Bài viết của một phóng viên báo Minh Huệ ở Trung Quốc
(tiếp)
6. Các học viên mạo hiểm tính mạng của mình để giảng chân tướng, Chứng thực Pháp và Cứu độ chúng sinh
[Tác phẩm chọn lọc] Hội họa truyền thống: “Tiếng nói từ đáy lòng”
(Biểu ngữ màu vàng viết: “Pháp Luân Đại Pháp hảo”)
“Năm này qua năm khác, ngày này qua ngày khác, chúng tôi phát tài liệu, các cuốn sách nhỏ và đĩa CD giảng chân tướng cho hàng nghìn gia đình, và nói cho tất cả những người có tiền duyên về chân tướng của Pháp Luân Đại Pháp. Chúng tôi nói cho họ biết rằng thoái Đảng Cộng sản Trung Quốc và các tổ chức liên đới của nó có thể bảo toàn sinh mạng của họ. Chúng tôi làm việc này từ đáy lòng và theo lương tâm của mình. Mục tiêu của chúng tôi là để tất cả người Trung Quốc biết rằng Đại Pháp đang bị bức hại và đệ tử Đại Pháp vô tội. Chúng tôi mong là người dân Trung Quốc không bị lừa gạt bởi những lời nói dối và bị những ảo giác đánh lừa. Chúng tôi thành thật hy vọng rằng tất cả những người Trung Quốc nhận được tài liệu giảng chân tướng sẽ biết sự thật về Đại Pháp và biết được điều gì đang diễn ra quanh mình.” (Tham khảo bài Tia sáng của sự sống đã lóe lên trong tôi khi tôi đang cận kề cái chết)
Đây là ước nguyện của tất cả các học viên Đại Pháp. Các học viên đã làm việc này trong suốt 13 năm qua, kể từ khi ĐCSTQ bắt đầu cuộc đàn áp vào năm 1999.
“Tôi tới Quảng trường Thiên An Môn vào khoảng 10 giờ sáng ngày 06 tháng 10 năm 2000… Tôi nghe thấy vài tiếng nói đang vang vọng khắp trời từ phía sau mình: ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo! Hãy trả lại sự trong sạch cho Sư phụ của tôi! Pháp Luân Đại Pháp là chính Pháp!’ Những cảnh sát hung hãn đã đánh những học viên Pháp Luân Đại Pháp đó và giật lấy biểu ngữ của họ ngay khi họ ra khỏi xe. Họ cũng đấm và đá các học viên Pháp Luân Đại Pháp xuống đất và sau đó dẫm lên đầu và miệng của họ. Một vài cảnh sát còn thô bạo túm tóc các học viên và ném họ vào xe cảnh sát. Ngoài ra, các sỹ quan cảnh sát còn hung bạo cướp lấy máy quay từ những người đứng xem. Một vài sỹ quan đã ném máy quay xuống đất, còn người khác thì gỡ phim ra… HIển nhiên, họ [các học viên] biết rằng nếu họ đi đến quảng trường, họ sẽ bị đánh đập, bị bắt, bị tống giam, bị gửi đến các trại lao động cưỡng bức và bị bức ép mất đi người thân yêu của mình và thậm chí cả mạng sống quý giá của mình…” “Đối mặt với những cảnh tượng tàn ác và đẫm máu đó, nhiều đệ tử Đại Pháp vẫn không sợ hãi đến Quảng trường Thiên An Môn với những tấm biểu ngữ nắm chặt trong tay và hô lớn: ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo.’” (Tham khảo bài Thành viên gia đình của một học viên nhớ lại cảnh bắt giữ ở quảng trường Thiên An Môn)
7. Người dân biết chân tướng ủng hộ Pháp Luân Công theo cách của họ
[Tác phẩm chọn lọc] Tranh sơn thủy: “Minh chân tướng, chúng sinh tự cứu”
Lê Minh là một thành viên của Phòng 610. Ông đã tổ chức các khóa tẩy não nhiều lần. Qua tiếp xúc với các học viên, ông ấy đã biết được chân tướng của Pháp Luân Công. Khi Tân Minh, bạn của ông ấy sắp chết vì bệnh nan y, ông ấy đã khuyên bạn mình học Pháp Luân Công và giúp tìm một học viên để giúp bạn mình học. “Sau khi Tân Minh tập Pháp Luân Công chưa đầy một tháng, mọi bệnh tật của ông ấy đã được chữa khỏi.” (Tham khảo bài Nhân viên phòng 610 khuyến khích bạn mình tập luyện Pháp Luân Đại Pháp)
Hai sỹ quan cảnh sát đã đến trường và muốn bắt một giáo viên tập Pháp Luân Công. Vị hiệu trưởng nói: “Làm thế nào họ có thể bắt giữ những người như thế, và làm bất cứ điều gì họ muốn? Như vậy là làm nhiễu loạn việc giảng dạy của chúng ta.” Ông ấy đã đi nói lý với cảnh sát. Một đồng nghiệp đã dẫn cô ấy ra ngoài theo cửa sau và giúp cô ấy bắt taxi và rời đi. Phát hiện ra học viên đó đã trốn thoát, cảnh sát tức giận tới mức muốn bắt giữ hiệu trưởng. Người hiệu trưởng nói với họ “Ngày hôm nay nếu các anh dám bắt tôi, tôi sẽ gặp các anh tại tòa án vào ngày mai.” Nhiều đồng nghiệp khác cũng đã tranh luận với những viên cảnh sát. Sau dó, cảnh sát đã đến lớp mẫu giáo của con người học viên này và bắt đứa trẻ ba tuổi làm con tin. Tuy nhiên, đồng nghiệp của cô ấy đã đến đồn cảnh sát và giải cứu đứa trẻ. (Tham khảo bài Biết ơn những người dũng cảm bảo vệ tôi khỏi cuộc bức hại của chế độ Cộng sản)
“Vào thế vận hội Olympic Bắc Kinh năm 2008, một người của phòng 610 của thành phố đã đến nhà và bắt giữ tôi. Một vị nữ trưởng thôn từng phối hợp với cảnh sát nhiều lần để bắt giữ tôi trước đây cũng tới. Khi tôi chuẩn bị giải thích về cuộc bức hại, vị trưởng thôn đó đã vẫy tay ra hiệu cho tôi ngừng nói. Bà ấy nói với người của Phòng 610 rằng tôi từng bị liệt vì xương đùi bị chấn thương hoại tử, nhưng nhờ tập Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã bình phục. Bà ấy nói rằng cả hai chúng tôi đều là người cùng làng, và nếu ông ấy không tin lời bà, ông ấy có thể xem phim chụp x-quang của tôi. Bà ấy nói tiếp ‘Ông có thể tự mình kiểm chứng. Ngoài ra, khi cô ấy bị ung thư vú, tôi đã đón cô ấy từ trại lao động cưỡng bức về. Ông thật vô lý khi ngăn cô ấy tập luyện…’ Sau khi nghe bà ấy nói, vị kia đã bỏ đi không nói lời nào” (Tham khảo bài Bác sỹ: “Thật kỳ diệu”)
8. Các học viên trẻ vô tội
[Tác phẩm chọn lọc] Bức tranh “Hoa sen” của một học viên 13 tuổi
Câu chuyện kể về một học viên trẻ tuân theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn: “Một hôm, tôi bị một bạn trai trong lớp đánh và bạn đó đã cào vào mặt tôi. Giáo viên nói với mẹ tôi ‘Hôm nay, một em học sinh trong lớp đã đánh con trai chị. Tôi nhìn thấy con trai chị không đánh lại.’ Tôi kéo mẹ ra khỏi lớp học và nói nhỏ với mẹ ‘Khi bạn ấy đánh con, con nghĩ rằng một người không nên đánh lại khi bị đánh hoặc bị chửi. Vì thế còn đã đứng nhìn bạn ấy đánh con.’” (Tham khảo bài Một tiểu đệ tử chứng thực Pháp)
“Ở nhà, cháu xem phim “Ngụy hỏa”, bộ phim phơi bày những lời dối trá của ĐCSTQ và cách họ đã phỉ báng Pháp Luân Công. Cháu cũng giảng chân tướng cho bạn học của mình và hầu hết họ đều biết sự thật. Một hôm, cô giáo nói chúng cháu sẽ chuẩn bị xem một bộ phim khoa học. Tuy nhiên, đó là bộ phim “Vụ tự thiêu ở quảng trường Thiên An Môn”, mà phỉ báng Pháp Luân Đại Pháp. Cháu đã từ chối xem, thay vào đó, cháu lôi ra một cuốn sách và gạch chéo lên hình của Giang Trạch Dân. Cháu truyền nó cho các bạn trong lớp và họ cũng làm theo cháu. Nhiều học sinh trong lớp đã gạch hình của Giang Trạch Dân trong cuốn sách của họ. Sau giờ học, cháu ném khăn quàng đỏ đi và những người khác cũng làm theo. Chúng cháu đều hô to: “Vụ tự thiêu ở quảng trường Thiên An Môn là giả. Nó được tạo ra để phỉ báng Pháp Luân Công. Đó là một vở kịch!” Sau đó, ông cháu hỏi cô giáo đã lấy cuốn băng đó ở đâu, và cô giáo kể cô lấy nó từ một văn phòng chính phủ. Ông cháu hỏi liệu cô có thể bật nó lại không, và cô nói không, bởi vì bật nó cũng không có ích gì khi thậm chí cả những đứa trẻ con cũng biết nó là giả.” (Tham khảo bài Tiểu đệ tử giúp một học viên hay bắt nạt các bạn điều chỉnh hành vi)
9. Những tác phẩm âm nhạc – Âm nhạc của học viên cộng hưởng và xuyên thấu tâm hồn mọi người; chúng tẩy sạch tâm của người nghe và đánh thức lòng tốt của họ
Có rất nhiều đệ tử Pháp Luân Công có tài năng nghệ thuật. Họ đã kết hợp sự tốt đẹp của Đại Pháp, lòng kính trọng dành cho Sư tôn, và ước nguyện thức tỉnh lương tâm của người dân trong các tác phẩm âm nhạc của họ. Các tác phẩm được trình bày với nhạc cụ phương Tây như đàn organ, piano, đàn violon, và các nhạc cụ truyền thống Trung Hoa như đàn nhị hồ, đàn tam thập lục và sáo trúc. Âm nhạc nhẹ nhàng, duyên dáng và biểu hiện cảnh giới của những người tu luyện Chân – Thiện – Nhẫn.
Lời bài hát trong bản nhạc giao hưởng “Nghìn năm chờ đợi” được dịch là “Sương mù đã tan và trời đã trong. Ánh sáng Phật Pháp chiếu sáng cánh buồm đưa chúng ta về nhà. Pháp sẽ chính lại thế nhân vào mùa xuân. Chúng ta đã đợi ngày này hàng nghìn năm, ngày Pháp Luân Đại Pháp tới.” Tiếng nhạc của các đệ tử vang vọng và làm xúc động tâm hồn mọi người; nó đã tẩy tịnh trái tim của người nghe và khơi dậy lòng tốt của họ.
Bài “Hoa mai khai nở, mùa xuân tràn ngập khu vườn” thuần khiết và mượt mà, đã đánh thức khơi dậy lòng tốt trong tâm hồn con người. Bài “Phản bổn quy chân” đã hé lộ thế giới quan của người tu luyện, kể về những thăng trầm trong quá khứ, những đau khổ chịu đựng trong lúc chờ Đại Pháp và niềm vui sau khi học Pháp.
[Tác phẩm chọn lọc] Bức họa: “Ngạo tuyết xuân mai” của một học viên bị giam giữ bất hợp pháp ở Trung Quốc
Bài ca “Sau cơn mưa” miêu tả thế giới quan hòa ái, nhẹ nhàng, rộng mở và phản ánh nội tâm của các đệ tử ở Trung Quốc. Khi bị bức hại, họ vẫn giữ chính niệm và tiếp tục cứu chúng sinh với tâm từ bi.
“Ánh nến” là bài hát tưởng niệm các đệ tử Đại Pháp đã bị bức hại đến chết trong cuộc bức hại. Tuy nhiên, giai điệu bài hát không mang sắc thái bi thương mà vẫn thể hiện niềm hy vọng:
“Thấp thoáng trong ánh nến một cây cầu, nối liền chính nghĩa và thiện lương trong thế gian. Thấp thoáng trong ánh nến, mang theo niềm hy vọng truyền rộng vẻ đẹp của Chân – Thiện – Nhẫn khắp thế gian.”
Tái bút
Chúng tôi đã nhận được vô số tác phẩm về các khía cạnh khác nhau trong kinh nghiệm tu luyện của các học viên. Có rất nhiều những câu chuyện cảm động, những trải nghiệm phi thường, những cử chỉ tốt đẹp của học viên gây xúc động lòng người. Do hạn chế về không gian, chúng tôi không thể đăng tải tất cả. Những ai muốn hiểu thêm và trải nghiệm thế giới kỳ diệu và từ bi của người tu luyện nên đọc các bài nguyên gốc hoặc trực tiếp gặp mặt các học viên.
Trong số các tác phẩm được gửi, “Pháp Luân Đại Pháp ở Trường Xuân”, và các bài báo khác đã hồi tưởng và chứng thực hai mươi năm Đại Pháp hồng truyền một cách có hệ thống. Chúng cung cấp các thông tin quý giá và sâu sắc về chân tướng Pháp Luân Đại Pháp, lịch sử hai mươi năm Đại Pháp được hồng truyền rộng rãi trên thế giới, và hiểu biết về thời kỳ lịch sử này.
[Tác phẩm chọn lọc] Triện khắc: “Vạn cổ thiên môn khai” và “Phản bổn quy chân”
Phần giới thiệu của “Tuyển tập các trải nghiệm của học viên Pháp Luân Công” thuật lại: “Sư phụ đã thay đổi một tiền lệ trong giới tu luyện. Ngài đã truyền Đại Pháp cho thế nhân, vén mở khoa học siêu thường, huyền bí và tinh thâm của tu luyện. Những người có tiền duyên từng chịu thống khổ và lầm lạc trong mê cuối cùng cũng tìm thấy ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Pháp Luân Đại Pháp đã thức tỉnh họ, và họ không còn tranh đấu vì tiền và lợi ích cá nhân nữa. Pháp Luân Đại Pháp đã cho họ thấy một con đường rộng lớn quang minh phía trước để đồng hóa với đặc tính Chân – Thiện – Nhẫn của vũ trụ.”
Ngày 26 tháng 10 một năm 2011, Lord Francis Thurlow, nguyên quan chức ngoại giao cấp cao của Vương quốc Anh phát biểu: “Pháp Luân Công không chỉ thuộc về Trung Quốc. Nó là một phong trào tinh thần văn minh mới mang tính toàn cầu. Nó đại diện cho tương lai của nhân loại. Sức mạnh tinh thần, tiêu chuẩn đạo đức và dũng khí của Pháp Luân Công sẽ truyền rộng ra cho toàn nhân loại và tạo ra một nền văn minh mới.” “Thông tri kêu gọi gửi bài kỷ niệm 20 năm Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền” của trang web Minh Huệ cũng đã thể hiện điều này. Chúng tôi mong rằng sẽ có nhiều người nắm lấy cơ duyên vạn cổ này.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/6/11/258776.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/8/5/134806.html
Đăng ngày 25-8-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.