Bài viết của An Tâm, một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 08-11-2012]

Tôi đã mời bố mẹ chồng của tôi đến sống cùng chúng tôi sau khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Vào lúc đó, những người họ hàng và những người bạn của tôi đã bảo tôi là đừng làm vậy. Họ nói rằng sẽ rất khó để hòa hợp với mẹ chồng. Nhưng tôi đã nghĩ rằng tôi đã học Đại Pháp rồi – chừng nào tôi nhẫn được thì sao lại khó? Nhưng việc đó lại không đơn giản như những gì mà tôi đã nghĩ. Sau khi bố mẹ chồng của tôi chuyển đến sống với chúng tôi, ba người chị gái của chồng tôi cũng chuyển đến. Tất cả họ đều có những ý kiến riêng của mình. Chồng tôi thường bất đồng quan điểm với các chị gái, nhưng tôi đã giữ im lặng và không tham gia vào chuyện đó. Nhưng tôi đã không bỏ được những suy nghĩ xấu về họ trong lòng mình. Tôi đã ghi nhớ những lỗi lầm của họ và có ý nghĩ xấu về gia đình này. Tôi cũng gặp phải rắc rối, tôi đã không biết làm thế nào để vượt qua quan này. (Theo tác giả)

Kính chào Sư phụ từ bi vĩ đại!

Xin chào các bạn đồng tu!

Từ cuối năm 1998 cho đến bây giờ, tôi đã luôn theo tiến trình Chính Pháp của Sư phụ. Tuy thế, do nhiều lý do khác nhau mà con đường của tôi không phải là một con đường dễ dàng. Tôi đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công vào năm 2000 và tôi đã bị giam giữ và bị phạt, tôi đã bị tống vào trại lao động cưỡng bức vào năm 2002 bởi vì tôi đã bị bắt khi đang phát tài liệu Đại Pháp, một bạn đồng tu đã bị buộc tội truyền bá các tài liệu Đại Pháp vào năm 2010 và tôi đã bị liên lụy và bị giam giữ, bị phạt, vân vân. Tôi đã trải qua sự sợ hãi, thù hận, đắng cay, và mệt mỏi. Tôi ít khi cảm thấy hạnh phúc.

Nhưng trong hai năm trước, dưới sự từ bi quan tâm và chỉ dẫn của Sư phụ, khi tôi trở nên trưởng thành hơn trong tu luyện, tôi đã có một cảm giác thật tuyệt vời và vui sướng mỗi khi tâm tính của tôi đề cao và cảnh giới của tôi thăng hoa, và tôi cũng hạnh phúc và cảm giác nhẹ nhõm sau khi bỏ được những tâm chấp trước của mình.

Tôi sẽ chia sẻ những tiến bộ trong tu luyện của tôi trên hai phương diện chính. Xin từ bi chỉ ra bất kể điều gì chưa phù hợp.

1. Giúp đỡ bạn đồng tu cũng là một cách tu luyện bản thân

Cô Lý và tôi đã có một tiền duyên lớn với nhau. Cô Lý giờ 62 tuổi, cô là một người rất nhân hậu, thật thà chất phác; cô không phải là người quá bảo thủ và cô cũng rất hiền hòa. Chúng tôi gặp nhau vào tháng 06 năm 2009. Cô Lý sống trong khu quản lý lâm trường cách chỗ tôi khoảng 50 cây số. Không có trường học gần nơi cô sống vì thế cô đã đưa cháu gái mình đến học tại thị trấn của chúng tôi. Chúng tôi đã được giới thiệu bởi một học viên khác.

Cô Lý đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công từ rất sớm, tuy thế do môi trường cũng  áp lực từ nhiều phía, cô đã dần dần từ bỏ tu luyện. Khi tôi gặp cô, cô ấy đã không học Pháp hay luyện công khoảng vài năm rồi. Nhưng trong tâm cô không bỏ Đại Pháp. Cô ấy vẫn biết rằng Đại Pháp và Sư phụ đều tốt.

Sau khi tôi đã hiểu được hoàn cảnh của cô, tôi đã đến thăm cô và học Pháp cùng với cô. Cô Lý chỉ đi học có một năm, vì thế trước ngày 20 tháng 7 năm 1999 (khi cuộc đàn áp bắt đầu), cô học Pháp qua việc nghe các bài giảng của Sư phụ. Chúng tôi đã bắt đầu đọc Chuyển Pháp Luân. Chúng tôi đã đọc mỗi ngày một bài giảng. Chúng tôi mất hơn ba tiếng mới đọc hết một bài. Trong sách có nhiều từ mà cô Lý không biết. Cô ấy chỉ nhận ra một từ ở chỗ này, một từ ở chỗ kia từng chữ một. Cứ như thế, tôi đã đọc xong Chuyển Pháp Luân với cô ấy một lần và ngừng học Pháp với cô. Tôi đã bảo cô ấy tự học ở nhà. Tôi đã thường đến thăm cô và đưa cô những bài kinh văn mới của Sư phụ và những bản tin của Minh Huệ. Tôi đã đưa cô đi cùng khi chúng tôi có những hạng mục nhóm. Tôi không bao giờ bỏ cô lại đằng sau.

Cuối năm 2010, Cô Lý đã mua một căn hộ ở trong khu của chúng tôi, vì thế chúng tôi đã sống rất gần nhau và gặp nhau thường xuyên. Kể từ đó, chúng tôi không bao giờ cách xa nhau cho đến khi cô ấy trở về quê của mình.

Chúng tôi có nhóm học Pháp ở nhà tôi một tuần một lần. Cô Lý tuần nào cũng đến nhưng cô thường đến muộn. Vì cô ấy không nhận biết được nhiều chữ, cô thường phải đọc lại cùng một câu nhiều lần để đọc đúng. Thỉnh thoàng những học viên khác đã mất kiên nhẫn và nói những điều không hay với cô, nhưng cô không bao giờ để những lời nhận xét đó ngăn cản mình. Cô Lý rất chậm trong việc học Pháp – thậm chí cô còn không tự đọc hết được một bài giảng ở nhà và phải liên tục xem từ điển khi cô đọc. Tôi đã mời cô ấy đến nhà để cùng đọc Pháp. Từ từ, cô Lý đã có thể đọc được cả câu một cách trôi chảy hơn nhiều.

Một lần trong khi học Pháp, khi cô đọc “Có điện thoại, [hoặc] có người gõ cửa” (Chuyển Pháp Luân), cô đã đọc chữ “gõ” như là “đánh” Tôi đã cười khi cô đọc như thế. Tôi đã nói: “Chị Lý à, chị làm em buồn cười quá! Tất cả chúng ta đều biết ‘đánh trống’, chúng ta đọc là ‘gõ cửa’ chứ không phải là ‘đánh cửa’“! Cô Lý nói thẳng: “Chị cứ nghĩ là chữ này đọc là ‘đánh’ cơ”. Qua việc này tôi đã bắt đầu tự nhìn lại mình: Nếu đó là tôi, giả như tôi đã không biết từ đó, tôi sẽ vẫn đoán đúng từ đó. Tuy nhiên, cô Lý đã không quan tâm, cô ấy không bao giờ cố thể hiện. Tôi đã thấy chấp trước hư danh ở mình và thái độ luồn lách trong xã hội này. Tôi đã tìm thấy thiếu sót của mình qua cô Lý.

Mỗi ngày, cô Lý và tôi đã học Pháp cùng nhau vào buổi sáng và buổi chiều thì ra ngoài để nói cho mọi người trên phố sự thật về Pháp Luân Công. Cô Lý có rất nhiều việc nhà và tác phong làm việc của cô cực kì chậm chạp. Tâm tính của cô cũng không lên đủ, vì thế cô không bao giờ đến đúng giờ vào buổi chiều. Cô ngày nào cũng đến muộn – 10 phút, 20 phút, đôi khi thậm chí là muộn cả nửa tiếng đồng hồ. Tôi đã kiềm chế bản thân lúc đầu và không trách mắng cô về việc đến muộn. Tôi đã nghĩ điều này đã giúp tôi loại bỏ sự nóng tính của tôi. Thực tế chính là vậy. Một hôm, tôi đã đợi cô ấy rất lâu giữa trưa nắng, nhưng cô ấy không đến. Lần này tôi đã tức giận và gọi điện cho cô hai lần. Cô ấy cuối cùng cũng đến, và mỉm cười. Cô ấy nói: “Chị lại muộn nữa rồi”. Sẽ tốt hơn nếu như cô ấy không cười. Khi nhìn thấy cô ấy cười, tôi như muốn nổ tung, tôi hét lên: “Đã khi nào chị đi sớm chưa? Chị đúng là người chậm chập nhất cái vùng này. À, tại sao Sư phụ lại đặt chị và em cùng nhau chứ?! Ngày mai chị không phải đến nữa đâu – em không làm việc với chị nữa, em không thể chịu nổi thêm nữa”. Nhưng cô Lý không hề tức giận tôi. Cô ấy nói chậm rãi: “Chị biết hôm nay em không thể kiềm chế mình”. Tôi đã bối rối và giận điên lên, tôi nói:“Em không muốn nhẫn với chị thêm chút nào nữa, em đã nhẫn với chị cả năm nay rồi!” Cô Lý lại mỉm cười. Tôi đã khóc. Tôi đã quá thất vọng về cô ấy và trách móc cô ấy nhiều hơn.

Sau hôm đó, chúng tôi đã đến nhà một người hàng xóm và đưa một vài đĩa Thần Vận cho những nhà ở đó, sau đó chúng tôi đi về nhà. Ở nhà, sau khi suy xét lại, tôi đã nhận ra rằng tôi đã sai khi mất bình tĩnh với cô Lý, tuy nhiên tôi không thể để cô lúc nào cũng đi muộn. Tôi nên chỉ ra những thiếu sót của cô ấy. Trong suốt buổi học Pháp sáng hôm sau, tôi đã bình tĩnh nói: “Chị Lý này, các đệ tử Đại Pháp đều nên cân nhắc đến người khác mọi lúc. Thật là không phải nếu chị vẫn cứ tiếp tục làm lãng phí thời gian của những người khác! Chị dùng thời gian của mình để làm các việc, mỗi việc một khác! Nếu Sư phụ nói Sư phụ sẽ đưa chúng ta về nhà vào 8 giờ sáng mai và chị đến vào lúc 9 giờ, thì cô có kịp không?” Kể từ ngày đó, cô Lý không bao giờ đến muộn nữa. Tính khí của tôi cũng đã nhẹ đi rất nhiều.

Cô Lý đã nói cô ấy không giỏi nói chuyện với mọi người, vì thế thay vào đó cô muốn phân phát tài liệu giảng chân tướng. Lúc đó, chúng tôi đã có bước đột phá rất tốt khi giảng chân tướng trực tiếp ở trong khu vực của chúng tôi. Tất cả chúng tôi đã có thể làm điều đó, nhưng rất ít những cuốn sách nhỏ được phân phát. Cô Lý đã không ngừng phát những cuốn sách nhỏ từ khi bắt đầu, thậm chí cả vào ngày tết nguyên đán. Trước đó, tôi đã không bao giờ đưa những cuốn sách nhỏ ấy cho mọi người. Tôi đã bị kết án ở trại lao động năm 2002 bởi vì tôi đã bị tố giác là phân phát những tài liệu Đại Pháp ở nơi công cộng. Tôi đã có những vướng mắc này trong tâm mình và tôi vẫn chưa vượt qua. Trong suốt cả ngày, cô Lý và tôi đã đi giảng chân tướng cho mọi người. Cô ấy sẽ tự mình đi ra ngoài để phân phát những cuốn sách nhỏ vào buổi tối. Sau một thời gian, cô Lý và tôi đã quyết định chúng tôi sẽ không đi ra ngoài vào buổi tối nữa, vì rất khó nhìn thấy đường. Thay vào đó chúng tôi quyết định phát những cuốn sách nhỏ cả ngày cùng với nhau.

Bằng việc quay lại phát những tài liệu Đại Pháp ở ngoài, tôi đã vượt qua được nỗi sợ hãi vẫn ở trong tôi bảy năm nay. Tôi cũng trở nên càng ngày càng mạnh bạo và con đường của tôi cũng ngày càng rộng hơn. Tôi thậm chí đã phát trực tiếp từng bó từng tập sách nhỏ đến một vài công trường xây dựng. Một lần khi chúng tôi đến một công trường xây dựng, ở đó có một cái hào sâu và dài ở giữa cổng và công trường. Chúng tôi sẽ phải đi bộ vòng quanh công trường xây dựng đó vì khoảng cách khá xa để đến công trường. Tôi đã hơi sợ và muốn quay trở lại. Tôi đã hỏi cô Lý “Chị vẫn tiếp tục vào trong đó à?” Cô Lý nói ngay: “Thế em ở đây để làm gì?” và cô bắt đầu đi bộ vào trong. Tôi đã theo cô ấy. Chúng tôi đã đến công trường suôn sẻ và để lại những tập tài liệu giảng chân tướng.

Sau khi đĩa Thần vận 2012 được phát hành, trang web Minh Huệ ra thông báo khuyến khích chúng ta đi đưa đĩa cho từng chúng sinh. Cô Lý và tôi bắt đầu phát đĩa Thần Vận. Lúc đầu, chúng tôi đã lo sợ khi đưa đĩa cho những thanh niên. Chúng tôi đã đợi ở góc đường trước khi tan trường vào buổi chiều. Chúng tôi dần dần đã đủ can đảm đưa đĩa cho phụ nữ, chứ không đưa cho đàn ông. Cuối cùng, chúng tôi phát đĩa rộng rãi cho bất kì ai nói chuyện với chúng tôi. Nếu cô Lý không làm cùng tôi, tôi không biết là bao lâu nữa thì tôi mới đến được bước này.

Cô Lý đã hiểu được sứ mệnh của mình sau bài kinh văn của Sư Phụ “Giảng Pháp vào ngày 20 năm truyền Pháp” vào ngày 13 tháng 05 năm 2012, tại New York. Cô  muốn trở về quê và tìm kiếm những học viên cũ. Một ngày sau khi cháu gái của cô được nghỉ hè, cô Lý đã về quê. Cô ấy đã mang 10 bản kinh văn của Sư Phụ “Giảng Pháp vào ngày 20 năm truyền Pháp”, hai cặp lớn đựng tài liệu giảng chân tướng, cuốn Cửu Bình, và đĩa Thần Vận. Thời gian này cô ấy đã giúp đỡ chín bạn đồng tu quay trở lại tu luyện. Cô ấy cũng giới thiệu Đại Pháp cho một học viên mới và thành lập một nhóm học Pháp tại nhà. Cô ấy đã dẫn dắt nhóm học Pháp vào ban ngày và dẫn những đồng tu đi phân phát các cuốn sách nhỏ ở các khu lâm trường kế cận. Cô Lý đã quay lại sau 20 ngày. Cô ấy có 4,500 NDT mà các đồng tu tại địa phương quyên góp cho việc in tài liệu Đại Pháp, và một danh sách vài chục người tuyên bố thoái xuất khỏi Đảng cộng sản Trung Quốc và các tổ chức liên đới của nó. Nhìn thấy cô Lý toàn tâm toàn ý cứu độ chúng sinh, tôi đã rất cảm động và tôi nói: “Chị Lý à, cô thật sự rất tuyệt vời, chị đang làm rất tốt!” Cô Lý đã nói rằng những việc cô ấy đã làm chẳng có gì là đặc biệt cả: “Chị đã không làm nhiều đâu. Sư phụ đã sắp đặt rồi, chị chỉ dùng miệng và tay để làm thôi”.

Cô Lý đã gửi cháu gái của mình vào kí túc xá của trường và trở về nhà. Cô ấy nói ở đó có nhiều người vẫn chưa biết sự thật, vì thế cô ấy phải trở lại, cũng không còn nhiều thời gian nữa.

Cô Lý và tôi đã hoàn thành mối nhân duyên này. Nhớ lại những ngày cùng cô Lý, tôi đã nhận ra rằng tôi đã nhận được rất nhiều. Trên bề mặt, tôi đã giúp cô ấy quay trở lại tu luyện. Nhưng trên thực tế thì đó là Sư phụ đã để cô Lý ở bên tôi để giúp tôi tu luyện. Tôi muốn cảm ơn sự quan tâm và từ bi của Sư phụ. Lúc này, tôi đã hiểu sâu sắc tầm quan trọng của việc giúp đỡ các bạn đồng tu quay trở lại tu luyện.

2. Sau khi hướng nội và tu luyện bản thân, “kẻ tinh đời” kia đã chết

Tôi đã mời bố mẹ chồng của tôi đến sống cùng chúng tôi sau khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Vào lúc đó, những người họ hàng và những người bạn của tôi đã bảo tôi là đừng làm vậy. Họ nói rằng sẽ rất khó để hòa hợp với mẹ chồng. Nhưng tôi đã nghĩ rằng tôi đã học Đại Pháp rồi– khi mà tôi  nhẫn chịu, làm sao mà khó được chứ? Nhưng mọi việc  lại không đơn giản như những gì tôi đã nghĩ. Sau khi bố mẹ chồng của tôi chuyển đến sống với chúng tôi, ba người chị gái của chồng tôi cũng chuyển đến. Tất cả họ đều có những ý kiến riêng của mình. Bố mẹ chồng của tôi đều có thu nhập riêng. Ba chị gái phàn nàn rằng bố mẹ của họ chi quá nhiều tiền về gia đình, hoặc chồng tôi và tôi đã không chi trả cho gia đình. Kể từ đó, tôi đã mất cảm giác về “mái ấm”. Tôi đã cảm thấy tôi thích làm các việc ở ngoài hơn là ngồi ở nhà.

Chồng tôi thường bất đồng quan điểm với các chị gái, nhưng tôi đã giữ im lặng và không tham gia vào chuyện đó, vì tôi không coi gia đình này là của tôi. Tôi đã nghĩ: Tôi là một đệ tử Đại Pháp, tôi phải là một người tốt. Tôi không thể can thiệp vào mâu thuẫn của họ, nếu không, tôi sẽ phá hoại hình ảnh của đệ tử Đại Pháp. Nhưng tôi đã không bỏ được những suy nghĩ xấu về họ trong lòng mình. Tôi đã ghi nhớ những lỗi lầm và suy nghĩ xấu của họ về gia đình này. Tôi cũng gặp phải rắc rối, tôi đã không biết làm thế nào để vượt qua quan này.

Cuối năm 2010, mẹ chồng tôi 83 tuổi đã lâm bệnh. Chẩn đoán cho thấy đã ở giai đoạn cuối của ung thư phổi. Gia đình tôi trở nên náo nhiệt hơn. Ba chị gái cũng hay đến rồi lại đi; chồng và con của các chị cũng đi theo; tôi đã bỏ việc để chăm sóc cho mẹ chồng và tôi phải nấu cơm cho hơn chục người mỗi ngày. Nhiều cách khác nhau, ba chị gái đã hỏi mẹ chồng tôi tiết kiệm được bao nhiêu tiền. Họ cũng lên kế hoạch làm sao để chia phần thu nhập của bố mẹ chồng tôi. Hết những mẫu thuẫn này đến mâu thuẫn khác xảy ra. Tôi đã biết rằng là một người tu luyện, tôi phải giữ vững tâm tính và tận dụng tốt môi trường tu luyện này. Tôi đã nhẫn với họ hết lần này lần khác. Tôi đã giữ im lặng bất kể họ nói điều gì. Tôi đã hướng nội với bất cứ chấp trước nào nổi lên để tôi có thể loại bỏ chúng. Tôi đã rất biết lắng nghe trong suốt thời gian này. Những người chị gái thỉnh thoảng đóng cửa lại và nói nhỏ với nhau. Chồng tôi không thể nghe thấy gì hết nhưng tôi có thể nghe thấy từng từ như thể là họ đang nói chuyện trước mặt tôi vậy. Tâm tôi sôi lên như những cơn sóng biển, với những con sóng cao hơn, nhưng tôi có thể kìm chúng xuống.

Cuối cùng thì đến một hôm, tình hình đã gay gắt hơn. Chồng tôi và chị gái đã có một cuộc cãi cọ về việc các chị gái chuyển tiền tiết kiệm của mẹ chồng tôi vào một tài khoản khác. Khi nghe điều này, tôi cảm thấy rằng điều này là không công bằng và tôi thất vọng về họ, nhưng tôi vẫn an ủi chồng tôi:“Anh sẽ không mất đi những gì là của anh hay anh cũng chẳng nhận được những gì mà không thuộc về mình”. Tuy nhiên, chồng tôi không nghe, anh ấy nói là anh ấy vẫn phải chăm sóc một ông bố 80 tuổi nữa, chẳng có ai biết được số phận của cha mình sẽ thế nào và những người chị đó không có quyền chia tài sản của bố mẹ họ khi mà họ không hề chăm sóc hay làm bất kể điều gì cho bố mẹ mình! Kể từ đó, cứ ba ngày họ lại có một cuộc tranh luận nhỏ và cứ năm ngày lại một cuộc cãi nhau lớn. Tất cả họ đều có lý do của riêng mình và không quan tâm đến cảm xúc của người mẹ ốm đau của mình. Tôi đã cố gắng để làm họ bình tĩnh lại khi họ bắt đầu tranh cãi, nhưng sau đó tôi hiểu rằng có lẽ họ đã nợ nhau điều gì đó từ đời trước. Chẳng có gì xảy ra mà không có một lý do nào. Tôi dừng việc tham gia vào chuyện đó, và để cho họ tranh luận. Bất cứ khi nào tôi có thời gian, tôi sẽ đọc Chuyển Pháp Luân cho mẹ chồng tôi. Tôi đã đọc cuốn sách cho mẹ hàng chục lần.

Mẹ chồng của tôi không thể nhận ra bất kì ai trước khi mẹ qua đời. Và điều ngoại lệ là bất cứ khi nào mẹ nhìn thấy tôi, mẹ sẽ chỉ vào tôi và nói giọng yếu ớt: “Con rất tốt, Đại Pháp rất tốt!” Những chị gái đã cho rằng tôi làm mẹ của họ thành “thần kinh”. Sau khi mẹ chồng tôi qua đời, chồng tôi và tôi đã lo toàn bộ việc hậu sự. Những người chị gái đó vẫn không thấy vừa lòng. Họ muốn chia nhau tiền phúng viếng mẹ chồng tôi từ cơ quan làm việc cũ của mẹ. Lần này chồng tôi không chịu nổi và anh ấy đã đuổi ba người chị gái ra khỏi nhà của chúng tôi. Anh ấy cấm họ không bao giờ được bước chân vào căn nhà này một lần nào nữa. Cuối cùng nhà cửa của tôi lại trở nên êm đềm và an bình như thời gian trước, thứ mà chúng tôi đã không có trong 10 năm qua. Nó lại trở nên như một gia đình. Vẫn có vài điều trong lòng tôi vẫn không sao hiểu được. Nhìn vào ảnh Sư phụ, tôi đã thầm nhắc với bản thân mình: “Sư Phụ, tất cả đệ tử Đại Pháp phải là những người tốt – gia đình của họ nên hòa thuận – vậy làm sao mà gia đình của con lại như thế này? Con đã sai ở đâu?” Đêm đó khi tôi đang đọc Chuyển Pháp Luân, Sư phụ đã chỉ ra cho tôi,

“Chư vị luyện công, chư vị đắc Đạo, phải chăng bao nhiêu thứ chư vị mắc nợ rồi chư vị không hoàn trả? Chúng không chịu, chúng sẽ không để chư vị [tu] luyện. Nhưng đây cũng là phản ánh trong một tầng [nào đó]; qua một [giai] đoạn thời gian thì không cho phép hiện tượng này lại tồn tại; nghĩa là khi món nợ này qua đi rồi, thì không cho phép chúng lại đến can nhiễu nữa.” (Chuyển Pháp Luân)

Chướng ngại này đã vượt qua, tôi đã hướng nội. Mặc dù tôi đã loại bỏ nhiều chấp trước nhưng trong quãng thời gian này tôi đã không làm điều này một cách ổn định. Đó dường như là có vài điều vẫn quấn quanh tôi mà tôi không loại bỏ được triệt để. Tôi đã suy nghĩ nhiều, nhưng tôi không thể tìm thấy. Làm thế nào tôi loại bỏ được nó nếu tôi không thể tìm được cái gốc của nó? Tôi đã rơi vào  tâm trạng bối rối khác.

Sau bài kinh văn của Sư phụ “Giảng Pháp vào ngày 20 năm truyền Pháp” được công bố, nó đã có một ảnh hưởng mạnh mẽ đối với tôi. Sư phụ giảng:

“Đặc biệt là quan niệm đã hình thành, phương thức tư duy đã hình thành, những cái đó khiến bản thân rất là khó nhận thức ra những biểu hiện một cách không tự biết của nhân tâm. Nhận thức không ra thì làm sao buông bỏ? Đặc biệt là hoàn cảnh kia ở Trung Quốc, tà đảng đã huỷ đi văn minh truyền thống Trung Quốc, làm ra một bộ những thứ toàn là những gì của tà đảng, cái gọi là ‘văn hoá đảng’. Dùng phương thức tư duy mà chúng lập ra ấy, sẽ khó nhận thức Chân Lý vũ trụ, thậm chí không nhận thức ra được rằng những tư tưởng hành vi bất lương kia là đối lập với những giá trị phổ biến của thế gian. Rất nhiều tư tưởng bất lương mà không nhận thức ra nổi thì làm sao đây? Chỉ có chiểu theo Đại Pháp mà làm.” (“Giảng Pháp vào ngày 20 năm truyền Pháp”)

Tôi đã bắt đầu dành nhiều thời gian hơn để học Pháp. Tự ngã chân chính của tôi từ từ thức tỉnh khi tôi đang đọc Chuyển Pháp Luân II “Phật tính”.

Khi tôi còn rất trẻ, không ai nói rằng tôi ngốc cả. Khi tôi chỉ mới học tiểu học, cô giáo của tôi bảo với bố mẹ tôi là tôi là một đứa khôn vặt. Tôi đã không biết khôn vặt là gì. Thông minh là thông minh sao lại nói là “khôn vặt”? Tôi đã không thể hiểu được. Sau khi tôi đi làm, đồng nghiệp của tôi nói rằng tôi thông minh, nhưng sau lưng lại gọi tôi là “cáo già”. Tôi vẫn không thể hiểu tại sao họ gọi tôi như thế. Từ thanh niên đến người trưởng thành, tôi đã không bao giờ bắt nạt cũng không làm tổn thương bất cứ ai. Tôi không bao giờ lợi dụng người khác, vậy tại sao họ gọi tôi là “cáo già”. Họ hàng bên nhà chồng tôi bảo tôi là “thông minh”, điều này làm tôi già dặn hơn chồng tôi ba tuổi. Tôi đã có thể để quản lý một nhà máy với 50 nhân viên một cách dễ dàng, tôi rất chu đáo và kỹ lưỡng, cả quản lý cấp trên của tôi và các đồng nghiệp mà tôi quản lý tất cả đều khen ngợi tôi. Tôi nghĩ rằng đây là “bản sự” của tôi, tôi phản ứng một cách nhanh chóng và thích nghi tốt với những thay đổi. Những người làm việc với tôi đều nói rằng tôi thông minh, và tôi nghĩ rằng mình đúng là thông minh. Sau khi tôi bắt đầu tu luyện, một số đồng tu nói với tôi rằng tôi rất thông minh. Tôi nói rằng Đại Pháp đã cho tôi trí huệ để thể hiện những khả năng của mình. Tuy nhiên, sau khi tôi hướng nội, tôi cảm thấy điều đó là không đúng. Lẽ ra tôi cần phải hiểu Pháp nhiều hơn nếu như Đại Pháp đã cho tôi trí huệ, nhưng tôi đã không hiểu Pháp với trí huệ này.

Sư phụ đã giảng,

“Trong mắt Sư phụ, từng tư từng niệm của chư vị, từng cử động của chư vị, tôi đều từ đó nhìn ra được cái tâm của chư vị là thế nào. Tôi không hài lòng nhất là với những ai chỉ biết nói, chứ không đi làm, tôi cũng không hài lòng với những ai giảo hoạt. Tôi hài lòng với những ai thuần phác, thiết thực chắc chắn. Cũng mong mọi người trong nhiều năm tu luyện ấy, tăng cường trí huệ từ phương diện ‘chính’, không nên thu hoạch quá nhiều về mặt xử thế và trên phương diện làm người.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010”)

Sư phụ đang nói về tôi. Tôi đang là một người giảo hoạt và là người biết cách xử thế và trên phương diện làm người. Tôi đã học Pháp nhưng vẫn không ở trong Pháp. Tôi đã nghĩ nhiều, tự nhìn vào bên trong để tìm câu trả lời. Tôi đã không muốn trở thành như thế này. Tôi không hiểu làm sao mà tôi lại trở thành như thế này.

“Một chủng quan niệm khi đã hình thành rồi, sẽ khống chế một đời của chư vị, lèo lái tư tưởng của cá nhân ấy, cho đến cả hỷ nộ ai lạc của người ta. Đó là hậu thiên hình thành. Nếu những thứ đó qua thời gian lâu, sẽ hoà tan vào tư tưởng con người ta, hoà tan vào đại não chân chính của bản thân; nó sẽ hình thành tính cách một cá nhân.” (“Phật tính” trích trong Chuyển Pháp Luân II)

Thực tế, chúng không phải là những quan niệm của tôi. Những quan niệm này nó mạnh mẽ đến mức nó hình thành nên tính cách của tôi.

Một hôm, tự nhiên thì bố chồng bảo rằng ông không muốn sống thêm nữa và ông thấy đau khắp thân. Chồng tôi đã chẳng nói gì. Tôi đáp: “Xin bố hãy nhìn mọi việc thoáng hơn. Nếu bố tự tử, con trai của bố và đứa con dâu này chắc chắc bị người đời chê trách, ba đứa con gái của bố sẽ cho rằng chúng con ngược đãi bố và rằng chúng con chính là nguyên nhân dẫn đến cái chết của bố.” Bố chồng tôi chẳng nói lời nào mà chỉ cười. Vài ngày sau, bố chồng tôi lại bắt đầu như thế, lại nói là ông không muốn sống thêm chút nào nữa, ông chẳng chút nào thoải mái và sẽ dễ dàng hơn nếu như uống thuốc độc mà chết. Lúc này tôi nói kiểu nửa đùa nửa thật:“Thế nếu để những gì bố vừa nói được công chứng, thế nếu mà bố chết rồi thì mọi người sẽ biết rằng bố chết kiểu gì.” Sau đó tôi hướng nội: tại sao bố chồng tôi lại nói điều này với tôi cơ chứ? Chấp trước nào mà bố muốn chỉ ra đây? Sợ hãi ư? Sợ trách nhiệm ư? Sợ bị hiểu nhầm ư? Hay sợ tổn hại đến thanh danh của mình?

Tôi đã hướng nội một thời gian dài nhưng vẫn không thể tìm thấy gốc rễ vấn đề này, vì thể tôi đã từ bỏ. Tôi lấy cuốn Chuyển Pháp Luân II lên đọc lại và bắt đầu đọc bài “Phật tính”. Khi tôi đọc đến đoạn:

“Nghiệp lực không có tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn; nó chiểu theo tiêu chuẩn của thời mà quan niệm nó hình thành mà đo lường sự vật; có thể thành cái mà người thường gọi là ‘kẻ tinh đời’, hoặc là ‘người từng trải’; đó cũng là những nghiệp lực tư tưởng khác nhau do người ta khi tu luyện sinh ra đang khởi tác dụng, đang trở ngại tu luyện. Nếu người ta không có trở ngại của nghiệp lực, thì khi tu là rất dễ dàng. Nghiệp lực ấy là ở trạng thái nào đó vào mấy năm trước, ở trạng thái tiêu chuẩn đạo đức nào đó mà được hình thành, như vậy, nó là dùng tiêu chuẩn như thế mà đo lường sự vật. Nếu những thứ đó hình thành nhiều lên, thế thì, cả cuộc đời người ta đều sẽ là chịu sự lèo lái của nó. Quan niệm được hình thành ấy mà cho rằng tốt hay xấu, thì người ta liền cho rằng đó là tốt hay xấu như thế, rồi cho rằng nên làm như thế như thế; nhưng mà tự kỷ của họ đã mất rồi. Tự kỷ của họ hoàn toàn bị quan niệm hậu thiên không lương thiện được hình thành hậu thiên bao phủ kín rồi, che đậy mất rồi. Tiêu chuẩn đo lường tốt-xấu một cách chân chính của tự kỷ bản thân họ là không còn nữa rồi.” (“Phật tính” trong Chuyển Pháp Luân II)

Toàn thân tôi chấn động. Tôi đã tìm ra nó, tôi đã tìm ra nó rồi! Tôi đã hiểu minh bạch rồi, chấp trước này làm đã làm tôi khổ sở trong nhiều năm. Tôi đã tìm thấy gốc rễ của nó – sự tinh đời ấy, sự thông minh ấy, người hoàn hảo không phải là tôi, không phải là cái tôi thật. Đó là quan niệm, ý niệm là nghiệp lực, nó thực sự là một kẻ tinh đời. Tôi đã cảm thấy hoàn toàn thoải mái như thể là tôi đã bỏ được một gánh nặng vậy. Tôi đã nhìn thấy chân ngã kiên định, chân thành, thanh tịnh và sự từ bi. Tôi cũng đã nhận ra “kẻ tinh đời ấy” cáo già như thế nào. Tôi đã có nó ở bên trong mình và đã bị lừa dối trong hơn 40 năm qua. Tôi không muốn giữ nó thêm nữa, tôi đã kết tội chết cho nó ngay lập tức. Chỉ như thế này, “kẻ tinh đời” kia mới chết.

Tôi đã đọc đi đọc lại bài “Phật tính. Tôi càng đọc nhiều thì tôi lại càng cảm nhận được sự vĩ đại của Sư phụ và trạng thái của người thường. Từ khi tôi loại bỏ được những quan niệm mà đã hình thành trong đầu tôi sau khi tôi sinh ra, tôi đã nhìn nhận và suy nghĩ khác đi. Một hôm, tôi cùng một đồng tu đang đi dạo trên đường và giảng thanh chân tướng thì đồng tu đó nhìn thấy đồng nghiệp cũ của mình đi ra từ một trung tâm xoa bóp bấm huyệt, và nói với giọng thở dài:“Tôi đã từng có ấn tượng tốt với anh ta và tôn trọng anh ta. Tôi không thể tưởng tượng nổi anh ta cũng muốn đến những nơi như thế.” (Nhiều trung tâm xoa bóp bấm huyệt ở Trung Quốc đại lục là trá hình của buôn bán mại dâm). Nếu là tôi của ngày xưa, tôi cũng sẽ đồng ý với cô ấy rằng bạn đồng nghiệp cữ của cô đã phạm tội. Sau khi nghe cô ấy nói vậy tôi bình tĩnh: “Người đang đi ngoài kia có thể không như những gì mà chị nghĩ, có thể là anh ta vào đó vì công việc hay là tìm ai đó thì sao.”

Tôi đã thay đổi, như Sư phụ giảng:

“Chúng ta có khá nhiều người sau khi ra khỏi giảng đường, chư vị sẽ cảm thấy như một người khác, đảm bảo rằng thế giới quan của chư vị sẽ có chuyển biến, chư vị biết được tương lai chư vị sẽ làm người như thế nào, không còn mơ hồ nữa; đảm bảo là như vậy” (Chuyển Pháp Luân).

Thật sự là vậy; tôi đã thay đổi, những quan niệm của tôi đã thay đổi, và tôi đã không cảm thấy tu luyện là khó khăn nữa. Tôi đã trải qua sự kì diệu của hạnh phúc khi ở trong khổ đau!

Ở đây tôi muốn gửi lời cảm ơn đến sự từ bi cứu độ của Sư phụ. Không từ nào có thể diễn tả được lòng biết ơn của tôi đối với Sư phụ. Tôi chỉ có thể tinh tấn hơn nữa, tinh tấn hơn nữa và tinh tấn hơn nữa!

 (Tâm đắc thể hội lần thứ 9 của các đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/11/8/明慧法会–我体会到苦中有乐的美妙-264526.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/11/19/136373.html
Đăng ngày 06-12-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share