinh tấn tu luyện
Có trên 1.000 điểm luyện công miễn phí ở Đài Loan. Gần như mỗi thị trấn đều có một điểm luyện công. Thậm chí cả những đảo nhỏ như Penghu, Jinmen và Matsu cũng có tới hơn mười hai điểm luyện công. Đài Loan trở thành nơi có số học viên Pháp Luân Công nhiều thứ hai sau Trung Quốc.
Hàng trăm nghìn người ở Đài Loan đã hưởng lợi từ việc tu luyện Pháp Luân Công trong 15 năm qua kể từ khi Sư phụ truyền Pháp ở Đài Loan. Họ đã đắm mình trong pháp quang của nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Các học viên Đài Loan đang làm tốt ba việc và tinh tấn tu luyện để đền đáp lòng từ bi vô hạn của Sư phụ.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/11/1/感念师父台湾讲法十五周年(图)-264761.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/11/12/136252.html
Đăng ngày 5-1-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai đế sát hơn với nguyên bản.