Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Úc

[MINH HUỆ 24-03-2024] Ngày 20 và 21 tháng 3 năm 2024, nhân chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức các cuộc kháng nghị ở Canberra và Sydney. Họ lên án cuộc bức hại đang diễn ra của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với Pháp Luân Công (còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp) và kêu gọi chính phủ Úc đặt nhân quyền và tự do lên trên lợi ích kinh tế.

2dbff5448a8aef91556876c37da04d2b.jpg

26839afe74a722b495fce2394f7265b0.jpg

Các học viên Pháp Luân Công tổ chức kháng nghị trước Toà nhà Quốc hội ở Canberra vào ngày 20 tháng 3.

6ace0faa9710ff227facd702c3691081.jpg

Ông Shane Rattenbury (bên phải), Tổng chưởng lý của Vùng Lãnh thổ Thủ đô Úc và là thành viên của Hội đồng Lập pháp (MLA), và ông John Deller (bên trái), người phát ngôn của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Úc, phát biểu trong buổi kháng nghị.

Thay mặt cho Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Úc, ông John Deller, phát biểu: “Chế độ Trung Quốc lo sợ Pháp Luân Công, bởi vì Pháp Luân Công không ngừng phơi bày bản chất thực sự của ĐCSTQ và cảnh tỉnh thế giới về những tội ác và tác hại mà nó đang gây ra. Thế giới cần nhiều người hơn nữa lên tiếng cho các học viên Pháp Luân Công và vạch trần cuộc bức hại.” Ông kêu gọi Bộ trưởng Ngoại giao Úc nên đề cập đến vấn đề Pháp Luân Công trong các cuộc hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc của bà.

Ông Shane Rattenbury, MLA, ủng hộ cuộc kháng nghị ôn hòa của Pháp Luân Công. Trong bài phát biểu của mình, ông cho hay Úc cần phải lưu ý đến vấn đề nhân quyền trong cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công và không được né tránh vấn đề này.

Ông nhấn mạnh: “Nhân quyền cần được tôn trọng, văn hóa cần được tôn trọng và quyền tự do tôn giáo cần được tôn trọng. Đây phải [được coi] là những giá trị phổ quát.”

Một số Nghị sỹ và Thượng nghị sỹ khác cũng đã ra khỏi Tòa nhà Quốc hội để phát biểu tại buổi kháng nghị. Một số bày tỏ lời chúc mừng tới các học viên và ủng hộ sự phản bức hại của Pháp Luân Công.

Nghị sỹ, Tiến sỹ David Gillespie phát biểu rằng cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công dưới bất kỳ dạng thức nào đều không có đạo lý. Ông nói: “Chúng tôi lắng nghe cuộc đấu tranh của các bạn [nhằm kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại] và chúng tôi sẽ tiếp tục bảo vệ vấn đề nhân quyền của các bạn”.

Thượng nghị sỹ Dean Smith cảm ơn các học viên đã tổ chức buổi kháng nghị và nói rằng sự kiện này rất quan trọng.

Thượng nghị sỹ Janet Rice cũng gửi lời chúc mừng và ủng hộ tới các học viên Pháp Luân Công.

e9c48b7425711f0580d07a5c38caf5eb.jpg

d43add058df03565b4958fb6b145bce8.jpg

Các học viên căng biểu ngữ dọc theo tuyến đường đoàn xe đi qua, từ khách sạn Hyatt, Canberra, nơi ông Vương Nghị lưu trú, tới Quốc hội.

Giáo sư Phùng Sùng Nghĩa: Pháp Luân Công đã có những đóng góp trong việc thức tỉnh lương tâm, gây dựng lại đạo đức

5bc21ccb4e16495b26acd1ecf1db831f.jpg

Tiến sỹ Phùng Sùng Nghĩa, Giáo sư tại Đại học Công nghệ Sydney

Tiến sỹ Phùng Sùng Nghĩa, Chủ tịch Liên minh Nạn nhân của Chế độ Cộng sản Trung Quốc tại Úc và New Zealand, học giả về các vấn đề Trung Quốc, đồng thời là giáo sư tại Đại học Công nghệ Sydney, cho biết: “ĐCSTQ là một chế độ tà ác và nó rất xảo quyệt. Nó đã tẩy não và lừa dối biết bao người dân Trung Quốc suốt một thời gian dài. Điều này đòi hỏi những người tỉnh ngộ trước cần phải đi đầu để đánh thức người dân Trung Quốc.“

“Hôm nay, chúng tôi có mặt ở đây không chỉ để lên tiếng với chính phủ và người dân Úc mà còn với người dân và chính phủ Trung Quốc. Những gì chúng tôi đang thể hiện là ý chí của người dân. Là những người dân bình thường, chúng tôi sẽ không cấu kết với chế độ tà ác này.”

Tiến sỹ Phùng ca ngợi các học viên Pháp Luân Công vì sự kiên trì bền bỉ của họ trong việc phơi bày tội ác của ĐCSTQ và hướng cho người dân Trung Quốc gây dựng lại đạo đức của họ.

Ông chia sẻ: “ĐCSTQ không chỉ đã tàn phá núi sông của chúng tôi mà còn hủy hoại đạo đức của con người, điều này còn gây tác hại nghiêm trọng hơn. Người tu luyện Pháp Luân Công tin vào Chân-Thiện-Nhẫn, nói lên sự thật và làm những việc tốt, những điều này có ý nghĩa to lớn đối với Trung Quốc. Đây chính là sự đóng góp rất lớn. Trong tương lai, ngay cả sau khi ĐCSTQ sụp đổ, Pháp Luân Công vẫn sẽ đóng một vai trò trọng yếu ở những phương diện này.”

Chủ tịch Hiệp hội người Duy Ngô Nhĩ tại Úc: Pháp Luân Công giúp người dân Trung Quốc hiểu được bản chất tà ác của ĐCSTQ

fc6fe809628f828e4ec0b5d70f492026.jpg

Ông Mehmet Obul, Chủ tịch Hiệp hội người Duy Ngô Nhĩ tại Úc

Ông Mehmet Obul, Chủ tịch Hiệp hội người Duy Ngô Nhĩ tại Úc, bày tỏ: “Tôi rất ủng hộ Pháp Luân Công. Pháp Luân Công là một nhóm ôn hòa và lý trí. Pháp Luân Công truyền rộng Cửu Bình (Chín bài luận về Đảng Cộng sản) và giúp người dân Trung Quốc hiểu được bản chất của ĐCSTQ. [Kết quả là] nhiều người Trung Quốc đã thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó.”

Ông cũng nói: “ĐCSTQ biết rằng nếu để người dân Trung Quốc được tự do thì nó sẽ sụp đổ nên nó đã bức hại Pháp Luân Công, sau đó lại bức hại người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ”. Ông cho rằng dù người ta tin vào tôn giáo nào, chúng ta đến thế giới này là để giúp đỡ lẫn nhau. Chúng ta phải đứng lên chống lại ĐCSTQ và chấm dứt mọi cuộc đàn áp càng sớm càng tốt.

Nguyên Thư ký Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Sydney: Người dân không nên hợp tác với ĐCSTQ và cho phép nó làm bất cứ điều gì nó muốn

6c6b74af82a106fb4f945af37e47671d.jpg

Ông Trần Dụng Lâm, Nguyên Thư ký Tổng lãnh sự quán Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Sydney

Nguyên Thư ký Lãnh sự quán Trung Quốc tại Sydney, ông Trần Dụng Lâm, cho biết: “Chính phủ Úc phải chấm dứt chính sách xoa dịu đối với Trung Quốc. ĐCSTQ có chính sách dùng tiền để thúc đẩy chính trị, dùng tiền để gây ảnh hưởng đến chính trị và khuếch trương sự ảnh hưởng của nó. Úc không thể từ bỏ những quyền cơ bản của con người cũng như các giá trị phổ quát. Úc cần phải có tiếng nói cho các nhóm người bị bức hại, mà trong đó nhóm Pháp Luân Công đang bị ĐCSTQ bức hại một cách tàn bạo. Chúng ta không nên cấu kết với ĐCSTQ và cho phép nó làm bất cứ điều gì nó muốn.”

Ông Trần khen ngợi các học viên đã phản đối cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với đức tin và những nỗ lực của họ đã giúp nhiều người Trung Quốc nhận ra bản chất thực sự của ĐCSTQ.

Các học viên kêu gọi Chính phủ Úc thúc giục chính quyền Trung Quốc chấm dứt cuộc bức hại

Ngày 21 tháng 3, các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức một cuộc mít-tinh trước Tòa thị chính Sydney, và sau đó tổ chức một cuộc kháng nghị ôn hòa trước địa điểm nơi Thống đốc bang New South Wales Chris Minns gặp ông Vương Nghị. Khi đoàn xe của Vương Nghị đi ngang qua, các học viên đã hô lên: “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo!” và “Hãy chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công!”

ad223b4c31434b35806b2bcf8b4f2743.jpg

Tiến sỹ Lucy Triệu, Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Úc, phát biểu tại buổi mít-tinh

Tiến sỹ Lucy Triệu, Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Úc, phát biểu tại cuộc mít-tinh rằng cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với Pháp Luân Công đã tiếp diễn trong suốt 25 năm qua. Pháp Luân Công là nhóm bị bức hại lớn nhất ở Trung Quốc. Trước khi cuộc bức hại bắt đầu, cứ 10 người Trung Quốc thì có một người tu luyện Pháp Luân Công, và hàng triệu gia đình đã bị ly tán do bị bức hại. Các học viên Pháp Luân Công là nạn nhân chính của tội ác thu hoạch nội tạng tàn bạo của ĐCSTQ.

Bà nói rằng các học viên yêu cầu chính quyền Trung Quốc hãy nhanh chóng chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công và trả tự do cho tất cả các học viên đang bị giam giữ.

d6414a6ef1d17720c190ab1ded042389.jpg

Các học viên mít-tinh để phản đối cuộc bức hại của ĐCSTQ trước Tòa thị chính Sydney vào ngày 21 tháng 3.

8d7a85393aa54311325b318e2c23f08c.jpg

Đoàn xe của Vương Nghị đi ngang qua các biểu ngữ Pháp Luân Công

Người Úc ủng hộ Pháp Luân Công

Trong cả hai sự kiện, các học viên đều căng các biểu ngữ có dòng chữ “Hãy chấm dứt cuộc bức hại, chấm dứt thu hoạch nội tạng sống và thả tất cả các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ”. Nhiều người dân địa phương đã bày tỏ sự ủng hộ đối với các học viên.

63e138a8ef6a1fdd7b97880a2d680e4f.jpg
4d73fb9f3d363b97b9b0b78914e6603b.jpg
350b2769b8121da4a058c8f910c3d749.jpg

Các học viên nâng cao nhận thức về cuộc bức hại.

Cô Kathy chia sẻ: “Tôi đã biết đến Pháp Luân Công từ nhiều năm trước trong một buổi thỉnh nguyện diễn ra tại Công viên Hyde ở Sydney. Chúng ta cần có tự do, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và tự do tư tưởng, bởi vì đây là những quyền cơ bản của con người mà tất cả chúng ta đáng được hưởng. Thương mại cũng quan trọng, nhưng không có gì quý giá bằng nhân quyền. Điều này rất trọng yếu đối với mỗi người Trung Quốc.”

21f5db9125cabebd1beee5ae2eac74e3.jpg

Cô Kathy bày tỏ sự ủng hộ của với Pháp Luân Công

Khi cô Paula nghe nói về cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc, cô bày tỏ: “Thật buồn vì chúng ta không thể tin được rằng điều như thế này lại có thể xảy ra vào ngày hôm nay. Chúng ta cần phải chấm dứt cuộc bức hại này. Tôi nghĩ Chân-Thiện-Nhẫn là những giá trị mà mọi người nên có.”

73526328aac39565ece2a01e510c5555.jpg

Cô Paula rất vui khi biết đến sự kiện này và nói rằng mọi người nên hiểu rõ về cuộc bức hại.

Cô Paula cho biết thêm: “Tôi thích kiểu kháng nghị này bởi những người đứng sau các biểu ngữ rất ôn hòa và thân thiện. Trước khi tới đây tôi chưa biết gì về cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công. Đây là chuyện có thật đang diễn ra ở Trung Quốc. Mọi người cần phải biết về cuộc bức hại này.”

Anh Fabio Diniz nói: “Đây là lần đầu tiên tôi nghe nói đến việc Pháp Luân Công đang bị bức hại. Chúng ta phải chấm dứt cuộc bức hại và chấm dứt việc giết hại những người vô tội.”

Anh còn nói: “Buổi kháng nghị của các bạn hôm nay rất ôn hòa. Chúng ta cần một thế giới hòa bình. Nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn rất cần cho xã hội chúng ta ngày nay.”

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/3/24/474525.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/3/25/216334.html

Đăng ngày 28-03-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share