Bài viết của Ngô Kiến, phóng viên Minh Huệ
[MINH HUỆ 23-05-2024] Ngày 13 tháng 5 năm 2024 là Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới lần thứ 25, cũng là ngày kỷ niệm 32 năm hồng truyền Pháp Luân Đại Pháp. Các học viên Pháp Luân Đại Pháp trên khắp thế giới đã tổ chức các hoạt động để kỷ niệm sự kiện này. Nhiều quan chức đã gửi thư cho các học viên để bày tỏ sự kính ngưỡng đối với Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, và tôn vinh Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới. Họ cũng ca ngợi các học viên vì đức tin kiên định vào nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, đồng thời lên án cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Các quan chức ở Đức chào mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp
Trước Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới hôm 13 tháng 5 năm 2024, sáu quan chức ở Đức đã gửi thư cho các học viên Pháp Luân Đại Pháp để tỏ lòng kính ngưỡng đối với Đại sư Lý và tôn vinh Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới.
Hàng trên từ trái sang: Bà Kerstin Celina, Nghị sỹ Quốc hội Đảng Xanh bang Bavaria; ông Michael Gahler, Nghị sỹ Nghị viện Châu Âu từ CDU; và ông Konrad Baur, Nghị sỹ Nghị viện bang Bavaria từ CSU
Hàng dưới từ trái sang: Ông Heiko Kasseckert, Nghị sỹ Nghị viện bang Hesse từ CDU; bà Martina Feldmayer, Nghị sỹ Nghị viện Đảng Xanh bang Hesse; và cô Miriam Dahlke, Nghị sỹ Nghị viện Đảng Xanh bang Hesse
Ông Heiko Kasseckert, Nghị sỹ Quốc hội Bang Hesse từ CDU, viết: “Ngày 13 tháng 5 là Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới. Ngày này không chỉ là dịp kỷ niệm việc hồng truyền và tầm quan trọng của Pháp Luân Đại Pháp trên toàn thế giới, mà còn nhắc nhở chúng ta về sức mạnh và ý chí của những người có niềm tin kiên định vào nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.“
“Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới lần thứ 25 là một cột mốc quan trọng. Ngày này không chỉ tôn vinh những lợi ích của môn tu luyện đối với hàng triệu người trên thế giới mà còn cho thấy những gian khổ và bạo lực mà các học viên Pháp Luân Đại Pháp phải đối mặt ở Trung Quốc. Tôi ngưỡng mộ lòng can đảm và quyết tâm của bạn trong việc phơi bày sự thật và tìm kiếm công lý.
“Tôi cũng muốn tri ân Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công. Những lời dạy và đạo lý của Ngài đã mang lại hy vọng và động lực cho hàng triệu người. Tinh thần của Ngài sẽ sống mãi trong lòng những người đã nhận được phúc lành nhờ Pháp Luân Đại Pháp.
“Mong rằng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới sẽ là ngày của sự gắn kết, hồi hướng, và hy vọng, mong sao tinh thần này sẽ được lan tỏa khắp thế giới.”
Bà Martina Feldmayer và cô Miriam Dahlke, hai Nghị sỹ Quốc hội Bang Hesse của Đảng Xanh, viết: “Các nguyên tắc mà các bạn tuân theo—Chân-Thiện-Nhẫn—là những giá trị tích cực và đáng trân trọng. Cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công của Trung Quốc [ĐCSTQ] là không thể chấp nhận được. Mọi hành động vi phạm nhân quyền đối với các học viên Pháp Luân Công, và việc cấm họ tập luyện và bức hại các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đều phải bị lên án.”
Các quan chức Ireland khen ngợi các học viên
Các đại biểu quốc hội (Teachta Dála) và các ủy viên hội đồng địa phương, cũng như đảng viên các đảng chính trị của Ireland đã gửi thư ủng hộ. Trong thư, các nghị sỹ quốc hội đã ca ngợi nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp, cũng như tác động tích cực của công pháp này đối với xã hội. Họ ca ngợi sự kiên định của các học viên vào tín ngưỡng mặc cho nguy cơ bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại.
Hàng đầu: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Joe O’Brien và Thị trưởng Dublin Daithí de Róiste
Hàng thứ hai từ trái sang: Mattie McGrath TD, Ủy viên Hội đồng Quận Jim O’Leary và Bill Clear, Michael Lowry TDB
Hàng cuối từ trái sang: Đại biểu Quốc hội Gino Kenny, Ủy viên Hội đồng Quận Trevor Gilligan, Đại biểu Quốc hội Mary Kavanagh và Đại biểu Quốc hội Seán Canney
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Joe O’Brien viết: “Pháp Luân Đại Pháp bắt nguồn từ truyền thống lịch sử và văn hóa phong phú, và những giáo lý Chân-Thiện-Nhẫn vẫn là những giá trị cốt lõi. Pháp Luân Đại Pháp lấy việc tu dưỡng và rèn luyện thân tâm cá nhân, như thiền định, là một trong những nguyên lý cốt lõi mà tất cả chúng ta có thể thực hiện nhiều hơn trong thế giới hiện đại.”
Trong bức thư ủng hộ, Đại biểu Michael Lowry viết: “Các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp bắt nguồn từ các trường phái tu luyện cổ xưa của Trung Quốc, đã tác động tích cực đến cuộc sống của nhiều người trên toàn cầu. Trọng tâm của môn tu luyện này là sức khỏe tinh thần, đạo đức, và thể chất đã góp phần tạo nên một xã hội lành mạnh hơn, ổn định hơn và hài hòa hơn.”
“Tôi hiểu rõ những thách thức mà các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc phải đối mặt. Sự kiên cường và cam kết của cộng đồng Pháp Luân Đại Pháp đối với các nguyên tắc của họ thực sự có sức truyền động lực.”
Các chức sắc ở Thụy Điển tôn vinh sự kiện
Tám quan chức ở Thụy Điển đã gửi thông điệp chung chúc mừng các học viên Pháp Luân Đại Pháp, gồm có: Các Nghị sỹ Nghị viện Ann-Sofie Alm, Boriana Åberg, Lotta Johnson Fornarve, Mathias Tegnér, và Nima Gholam Ali Pour, cùng các cựu nghị sỹ Hans Rothenberg, Maria Lundqvist-Brömster, và Niclas Malmberg.
Bức thư có nội dung: “Ngày 13 tháng 5 năm 2024, Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, cũng là dịp kỷ niệm 32 năm hồng truyền môn tu luyện này, đúng vào thời điểm mà sức khỏe cá nhân và trách nhiệm cá nhân trở nên quan trọng hơn bao giờ hết kể từ sau đại dịch.”
Tám quan chức ở Thụy Điển gửi thư chúc mừng tới các học viên Pháp Luân Công.
Các quan chức Vương quốc Anh khen ngợi các học viên
Văn phòng Thủ tướng Rishi Sunak viết: “Chính phủ vẫn quan ngại sâu sắc về cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công và các nhóm người khác ở Trung Quốc vì lý do tôn giáo hoặc tín ngưỡng, và có bằng chứng đáng tin cậy cho thấy các học viên Pháp Luân Công đang bị ngược đãi nghiêm trọng.”
Thủ tướng Rishi Sunak
Benedict Rogers, người đồng sáng lập kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền thuộc Đảng Bảo thủ, viết: “Qua nhiều năm, tôi đã biết nhiều học viên, và thấy tất cả họ đều là những người hiếu khách, rộng lượng, tử tế, thông minh, ôn hòa và tốt bụng. Họ sống đẹp theo giá trị “Chân”, “Thiện” và “Dung nhẫn” hay “Nhẫn nhịn” và có phẩm giá cao thượng.”
“Khi chúng ta kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, chúng ta hãy cùng tôn vinh giá trị Chân, Thiện, Nhẫn. Đây không chỉ là giá trị của Pháp Luân Công, mà là những giá trị phổ quát, những giá trị nhân văn mà mọi người thuộc mọi tôn giáo và tín ngưỡng đều có thể và nên áp dụng và tuân theo.”
Ông Benedict Rogers, người đồng sáng lập kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền thuộc Đảng Bảo thủ
Một số quan chức khác đã lên án cuộc bức hại của ĐCSTQ. Họ chỉ ra rằng chính phủ Anh sẽ nêu lên mối quan ngại về nhân quyền với chính quyền Trung Quốc và OSCE, Hội đồng Châu Âu và Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Nghị sỹ Brendan O’Hara, Người phát ngôn Đối ngoại của Đảng Quốc dân Scotland (SNP)
Nghị sỹ Ellie Reeves
Nghị sỹ Rt Hon Mark Pritchard
Nghị sỹ Ian Levy
Nghị sỹ Feryal Clark
Nam tước Whitaker
Ngoài ra, Nghị sỹ Quốc hội Ondrej Dostál của Cộng hòa Slovakia, và cựu Nghị sỹ kỳ cựu Peter Osusky của Quốc hội Cộng hòa Slovakia, đã đến dự lễ kỷ niệm của các học viên Pháp Luân Công và có bài phát biểu ủng hộ.
Cựu Nghị sỹ kỳ cựu Peter Osusky của Quốc hội Cộng hòa Slovakia, phát biểu tại cuộc mít-tinh
Đại biểu Quốc hội Ondrej Dostál của Cộng hòa Slovakia, phát biểu tại cuộc mít-tinh
Ủy viên Hội đồng Quốc gia Petra Wimmer của Áo
Bà Petra Wimmer đã ban hành tuyên bố yêu cầu rằng các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc phải được hưởng các quyền sống và tự do cá nhân cơ bản. Bà nói: “Họ bị bức hại, tra tấn và giết hại vì tín ngưỡng và giá trị của họ.” Bà nói bà hy vọng “cộng đồng quốc tế sẽ gây áp lực đối với chính phủ Trung Quốc” để chấm dứt cuộc bức hại.
Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/5/23/477919.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/5/25/218292.html
Đăng ngày 26-05-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.