Bài viết của Đường Nguyên
[MINH HUỆ 04-01-2025] Gần đây, thời báo New York Times liên tục đăng tải những bài viết bôi nhọ Shen Yun và Pháp Luân Công, mấy ngày trước còn đăng bài viết nói Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun có tài sản tích lũy đạt 266 triệu, đưa ra những tuyên bố xuyên tạc, ám chỉ Shen Yun có vấn đề về tài chính, mượn cớ đó để công kích Nhà sáng lập Pháp Luân Công cùng đoàn thể những người tu luyện Pháp Luân Công. Có lẽ những người đang thao túng cuộc chiến dư luận này cho rằng, bôi nhọ Pháp Luân Công từ góc độ kinh tế và tài vụ thì chi phí sẽ thấp nhất mà lại đạt hiệu quả cao nhất. Họ không biết rằng, đây là đang khôi phục và khuếch tán thuyết “thù ghét người giàu” của Trung Cộng tại Hoa Kỳ và xã hội tự do, với mưu đồ đàn áp Pháp Luân Công tại quốc tế.
Nguồn gốc của thuyết “Thù ghét người giàu” của Trung Cộng
Trong các tuyên truyền của Trung Cộng, thế giới là vật chất, người cộng sản là duy vật, vì để chiếm hữu vật chất và tài phú thì có thể không từ thủ đoạn.
Trung Cộng dựa vào đánh-phá-cướp để làm giàu. Phong trào đánh địa chủ chia lại đất vào những năm 1920-1930, cái gọi là Cải cách Ruộng đất trước khi cướp chính quyền, cho đến Vận động Cải tạo Xã hội Chủ nghĩa vào những năm 1950-1960 năm, đến nay là công tư lẫn lộn, đều ngập tràn bạo lực, dối trá cùng máu tanh.
Phương Đông có Mạnh Tử từng viết: “Dân chi vi đạo dã, hữu hằng sản giả hữu hằng tâm, vô hằng sản giả vô hằng tâm” (Tạm dịch: Đạo làm dân xưa nay, kẻ có sản nghiệp mới bền chí, kẻ không có sản nghiệp khó bền lòng). Phương Tây có John Locke từng nói: “Quyền lực không thể thuộc sở hữu cá nhân, tài sản không thể là thuộc sở hữu công, nếu không nhân loại sẽ bước vào cánh cửa của tai nạn.” Trong những câu nói, danh ngôn này đều có bao hàm những giá trị phổ quát, đã cắm rễ sâu trong lòng người suốt trăm ngàn năm qua.
Không chỉ có vậy, trong văn hóa tín ngưỡng của nhân loại, mọi người đều phổ biến cho rằng đời này giàu hay nghèo đều là do quả báo của đời trước. Đời trước tích đức hành thiện thì đời này công danh phú quý, trong nhà dư dả; đời trước tạo nghiệp tích ác thì đời này nhiều tai lắm nạn, nhà lắm tai ương. Tội lớn cực ác, kẻ có tội không thể tha thứ thì bị hạ địa ngục bồi thường nợ nghiệp.
Trung Cộng đến, muốn thay trời đổi đất, lừa trời dối người, muốn vào nhà cướp của một cách công khai đường hoàng, muốn mưu tài hại mệnh dưới cái lốt cứu khổ cứu nạn, giải phóng toàn nhân loại, muốn kích động thật nhiều dân chúng phối hợp với các cuộc vận động chính trị tà ác của nó, nên phải chế ra một bộ oai lý tà thuyết, điên đảo đen trắng, mê hoặc lòng người.
Dẫn đầu là thuyết vô thần. Nó cất cao giọng “Làm gì có Cứu thế chủ nào” trong bài “Quốc tế ca”, Mao Trạch Đông tự xưng là Tần Thủy Hoàng pha trộn với Marx, “Ta là hòa thượng che [ô] dù vô pháp vô thiên”. Cách mạng Văn hóa đã phá hoại văn hóa truyền thống, tận diệt tam giáo, hủy mất đi thiện niệm kính thiên tín thần trong tâm mọi người, băng hoại đạo đức, tín niệm, cùng luân lý trong xã hội, từ đó, những người Trung Quốc bị thuyết vô thần tẩy não, có thể không kiêng dè gì, không điều ác nào mà không dám làm.
Tiếp nữa, Trung Cộng cổ động thuyết đấu tranh giai cấp. Đại hội Toàn quốc lần thứ IX của Trung Cộng đã “lấy đấu tranh giai cấp” làm điều lệ đảng, Mao Trạch Đông phát biểu rằng, “Về giai cấp và đấu tranh giai cấp, hiện giờ chúng ta có thể nói rằng, năm nào cũng phải nói, tháng nào cũng phải nói, ngày nào cũng phải nói”, “Đấu tranh giai cấp, hễ bắt là được”. Trung Cộng xem con người thành hai loại, đó là “nhân dân” và “kẻ thù giai cấp”, vào giai đoạn khác nhau có “kẻ thù giai cấp” khác nhau. Năm loại người vào danh sách đen trong quá khứ là địa chủ, người giàu, phản hữu, người xấu, ngày nay Pháp Luân Công là kẻ thù, ngày mai, tất cả người trong thiên hạ đều là kẻ thù, kích động quần chúng đấu với quần chúng, chia rẽ nhân tâm, chế tạo thù hận.
Trong ngôn ngữ của Trung Cộng, thứ lý luận có tính lừa gạt nhất, kích động nhân tâm nhất, là cái gọi là chủ nghĩa đại đồng phân phối theo nhu cầu. Trong “Tuyên ngôn đảng cộng sản” có nói: “Người cộng sản có thể dùng một câu nói để khái quát lý luận của mình là: tiêu diệt chế độ tư hữu”.
Vì thế, Trung Cộng đã làm thành một bộ “lý luận cướp bóc”: chỉ cần có tiền chính là tội ác; gà trong nhà địa chủ, nửa đêm là đi bắt; mỗi lỗ chân lông từ đầu đến chân của nhà tư bản đều chứa máu tanh và những thứ dơ bẩn; động viên nông dân kể khổ, kích động thù hận, làm vận động chính trị giết hại phú hộ để chiếm đoạt tài sản, đấu với địa chủ, phân chia tài sản, bôi nhọ thanh danh, đuổi tận giết sạch; ép nhà tư bản làm “lính dù” nhảy lầu tự vẫn. Trải qua hơn nửa thế kỷ, cái gốc của tư tưởng thù ghét người giàu đã cắm sâu trong đầu mọi người.
Cái gọi là cải cách mở cửa cũng chỉ là lừa mị ở cấp độ cao hơn; nó lợi dụng đầu tư nước ngoài và mồ hôi nước mắt của người Trung Quốc để cung cấp tiền cho Trung Cộng. Trung Cộng một mặt liên tục cho người dân ăn bánh vẽ lớn, mặt khác lại lấy tham ô hủ bại làm chuẩn tắc trị quốc, đàn áp các doanh nghiệp tư nhân chưa từng nương tay. Cho đến nay, Trung Cộng vẫn không quên giương cao khẩu hiệu cùng giàu có, bắt giữ phú hào để bù đắp cho thâm hụt tài chính.
Kỳ tích thành công của Shen Yun và quan niệm truyền thống về tài phú
Shen Yun không giống với bất kỳ một đoàn biểu diễn nghệ thuật nào trên thế gới, không được tài trợ của doanh nghiệp hay chính phủ, không dựa vào sự quyên tặng của hội viên, mà hoàn toàn dựa vào trình độ biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp hạng nhất, giá trị tinh thần của truyền thống làm cảm động nhân tâm, đã tạo dựng nên một mô hình khởi nghiệp độc đáo cho các đoàn thể làm nghệ thuật trên thế giới.
Trong văn hóa truyền thống 5.000 năm huy hoàng của Trung Quốc, quân tử phát tài phải có đạo, những câu chuyện về “giàu mà có đức” nhiều như sao trời. Vị tể tướng Quản Trọng của nước Tề, được tôn xưng là “Vị tướng số một Hoa Hạ”, vừa là bậc hiền tài chí lớn tế thế trị quốc của 2.000 năm trước, vừa là cao thủ làm được tự do tài phú. Ông tổ của thương nghiệp, Đào Chu Công Phạm Lãi sau khi phò trợ Câu Tiễn phục quốc xưng đế, đã ba lần trở thành người cự phú, lại ba lần chia hết tài sản cho dân, đã diễn dịch giá trị đạo buôn bán của giới chủ lưu “Giàu thì làm việc tích đức, tài phú nhiều rồi thì làm giàu cho dân”, giải thích quan điểm truyền thống 5.000 năm của dân tộc Hoa Hạ rằng có đức và giàu là có quan hệ tương hỗ với nhau, giàu mà có đức.
Đoàn Nghệ thuật Shen Yun là tổ chức phi lợi nhuận, tận lực với sứ mệnh khôi phục văn hóa truyền thống, trải qua muôn vàn thử thách, dựa vào năng lực của bản thân mà tạo dựng nên thương hiệu đẳng cấp quốc tế. Đồng thời, Shen Yun cung cấp cho nhân viên về mọi phương diện, còn trợ cấp cho Đại học Phi Thiên. Rồi trường học lại cung cấp cho học sinh toàn bộ chi phí học tập, gồm cả chi phí ăn ở và mọi chi phí khác, trị ước tính khoảng 50.000 đô la Mỹ một năm một học sinh. Những điều này đều là thực tiễn hiện thực về quan niệm giàu có trong truyền thống của dân tộc Trung Hoa, cũng hoàn toàn phù hợp với pháp luật Hoa Kỳ.
Thế nhưng kỳ tích thành công của Shen Yun, lại bị tờ “The New York Times” bóp méo thành “một dạng bóc lột” và “cuồng tín tôn giáo”, những công kích ác ý loại này phải chăng là thể hiện chiến tranh dư luận của Trung Cộng chăng?
Chúng ta hãy cùng xem lại câu chuyện của những giác giả truyền đạo trong lịch sử. Trong các tôn giáo truyền thống đều có việc cúng dường. Khi Jesus truyền đạo, không chỉ nhận sự quyên tặng của những ông chủ giàu có, mà còn nhận tiền của những người nghèo, một góa phụ nghèo đã quyên góp tiền tiết kiệm cho Jesus, và nhận được lời khen ngợi tán thưởng của Jesus. Một góa phụ người Salem đã cúng dường một nắm bột mì, một ít dầu cho nhà tiên tri Elijah, kết quả bột mì và dầu trong nhà bà không những không giảm đi, mà còn ăn được nhiều ngày hơn. Một đứa trẻ đã đưa cho Jesus năm chiếc bánh và hai con cá duy nhất mình có, không những không bị đói, mà Jesus còn thi triển thần tích dùng nó giúp cho 5.000 người được no bụng. Khổng Tử mở lớp cũng thu học phí, khi đi khắp nơi dạy học, tất cả chi phí đều dựa vào tiền đóng góp của đệ tử Tử Cống. Chưa từng nghe thấy có người thế gian nào, có tín đồ nào lại chỉ trích Jesus, Khổng Tử vơ vét của cải, hay phỉ báng rằng tình trạng tài chính có vấn đề gì. Nhưng ngược lại, cũng có Judas vì 30 đồng bạc mà phản bội Chúa Jesus, vĩnh viễn bị đóng đinh trên cây cột đầy nhục nhã của lịch sử.
Những kẻ vô thần luận của Trung Cộng không cách nào hiểu được các giá trị quan truyền thống, trong mắt họ chỉ có tiền và quyền, họ dùng tiền đi dụ hoặc người khác, dùng quyền lực để đánh đổ những người bất đồng với mình.
“The New York Times” trợ Trụ vi ngược
Thời báo “New York Times” dùng những bài báo giả dối, mưu đồ khiến độc giả hiểu sai cho rằng Nhà sáng lập Pháp Luân Công vơ vét tiền tài. Đây là mánh khóe mà Trung Cộng đã sử dụng cách đây 25 năm, khi phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công, nhưng đã hoàn toàn thất bại. Trăm triệu đệ tử mỗi người chỉ cần đưa cho Sư phụ Lý Hồng Chí một đồng, Sư phụ chẳng đã trở thành triệu phú rồi sao, nhưng Nhà sáng lập Pháp Luân Công lại chưa từng nhận một đồng nào của các đệ tử, dù Ngài đã giúp cho hơn trăm triệu người tìm lại được thân – tâm khỏe mạnh, khiến vô số người mắc bệnh nan y cải tử hoàn sinh. Khi Sư phụ mở lớp giảng Pháp truyền công, vé vào cổng khi ấy có giá thấp nhất trong tất cả các khóa học khí công, đến nỗi Hội Nghiên cứu Khí công phải bất mãn. Nhưng Sư phụ Lý Hồng Chí vì muốn cứu nhiều người hơn nữa, nên đã cân nhắc đến tình hình thu nhập của gia đình các học viên, nên vẫn một mực thu phí thấp.
Trong lịch sử, giác giả độ nhân đến thế giới thập ác truyền Pháp, gánh chịu tội nghiệp thay cho con người, dẫn dắt con người phản bổn quy chân, thì lẽ ra con người cần phải tôn kính, giác giả ở nơi thế gian nhận cúng dường, tiếp nhận sự quyên tặng cũng là điều bình thường, phù hợp với Pháp nơi thế tục, càng thuận theo thiên pháp. Thế nhưng, Sư tôn vĩ đại của chúng ta không làm vậy, mà sống dựa vào tiền nhuận bút của Ngài, chỉ dạy cho các đệ tử làm trường học, làm tổ chức công ích tạo phúc cho thế nhân, vì sao những điều này trong mắt thời báo “New York Times” lại trở thành “bóc lột” chứ? “New York Times” làm thế chẳng phải là đang khắc họa lại những vu khống, chấp hành chính sách bức hại xuyên quốc gia của Trung Cộng sao?
Trung Cộng trước nay đều gọi Mỹ là chủ nghĩa tư bản vạn ác, xem nhóm người tu luyện Pháp Luân Công là kẻ thù hàng đầu, có thể vươn dài cánh tay đưa chính sách bức hại Pháp Luân Công đến nước Mỹ, chính là một phần trong chiến lược toàn cầu của Trung Cộng, cũng là giấc mộng mà Trung Cộng vẫn mong tưởng. Một “New York Times” được hưởng quyền tự do ngôn luận, lại cố tình hạ thấp tín ngưỡng tinh thần của các học viên Pháp Luân Công, phỉ báng Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun, trở thành công cụ đắc lực cho Trung Cộng bức hại tự do tín ngưỡng xuyên quốc gia, thật đáng buồn thay.
Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/1/4/487895.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/1/5/223454.html
Đăng ngày 13-01-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.