Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 20-11-2024] Hai cư dân thành phố Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh bị kết án tù chỉ vì đức tin chung của họ vào Pháp Luân Công, môn tu luyện cả tâm và thân bị ĐCSTQ bức hại từ tháng 7 năm 1999.

Ông Tôn Kiện 55 tuổi, bị kết án 5 năm tù và bà Trương Nhã Minh bị kết án 2 năm tù. Cả hai người đều bị bắt giữ vào ngày 13 tháng 4 năm 2024. Ngày 18 tháng 6, người của Đồn Công an Tử Kinh là Cao Phong và Lý Quốc Khánh, đã chuyển trường hợp ông Tôn và bà Kiện tới Viện Kiểm sát Thành phố Lăng Hải. Viện kiểm sát và Tòa án Thành phố Lăng Hải được chỉ định xử lý các trường hợp học viên Pháp Luân Công ở khu vực lân cận Cẩm Châu.

Đầu tháng 7 năm 2024, công tố viên Lý Phong đã chuyển trường hợp ông Tôn và bà Trương tới Tòa án Thành phố Lăng Hải. Ngày 15 tháng 10, hai học viên này bị đưa ra xét xử và bị kết án vài tuần sau đó.

Bức hại mà ông Tôn phải chịu trong quá khứ

Ông Tôn đã từng làm việc tại Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc ở huyện Bàn Sơn, tỉnh Liêu Ninh. Ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1997. Sau khi cuộc bức hại bắt đầu, ông liên tục là mục tiêu bức hại chỉ vì đức tin của mình. Trước lần bức hại gần nhất này, ông đã từng bị kết án một năm lao động cưỡng bức và bốn năm tù. Vợ ông không thể chịu được áp lực bức hại nên đã ly hôn với ông.

Cảnh sát Đỗ Dương và Đại Văn của Đồn Công an Thị trấn Thạch Tân đột kích vào nhà ông Tôn ngày 24 tháng 7 năm 1999, chỉ bốn ngày sau khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu. Họ tịch thu của ông 5 cuốn kinh sách Pháp Luân Công. Ngày 25 tháng 11 năm 1999, khi ấy con gái ông mới sinh được 18 ngày, trưởng đồn Triệu Hồng Vĩ, chỉ đạo viên Tào Chí Hữu, và cảnh sát Vương Diệu Huy của đồn công an này đã bắt giữ ông và đưa ông vào Cơ sở giam giữ huyện Bàn Sơn. Vợ ông, một giáo viên trung học, đã bị lừa nộp khoản tiền 2.000 Nhân dân tệ mà không nhận được biên lai.

Vì luyện các bài công pháp Pháp Luân Công trong cơ sở giam giữ này, ông đã bị trưởng trại giam Lý Hồng Mãn và lính canh Trương Hi Minh đấm đá. Sau đó, ông được thả, nhưng chưa rõ đó là ngày nào.

Ngày 31 tháng 7 năm 2000, Lưu Thành Nguyên, Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Huyện Bàn Sơn, đã xuất hiện tại nhà ông Tôn và lệnh cho ông từ bỏ Pháp Luân Công. Ông Tôn từ chối tuân theo nên ông đã bị đưa vào Cơ sở giam giữ Huyện Bàn Sơn và bị giam giữ ở đó 42 ngày.

Ngày 31 tháng 12 năm 2000, Chủ tịch ngân hàng nơi ông làm việc là Lưu Hoài Quần, đã thông đồng với Cục Công an Huyện Bàn Sơn để bắt giữ ông trên đường ông trở về nhà. Cảnh sát Tào Chí Hữu và Kim Vĩ Đình đưa ông vào Cơ sở giam giữ Huyện Bàn Sơn giam giữ trong hai tháng rồi chuyển ông tới Trại tạm giam Huyện Bàn Sơn. Sau khi bị giam giữ trong trại tạm giam này hai tháng, ông bị kết án 1 năm lao động cưỡng bức rồi bị đưa vào Trại Lao động Thành phố Bàn Cẩm.

Trong trại lao động này, ông Tôn bị tra tấn tàn bạo. Một ngày nọ, ông cố gắng ngăn các lính canh đánh đập một học viên khác, nên các lính canh Lưu Đại Hán, Trần Trường Lực cùng phạm nhân Mã Cương đấm đá ông, dùng côn điện sốc điện ông, dùng gậy cao su đánh ông. Kết quả là sống mũi ông bị lệch và thịt trong miệng bị rách. Ông bị chảy rất nhiều máu. Chỉ khi đó, ba ác nhân này mới dừng tay lại.

Những hình thức tra tấn khác ông Tôn phải chịu đựng gồm có bị bắt đứng, ngồi xổm hoặc ngồi bất động trong nhiều giờ, ngoài ra ông còn bị biệt giam.

Sau khi được thả, ông Tôn quay lại làm việc. Trong năm 2002, cảnh sát giám sát ông tại nơi làm việc cả ngày và sách nhiễu ông vào ban đêm tại nhà. Ngày 23 tháng 4 cùng năm, đang trong thời gian làm việc, cảnh sát Tào Chí Hữu và Dương Hoành tới cơ quan ông dụ dỗ ông về nhà. Ông đoán được mưu đồ của họ nên đã cố gắng chạy thoát được, nhưng vài tháng sau, vào ngày 29 tháng 9, ông bị bắt giữ và bị đưa vào Trại tạm giam Huyện Bàn Sơn.

Ông tuyệt thực để phản đối và bác sĩ trại tạm giam là Thôi đã bức thực ông. Ông kiên quyết không mở miệng, thế nên Thôi đã dùng kim châm cứu đâm vào mặt và chân tay ông. Sau đó, mũi ông sưng lên đến mức Thôi không thể nhét ống bức thực vào được. Sau đó, ông bị truyền vào tĩnh mạch.

Sau 10 ngày tuyệt thực, ông Tôn trở nên hốc hác và Thôi không thể tìm thấy mạch máu của ông nữa. Giám đốc trại tạm giam họ Đại sợ rằng ông Tôn có thể chết ở đây nên đã chuyển ông tới Bệnh viện Huyện Bàn Sơn. Chủ sử dụng lao động của ông và nhiều đồn công an địa phương cử người theo dõi ông 3 ca suốt ngày đêm. Thậm chí họ còn cùm một chân ông vào giường bệnh vì sợ ông có thể trốn thoát. Mặc dù bị giám sát nghiêm ngặt, nhưng ông Tôn vẫn trốn thoát được vào ngày 12 tháng 10 năm 2002.

Ngày 18 tháng 5 năm 2004, ông Tôn bị bắt ở thành phố Phụ Tân cùng tỉnh và bị đưa tới Trại tạm giam Tân Địa. Ở đây ông đã tuyệt thực và bị các bác sĩ Trương Lập Quân, Ngưu Mãn Sơn, bác sĩ họ Thôi và bác sĩ họ Vương bức thực tàn bạo. Cứ 30 phút, họ lại dùng dùi cui điện để sốc điện ông Tôn. Ông Ngưu còn dùng giày tát vào mặt ông Tôn, khiến ông bị gãy một chiếc răng. Ông cũng cảm thấy đau nhói ở tai.

Các bác sĩ này cùng các cai ngục còng tay và cùm chân ông Tôn lại, chỉ cho ông đi tiểu tiện hai lần một ngày và đi đại tiện bốn ngày một lần.

Tòa án Quận Tế Hà ở thành phố Phụ Tân tổ chức phiên xét xử ông Tôn ngay trong trại tạm giam này và sau đó kết án ông 4 năm tù. Tháng 5 năm 2005, ông bị chuyển vào Nhà tù Cẩm Châu. Lúc này, cân nặng của ông bị sụt mất một nửa.

Trong nhà tù này, bốn tù nhân được giao nhiệm vụ giám sát ông Tôn suốt ngày đêm, thậm chí cả khi ông đi vệ sinh. Ông cũng không được phép nói chuyện với các học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ trong đó. Tháng 12 năm 2005, ông bị biệt giam và bị tra tấn tàn bạo. Khi được trả tự do, ông chỉ còn lại bảy chiếc răng.

Trong tháng 5 năm 2010, ông tìm được công việc tại thành phố Bàn Cẩm, nhưng đến ngày 26 tháng 9 cùng năm, ông bị 5 người của Đội An ninh Nội địa Hưng Long Đài bắt giữ tại nơi ở thuê, 2 trong số 5 người này là Hoàng Hải Âu và Vương Xuân Sinh. Họ tịch thu của ông máy vi tính xách tay, điện thoại di động, thẻ USB, máy nghe nhạc MP3, các kinh sách Pháp Luân Công cùng hơn 800 nhân dân tệ tiền mặt.

Sau 15 ngày bị giam giữ, ông Tôn bị kết án 1 năm lao động cưỡng bức và bị chuyển tới Trại Lao động Bản Khê. Các lính canh ở đó lệnh cho ông học các tài liệu bôi nhọ Pháp Luân Công. Khi từ chối từ bỏ đức tin của mình, ông bị bắt lao động nặng nhọc trong 3 tháng liên tục. Khi hết thời hạn lao động cưỡng bức, lính canh Quách Thiết Ưng đã kéo dài thời gian giam giữ ông thêm 1 ngày.

Ông Tôn chuyển đến thành phố Cẩm Châu vào năm 2017.

Tin tức liên quan:

Bảy cư dân ở thành phố Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh phải đối mặt với phiên tòa xét xử chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/11/20/485224.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/11/26/221827.html

Đăng ngày 04-12-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share