Bài viết của Tịnh Ân, học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Nhật Bản

[MINH HUỆ 20-05-2023] Tôi là con một, nên gia đình tôi tuy không giàu có lắm, nhưng từ nhỏ đến lớn tôi đã không phải lo cái ăn cái mặc. Phương pháp giáo dục của bố mẹ thường là động viên, khen ngợi, rất hiếm khi trách mắng tôi. Ngay cả ở trước mặt người khác, bố mẹ cũng tiếc lời khen ngợi tôi, bởi vậy, tôi chưa bao giờ phải khổ não vì bị bố mẹ nói kiểu “con nhà người ta”.

Lớn lên trong môi trường như vậy, tôi cũng yêu cầu cao đối với bản thân, ở nhà hay ra ngoài đều muốn biểu hiện thật tốt để được ghi nhận nhiều hơn nữa. Bất giác, tôi đã dưỡng thành tính cách không thể chịu được lời chỉ trích của người khác; thấy ai hơn mình thì tật đố đến bất bình.

Từ khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã hiểu Pháp lý Chân-Thiện-Nhẫn và sự nguy hại của tâm tật đố. Thường ngày, tôi cũng hay chú ý đến những tình huống khơi dậy tâm tật đố và cố gắng ức chế nó. Hơn nữa, tôi tính hướng nội, biết điều, nên khá hòa hợp với mọi người xung quanh.

Hồi mới đắc Pháp, tôi lý giải Đại Pháp chỉ dừng ở bề mặt, vẫn cứ dùng cái nhẫn của ngường thường để giải quyết các vấn đề, ban đầu như thế cũng đủ để giữ cho nội tâm tôi cân bằng. Tuy nhiên, sau khi kết hôn, dần dần tôi đã không duy trì được sự cân bằng đó nữa.

Chồng tôi là người cực kỳ nghiêm túc và tỉ mỉ. Anh vừa ương ngạnh, lại vừa cầu toàn. Tâm tính tôi không ngừng được ma luyện, từ chỗ tâm đầu ý hợp thuở mới kết hôn, rồi trải qua cuộc sống cơm áo gạo tiền thường nhật, đến chỗ hai vợ chồng cùng nhau gây dựng sự nghiệp.

Nhận thức bề mặt về Đại Pháp đã không thể giúp tôi coi nhẹ, bình tĩnh trong các mâu thuẫn nữa, thế nên kiểu cố gắng nhẫn nhịn trước đây không còn tác dụng nữa. Tôi thường xuyên lâm vào trạng thái bất bình cực độ và thường có những suy nghĩ như: “Anh có quyền gì mà nói như vậy với em?“, “Anh chỉ hơn em vài tuổi, anh giỏi hơn được là bao!”, “Tại sao em phải nghe lời anh?”, “Làm sao anh biết anh đúng chứ?”

Rồi mỗi khi trong công việc xuất hiện bất đồng, những câu chất vấn đó lại không ngừng nổi lên trong tâm trí tôi. Tôi chỉ có thể miễn cưỡng thể duy trì tiêu chuẩn tối thiểu của một người tu luyện mà thôi.

Thế là ở nhà tôi thường xuyên diễn ra cảnh: chồng đứng đó la lối om sòm, còn tôi ngồi im lặng không đáp; chồng góp ý phải thay đổi thế nào, tôi nhẹ giọng phản kháng: “Em không làm vậy đâu!” Có lẽ hình dung chân thực nhất về tâm lý của tôi lúc ấy là hết sức trẻ con.

Từ đó, chồng tôi đặt cho tôi biệt danh “Em không!”, không có chuyện gì cũng đem ra trêu chọc tôi. Những năm ấy, tôi không nhận ra cái gốc của tâm bất bình chính là tâm tật đố, cuối cùng chỉ dùng cách nghĩ: “Mình là người tu luyện, mình sẽ không chấp nhặt với người thường” để tìm chút thăng bằng trong tâm.

Khảo nghiệm nhiều hơn sau khi chồng bước vào tu luyện

Năm 2020, dịch virus Vũ Hán COVID đã làm thay đổi cuộc sống của tất cả mọi người. Nhờ Sư phụ từ bi coi sóc, chồng tôi cuối cùng đã bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Sau thời gian vui mừng vì chồng đắc Pháp, tôi lại bắt đầu gặp những thách thức mới.

Sau khi đọc sách Pháp Luân Đại Pháp, chồng tôi cũng có nhận thức về tu luyện Đại Pháp. Ngoài việc quy chính bản thân theo Pháp, anh còn dùng các tiêu chuẩn mà anh nhận thức được để yêu cầu tôi. Cho dù tôi gặp vấn đề gì, anh vạch lá tìm sâu, bảo “Em sao không hướng nội tìm đi?” Tất nhiên, tôi biết mình cần phải hướng nội tìm, nhưng bị một học viên mới yêu cầu như vậy, trong tâm tôi luôn cảm thấy không thoải mái.

Hơn nữa, chồng tôi căn cơ tốt, Sư phụ thường triển hiện cho anh các Pháp lý, vài ngày anh lại lên một tầng thứ rồi, thăng lên rất nhanh. Khi chia sẻ với anh, tôi thấy dù là về nhận thức Pháp hay cảm thụ trên thân thể, anh đều khác xa hồi tôi mới đắc Pháp. Trước nay, tôi chưa từng trải qua những trạng thái mà anh được trải nghiệm. Vì vậy, tôi một mặt mừng cho anh, một mặt, cái tâm bất bình kia lại le lói xuất đầu lộ diện.

Khi xung đột nảy sinh, ban đầu tôi từ chỗ nhẫn nại, không thèm để ý, trở thành căm giận bất bình: “Anh cũng tu luyện rồi, cũng nên thay đổi phương thức giao tiếp đi chứ, cũng phải hướng nội tìm đi chứ….”

Cả hai chúng tôi đều hy vọng đối phương có sự cải biến nên thường xuyên nảy sinh bất đồng. Sau đó, chúng tôi lại cùng thảo luận, cứ vậy hết lần này đến lần khác mà ma luyện.

Tôi chia sẻ với đồng tu mẹ, mẹ bảo tôi phải nghiêm khắc yêu cầu chính mình. Bất kể trước đây tu luyện như thế nào, người tu luyện lâu năm cũng cần dẫn dắt người mới, chứ không được trách móc. Chỉ có không ngừng hướng nội, đề cao bản thân thì mới có thể làm được.

Thông qua không ngừng học Pháp, tôi phát hiện ra rằng tuy tôi tự nhận mình là người tu luyện, nhưng vẫn xem việc vượt quan trong tu luyện là khổ nạn trong cuộc sống, chứ không nhận ra căn nguyên của tâm bất bình chính là tâm tật đố.

Sư phụ giảng:

“Kẻ ác do tâm tật đố sai khiến, ích kỷ, nóng giận, mà tự thấy bất công.” (Cảnh giới, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Hơn nữa, tôi còn chưa lý giải được nội hàm trong lời dạy của Sư phụ trong kinh văn Thế nào là Nhẫn, Tinh Tấn Yếu Chỉ.

Sư phụ giảng:

“Nhẫn là chìa khoá của đề cao tâm tính. Nhẫn mà uất hận, uỷ khuất, hay đẫm lệ là cái nhẫn của người thường với chấp trước vào tâm lo nghĩ, hoàn toàn không hề nảy sinh uất hận, không cảm thấy uỷ khuất thì mới là cái Nhẫn của người tu luyện.” (Thế nào là Nhẫn, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tôi ngộ ra rằng Nhẫn chân chính không phải là lấy việc giải quyết mâu thuẫn làm mục đích, đó là hữu vi. Chỉ khi nội tâm không lay động, không hề vì bất kể điều kiện bên ngoài nào mà động theo thì mới đạt đến trạng thái “Nhẫn” mà một người tu luyện nên có.

Sau khi tôi ngộ ra được điều đó, khảo nghiệm cũng theo đó mà đến. Khi chồng tôi cao giọng chỉ trích, mà tôi muốn trả đũa lại, thì đột nhiên tôi ý thức được rằng “Tự coi là bất công” là kẻ ác. Mình là người tu luyện, cái tâm bất bình kia không phải là mình, mình không muốn cái đó, mình cần làm được nhẫn bất động tâm của người tu luyện. Tâm trí tôi liền giữ chắc một niệm bất động này. Tôi biết cái tâm bất bình kia vẫn còn, nhưng nó đã bị định trụ lại. Tôi đã vượt qua quan này một cách suôn sẻ, bình hòa.

Sư phụ thấy tôi có chính niệm có chính niệm muốn tu bỏ tâm tật đố, nên Ngài đã từ bi triển hiện cho tôi nhiều Pháp lý hơn nữa. Ngay sáng ngày hôm sau, sau khi phát sinh mâu thuẫn, bình thường lúc sáng sớm luyện công, chồng tôi đã có thể ngồi song bàn rồi, vậy mà đột nhiên sáng hôm ấy, anh không thể ngồi song bản, chỉ có thể ngồi đơn bàn, chân còn bị vếch lên rất cao. Thấy anh mắm môi mắm lợi, biểu hiện hết sức thống khổ, tôi đang chưa hiểu vì sao thì chợt trong đầu tôi đột nhiên truyền ra một thanh âm: “Anh ấy đang chịu đựng thay cho mi đó!” Tôi chấn động.

Sư phụ giảng:

“Thực ra họ giúp chư vị tiêu nghiệp, nhưng tự họ không biết. Họ không hề gây sự với chư vị ở bề mặt, còn trong tâm lại rất tốt với chư vị; không phải như thế, [mà] cơn nóng giận thật sự xuất ra từ nội tâm. Bởi vì nghiệp lực rơi vào ai thì người đó thấy khó chịu; đảm bảo là như vậy.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Đúng rồi! Trong mâu thuẫn, chồng tôi giúp tôi vượt quan, có lẽ nghiệp lực chính là do anh gánh chịu! Nghĩ đến đây, lần đầu tiên tôi ý thức được rằng trên suốt chặng đường tu luyện, những đồng tu tạo cơ hội vượt quan cho mình, thậm chí những gì mà người thường phải gánh chịu, rốt cuộc là thế nào. Sư phụ vì để bắc chiếc thang lên trời cho mỗi đệ tử chúng ta, mà mỗi bậc trên chiếc thang đó đều là những người giúp chúng ta vượt quan. Mỗi một bước đề cao của tôi đều là nhờ sự gia trì của Sư phụ, là giẫm lên vai người khác mà leo lên. Trong nháy mắt đó, tôi thấy cảm ân vô ngần, tôi đã lý giải được sâu sắc Pháp lý người tu luyện cần nhìn nhận vấn đề phản đảo lại. Cảm giác bất công của tôi đã tan biến!

Có được thể ngộ ấy làm cơ sở, trong tu luyện sau này, vô luận là với ai hay gặp phải vấn đề gì, tôi đều ước thúc bản thân, tận lực không khởi tâm, không động niệm, và hướng nội tìm. Tôi cố gắng không bị kích động hay động tâm. Tuy rằng không phải lúc nào tôi cũng làm tốt, nhưng ngày càng có thể thanh tỉnh dùng chính niệm đối đãi với mọi việc.

Một lần, chúng tôi giao lưu với một đồng tu đắc Pháp thời đầu, vô cùng tinh tấn thực tu. Chồng tôi vui vẻ, đĩnh đạc chia sẻ về những Pháp lý anh mới ngộ ra gần đây, tôi ngồi một bên tĩnh lặng lắng nghe. Hàn huyên một hồi, đồng tu lâu năm đột nhiên quay sang tôi, hỏi: “Sao lại có cảm giác chồng cô tu sau mà lại làm tốt hơn cô vậy?” Tôi sửng sốt, theo bản năng muốn phản bác lại vài câu nhưng lại cảm thấy không đúng nên chỉ cười không nói gì.

Sau khi đồng tu rời đi, tôi liền hướng nội và tự hỏi tại sao mình lại động tâm. Bị nói không bằng người khác liền không vui, đó chính là tâm tật đố. Tôi vốn cảm thấy chồng tôi có được nhiều trạng thái mà mình không có, liền cảm thấy có chút chán nản, rồi bị người khác nhận ra và nói ngay trước mặt, kích động đến cái tâm cầu danh; khi bị người khác nói lại muốn phản bác lại, đó chính là tâm tranh đấu.

Hướng nội một hồi, tôi đột nhiên ý thức được rằng kỳ thực chồng tôi có nhiều ưu điểm mà tôi không có, vậy tại sao tôi không thể thản nhiên chấp nhận đây? Từ “khiêm tốn” xuất hiện trong tâm trí tôi, chính là tôi tự đặt mình lên cao, không đủ khiêm tốn, cho nên không thể thực tâm tiếp nhận ưu điểm của người khác.

Sư phụ giảng:

“‘Các vị cần phải cứu tôi’, đều nói ‘các vị phải cứu tôi, các vị phải cứu tôi’, nhưng hình thức biểu hiện không có giống như nhận thức luận lý của thế gian, [rằng khi yêu] cầu người cần phải rất lễ phép, rất khiêm tốn mới được: ‘các vị cứu tôi, tôi phải trước tiên cảm kích các vị, tôi cung cấp thuận tiện cho các vị’, nhưng không phải thế đâu. Như họ xem xét, ‘các vị muốn có thể cứu tôi, các vị phải có thể đạt tới tầng thứ của tôi mới được, các vị phải có uy đức ấy, các vị mới có thể cứu tôi được. Các vị không có uy đức ấy, các vị không đạt đến cao như tôi, thì cứu tôi sao đây?’” (Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp, Giảng Pháp tại các nơi XI)

Tôi cao cao tự đại, mang tâm thái coi thường người người khác mà đối đãi với những người ưu tú hơn mình. Đó chẳng phải cũng không khác gì so với cựu thế lực ư? Khi tôi bắt được “con quỷ lớn” ẩn tàng sau những nhân tâm kia, tôi đã phát chính niệm để phủ định hết thảy an bài của cựu thế lực.

Đồng thời, thường ngày tôi cố gắng nhìn nhiều hơn vào ưu điểm của người khác. Bản thân có chỗ nào chưa đủ tốt, tôi cũng không cố gắng che giấu nữa, mà thản nhiên lắng nghe ý kiến của đồng tu. Mặc dù có lúc, tôi cũng thấy xấu hổ, nhưng tâm thái đã khác hẳn trước đây.

Đợt trước, chồng tôi đọc kinh văn mới của Sư phụ “Vì sao có nhân loại” cho mọi người bên nhà anh nghe, khiến cả gia tộc dậy sóng một hồi. Tuy tôi biết đó là vượt quan, nhưng trong lúc nhất thời không thể giữ vững tâm tính, tôi kích động nói với chồng: “Sao họ có thể như vậy chứ?”

Chồng tôi trả lời: “Em bị họ dẫn động rồi, giờ em đừng nói gì cả.” Khi đó, tôi còn giải thích, bảo rằng tôi không bị dẫn động, tôi chỉ sốt ruột. Anh nghiêm khắc nói: “Em bị người thường dẫn động rồi, mà còn không chịu thừa nhận. Cơ điểm chúng ta đọc kinh văn của Sư phụ cho họ là gì? Chẳng phải chúng ta đang trợ giúp Sư phụ cứu độ chúng sinh sao? Em có tín Sư tín Pháp 100% không? Vừa rồi, anh cũng hơi bị dẫn động, nhưng anh lập tức nhận ra rằng mình lại đang vượt quan rồi!”

Lúc này, tôi mới bình thản trở lại, tuy rằng trong tâm nổi lên ý muốn phản bác cùng suy nghĩ: “Anh chỉ là học viên mới mà còn thuyết giáo em sao?”, nhưng lần này tôi đã bình tĩnh đối diện với chồng, bài trừ hết thảy can nhiễu ngăn trở, trực tiếp nói với chồng rằng “Anh nói rất có đạo lý!” chứ không chỉ giữ trong lòng như trước đây. Lúc này, tôi không còn cảm thấy chút tâm tật đố nào nữa, trong thâm tâm chỉ cảm thán anh: “Anh ngộ thật tốt, anh thực hiện cũng rất tốt! Em thực sự mừng cho anh!”

Vừa xuất ra niệm này, tôi cảm nhận rõ ràng trong tim nơi thân thể vật chất của mình đang phóng ra một đóa hoa tươi từ từ nở rộ, nụ cười cũng theo đó mà rạng rỡ khắp khuôn mặt. Vẻ mặt nghiêm túc của tôi nãy giờ bất giác trở thành nụ cười phát tự nội tâm. Toàn bộ quá trình ấy đã thuyết minh một cách hoàn mỹ thế nào là trạng thái “hoa nở trong tim”.

Cổ nhân xưa kia khi tạo từ đều có nguyên cớ, mà “bông hoa trong tim“ này lại không phải là vì mình vui mừng bao nhiêu, mà là khi bản thân toàn tâm toàn ý mừng cho người khác mới có thể nở rộ! Cảm tạ Sư phụ đã cho con được cảm thụ trạng thái mỹ diệu khi không có tâm tật đố.

Gần đây, chồng tôi không còn trêu tôi bằng biệt danh “Em không!” nữa. Mỗi khi anh yêu cầu tôi làm gì, bất kể thái độ của anh như thế nào, tôi đều không chút ngần ngại cười ha ha, mau mắn đáp lại. Có lần, anh vừa nói được hai câu, rồi đột nhiên cười, nói: “Ái chà, dạo này, em tu tốt thật đó!”

Con xin cảm tạ Sư tôn đã bảo hộ, điểm hóa, dẫn dắt con cuối cùng cũng thoát khỏi quấy nhiễu của chấp trước tật đố, tâm tính đề cao từng chút một. Mặc dù trong quá trình tu luyện có những va vấp, thăng trầm, nhưng con đã biết tu luyện như thế nào. Đệ tử nhất định sẽ tinh tấn không ngừng để có thể báo đáp ân Sư.

(Bài viết chọn lọc kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới lần thứ 24 trên trang web Minh Huệ)

Mọi tác phẩm đăng trên trang web Minh Huệ (minghui.org) đều thuộc bản quyền của Minh Huệ. Khi sử dụng lại vì mục đích phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn ở đầu bài đăng (Theo bài viết của trang Minh Huệ…), sau đó dẫn đường link bài gốc của Minh Huệ. Trường hợp sử dụng với mục đích thương mại, vui lòng liên hệ với Ban Biên tập để được ủy quyền.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/5/20/460955.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/5/26/209555.html

Đăng ngày 12-06-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share