Bài viết của các học viên Pháp Luân Công tại Đức
[MINH HUỆ 15-12-2024] Vào Ngày Quốc tế Nhân quyền 10 tháng 12 năm 2024, một số nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng của Đông Đức đã đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Berlin để kháng nghị ôn hòa và đề nghị được gặp đại sứ Trung Quốc mới được bổ nhiệm. Họ đã chuyển bức thư phản đối chung kêu gọi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ngay lập tức chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công (Pháp Luân Đại Pháp) và trả tự do cho tất cả các học viên đang bị giam giữ phi pháp .
Trong số những người tham gia kháng nghị ôn hòa có nhà hoạt động nhân quyền Đông Đức, ông Stefan Miller, cùng ông Michael Hainisch Kirch, và những người khác.
Các nhà hoạt động nhân quyền Đông Đức căng biểu ngữ lên án ĐCSTQ vì tội ác chống lại loài người và bày tỏ sự ủng hộ đối với các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc.
Cách đây 30 năm, họ đã từng tổ chức các cuộc biểu tình ôn hòa phản đối chế độ độc tài Đông Đức và đấu tranh cho quyền tự do của người dân Đông Đức. Cũng cách đây 35 năm, khi biết chính quyền ĐCSTQ thảm sát các sinh viên không vũ trang trên Quảng trường Thiên An Môn, họ đã viết một bức thư cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Đức. Họ không e sợ ĐCSTQ hay chế độ chuyên chế của Đông Đức, và muốn phản đối vụ thảm sát sinh viên.
Giờ đây, 35 năm sau, vào Ngày Quốc tế Nhân quyền, họ lại tập trung bên ngoài đại sứ quán Trung Quốc và căng biểu ngữ ghi: “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, “Hãy chấm dứt bức hại Pháp Luân Công” và “Trời không dung thứ cho tội ác thu hoạch nội tạng”. Họ lên án ĐCSTQ vì những tội ác chống lại loài người trong cuộc bức hại Pháp Luân Công suốt 25 năm qua và đề nghị trả tự do ngay lập tức cho tất cả các học viên, trong đó có ông Đinh Nguyên Đức.
Lịch sử sẽ sớm sang trang
“Thật đáng buồn là tôi phải kháng nghị bên ngoài đại sứ quán Trung Quốc một lần nữa. 35 năm trước, khi chúng tôi sống ở Đông Đức, chúng tôi đã xuống đường để phản đối vụ thảm sát Thiên An Môn của ĐCSTQ,” ông Kirch bày tỏ, “Hôm nay, tôi muốn nhắn nhủ tới các học viên Pháp Luân Công và gia đình họ, những người vẫn đang bị ĐCSTQ bức hại rằng: Hãy can đảm lên!”
Ông Kirch bày tỏ sự ủng hộ đối với các học viên Pháp Luân Công bị bức hại ở Trung Quốc.
Ông cho biết: “Lịch sử sẽ sớm sang trang. Cho dù ở Trung Quốc hay quốc gia nào khác trên thế giới, mọi người đều có thể làm điều gì đó để mang đến sự thay đổi. Tôi sẽ tiếp tục cố gắng hết sức để bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với các bạn. Nhưng điều này cũng cần sự ủng hộ của toàn thế giới, đặc biệt là ở Berlin, nơi đã chứng kiến sự sụp đổ của Bức tường Berlin cách đây 35 năm.”
Lên án cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công
Người bạn thân của ông Kirch, ông Stefan Miller, cũng đến để thể hiện sự ủng hộ đối với các học viên Pháp Luân Công. Ông Miller và ông Kirch đã liều mạng vạch trần sự gian lận trong cuộc bầu cử địa phương ở Đông Berlin năm 1989. Do đó, hai ông đã bị Stasi Đông Đức (Cơ quan tình báo và cảnh sát mật Đông Đức hoạt động từ năm 1950 đến năm 1990) đàn áp.
Ông Miller nhớ lại: “35 năm trước, ngay sau vụ thảm sát Thiên An Môn, các đảng viên Đảng Cộng sản của chính quyền Đông Đức đã vội vã đến Bắc Kinh để chúc mừng những kẻ đã giết chết các sinh viên. Điều này khiến chúng tôi phẫn nộ, và chúng tôi đã viết một lá thư cho đại sứ quán Trung Quốc. Chúng tôi muốn gửi lá thư vào ngày 6 tháng 6 năm 1989, nhưng rồi chúng tôi đã bị cảnh sát Đông Đức bắt giữ.“
Ông Miller, nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng đến từ Đông Đức
Ông tiếp tục: “Hôm nay, chúng tôi đến đây để bày tỏ sự ủng hộ đối với học viên Pháp Luân Công Đinh Nguyên Đức, gia đình của ông ấy và tất cả các học viên Pháp Luân Công vẫn đang phải chịu đựng cuộc bức hại.”
Trước buổi kháng nghị, ông Miller và ông Kirch đã liên lạc với những người bạn từng cùng họ đấu tranh cho tự do của Đông Đức, và họ đã viết một bức thư chung cho đại sứ Trung Quốc đương nhiệm Đặng Hồng Ba. Ông Miller cũng đã gọi điện đến Đồn Công an Berlin để thông báo về kế hoạch tổ chức một cuộc kháng nghị ôn hòa bên ngoài đại sứ quán Trung Quốc vào Ngày Quốc tế Nhân quyền. Đồn công an đã điều động cảnh sát đến để đảm bảo hoạt động hôm đó diễn ra suôn sẻ.
Khoảng 50 người đã ký vào bức thư kêu gọi ĐCSTQ trả tự do cho học viên Pháp Luân Công Đinh Nguyên Đức, người đang bị giam giữ trong Nhà tù Sơn Đông, chấm dứt việc bức hại vợ chồng ông Đinh, đồng thời chấm dứt việc sách nhiễu và theo dõi các học viên bên ngoài Trung Quốc, trong đó có con trai của ông Đinh Nguyên Đức là anh Đinh Lạc Bân.
Tham gia kháng nghị còn có bà Evelyn Zupke, nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng của Đông Đức. Bà và ông Miller đã vạch trần gian lận trong các cuộc bầu cử địa phương ở Đông Berlin. Bà hiện là Ủy viên Liên bang đầu tiên của Đảng Thống nhất Xã hội chủ nghĩa Đức (SED) về nạn nhân của chế độ độc tài.
Cảnh sát Berlin từ chối nỗ lực cản trở cuộc kháng nghị của Đại sứ quán Trung Quốc
Trước khi chuyển thư, ông Kirch đã bấm chuông đại sứ quán Trung Quốc và yêu cầu vị đại sứ ra nhận thư. Đúng như dự đoán, ông ấy đã không ra.
Ông Kirch (bên trái), ông Miller (ở giữa) và học viên Pháp Luân Công Đinh Lạc Bân (bên phải) bỏ bức thư kháng nghị vào hòm thư của đại sứ quán Trung Quốc.
Lúc đầu, không có nhân viên nào từ đại sứ quán xuất hiện. Cuối cùng, một nhân viên bước ra. Anh ta đi đến hàng rào kim loại phía sau cổng vào, hướng về phía ông Kirch. Sau đó, anh ta dường như đổi ý và quay sang phía nữ cảnh sát ở bên kia hàng rào. Anh ta cố gắng gây áp lực để người nữ cảnh sát giải tán cuộc kháng nghị ôn hòa này. Nhưng vị nữ cảnh sát đã không đáp ứng yêu cầu của anh ta và đảm bảo cho buổi kháng nghị diễn ra suôn sẻ.
ĐCSTQ đang trên bờ vực sụp đổ
Sau khi bỏ thư vào hòm thư, ông Kirch nói với nhân viên đại sứ quán, “Hãy thả tất cả những người bị giam giữ ngay lập tức.” “ĐCSTQ đang cai trị Trung Quốc. Nó là chế độ độc tài. Tôi nghĩ chế độ này đang trên bờ vực sụp đổ.” “Các vị chỉ cần thoái xuất khỏi ĐCSTQ là xong.”
Ông còn nói, “Pháp Luân Đại Pháp có nguyên tắc vĩ đại Chân-Thiện-Nhẫn. Các vị có thể tuân theo nguyên tắc này và mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp.”
Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/12/15/486138.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/12/17/222115.html
Đăng ngày 21-12-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.