Bài viết của một phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc
[MINH HUỆ 06-02-2023]
Hai cư dân ở thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang mới bị kết án tù vì tín ngưỡng của mình vào Pháp Luân Công.
Bà Trình Kiều Vân đã bị kết án 8 năm tù và bà Đỗ Xuân Hương bị kết án 4 năm.
Hai học viên này đã bị bắt ngày 12 tháng 7 năm 2022, trong một cuộc càn quét của cảnh sát đối với ít nhất là 135 học viên Pháp Luân Công. 89 học viên khác đã bị sách nhiễu và 156 người bị lục soát nhà.
Chiến dịch này bắt đầu vào 8 ngày trước ngày kỷ niệm lần thứ 23 kể từ khi chính quyền cộng sản Trung Quốc bắt đầu đàn áp môn tu luyện tinh thần này vào ngày 20 tháng 7 năm 1999. Việc bắt giữ hàng loạt này là một cố gắng nhằm bắt những học viên bị nhắm đến từ bỏ tín ngưỡng của mình và ngăn họ lên tiếng trước ngày kỷ niệm.
Theo một cảnh sát viên, chính quyền đã bắt đầu theo dõi và ghi hình những học viên này từ 9 tháng trước khi chiến dịch bắt đầu. Ngày bắt đầu chiến dịch bắt giữ không được thông báo cho đến một tuần trước đó. Các cảnh sát đã không đưa ra tên, khu vực, hay thông tin liên hệ của họ trong khi tiến hành việc bắt giữ, nói rằng những thông tin đó là một bí mật quốc gia.
Hầu hết các vụ bắt giữ được thực hiện vào sáng sớm, từ 5 đến 7 giờ sáng, khi các học viên đang ở nhà. Nhiều đồ dùng cá nhân đã bị tịch thu, đặc biệt là các sách Pháp Luân Công, ảnh của người sáng lập Pháp Luân Công, máy tính xách tay, điện thoại di động, và những tờ rơi mà các học viên dùng để phổ biến thông tin về cuộc đàn áp. Những đồ dùng này được sử dụng như bằng chứng truy tố để cảnh sát theo đuổi những án tù đối với họ.
Ngoài bà Trình và bà Đỗ, hai học viên khác bị nhắm vào trong cuộc càn quét của cảnh sát, bà Đường Tăng Nghiệp và bà Lý Đông Cử, cũng đã bị kết án tương ứng là 2,5 và 5,5 năm tù.
Bức hại trước kia đối với bà Trình
Bà Trình, khoảng 63 tuổi, từng là một chuyên gia về quản lý nhà đất. Vào ngày 22 tháng 7 năm 1999, 2 ngày sau khi cuộc đàn áp bắt đầu, bà đã đi đến chính quyền tỉnh Hắc Long Giang để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, nhưng đã bị bắt giam trong vài giờ. Chỗ làm của bà đã giữ bà trong một phiên tẩy não trong 28 ngày vào tháng 10 năm 1999. Việc tăng lương cho bà theo kế hoạch vào cuối năm cũng đã bị hủy.
Bà Trình lại bị bắt khi bà đi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công vào ngày 28 tháng 2 năm 2000. Bà đã bị giam trong một cái cũi bằng kim loại và bị đưa trở lại Đại Khánh. Bà được phóng thích sau 1 tháng bị giam tại Trại tạm giam thành phố Đại Khánh.
Bà Trình lại đi đến chính quyền tỉnh để thỉnh nguyện lần thứ 2 vào tháng 6 năm 2000 và đã bị tống tiền 4.000 tệ. Vài ngày sau đó, vào ngày 18 tháng 6, chỗ làm của bà và cảnh sát đã ra lệnh cho bà viết một bản tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Vì bà từ chối tuân theo, họ đã giữ bà trong một phiên tẩy não nữa trong 3 tháng và bà đã bị bắt phải trả 1.975 tệ cho đồ ăn và “học phí”.
Chính quyền cũng đã liên tục gây sức ép đối với chồng bà, ông đã không thể chịu được việc bức hại đó và đã ly dị bà.
Bà Trình đi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện một lần nữa vào tháng 12 năm 2000. Vì bà từ chối cho biết tên mình nên cảnh sát đã chuyển bà đến trại tạm giam huyện Kiến Bình ở tỉnh Liêu Ninh, nơi bà đã bị giam trong gần 2 tháng. Bà đã tuyệt thực để phản đối và bị bức thực. Gia đình bà đã phải đưa 1.700 tệ trước khi họ được phép đưa bà về nhà.
Chỗ làm của bà Trình đã giữ lại lương của bà giữa tháng 2 và tháng 11 năm 2000 và vẫn cố gắng tống tiền bà 7.500 tệ. Khi bà theo kế hoạch được nhận khoản chi trả một lần (trả cho những nhân viên đồng ý nghỉ hưu sớm) vào tháng 12 năm 2000, bí thư Đảng ủy của chỗ làm tên là Miêu Hoành Tài đã yêu cầu bà đầu tiên phải ký quỹ 20.000 tệ.
Việc thanh toán khoản tiền tiết kiệm của bà (một quỹ được tài trợ bởi người sử dụng lao động mà có thể được dùng để cho nhân viên mua nhà, và khoản còn lại sẽ được thanh toán cho nhân viên khi chấm dứt hợp đồng lao động) vào tháng 4 năm 2001 cũng đã bị giữ lại và thay vào đó bà đã bị ra lệnh phải trả 5.200 tệ tiền chi phí cho các nhân viên của chỗ bà làm đã đi đến Bắc Kinh để đưa bà về sau lần bà đi đến đó để thỉnh nguyện.
Chỉ một tháng sau đó, bà Trình và một số học viên đi đến vùng nông thôn để phổ biến thông tin về cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Họ đã bị bắt và bị giam ở trại tạm giam thành phố Đại Khánh trong hơn 30 ngày. Khi bà tuyệt thực để phản đối việc bức hại đó, các lính canh đã bức thực bà từ 3 ngày một lần đến mỗi ngày một lần và sau đó là hai lần mỗi ngày. Bà đã gầy hốc hác và ở bên bờ vực của cửa tử sau 26 ngày bị tra tấn. Sợ rằng bà có thể chết ở trong trại tạm giam, các lính canh đã ra lệnh cho gia đình bà đến đón bà về.
Cảnh sát lại cố gắng bắt bà chỉ một vài ngày sau khi bà trở về nhà. Mặc dù bà đã buộc phải sống xa nhà, bà đã bị bắt ở nơi bà thuê không lâu sau đó. Cảnh sát đã đánh bà trong khi hỏi cung. Sau đó bà đã bị kết án 2 năm tù và bị giam tại Trại tù nữ tỉnh Hắc Long Giang và thường bị biệt giam vì bà không từ bỏ Pháp Luân Công.
Khi bà mãn hạn tù vào ngày 27 tháng 5 năm 2004, chính quyền đã chuyển bà giữa trung tâm tẩy não, trại giam và trung tâm cai nghiện ma túy. Bà đã bị biệt giam. Các lính canh có lần trói bà chặt đến mức bà đã bị mất cảm giác ở chân tay.
Trong một lần tra tấn khác, các lính canh đã còng bà vào một cái ghế tựa, kéo hai bàn chân bà vào cái cùm được gắn cố định trên ghế và cũng còng hai cánh tay bà ra sau lưng bà. Bà cảm thấy rằng thân thể của bà đang bị xé rách ra, và bà đã liên tục run lên và cảm thấy ngạt thở do đau đớn. Khi bà được đưa xuống khỏi ghế, bà đã không thể cử động được.
Việc tra tấn này đã khiến cho bà mất hết các giác quan và bà không cảm thấy đói ngay cả khi bà không ăn. Sau đó bà đã được phóng thích khi đã ở bên bờ vực của cái chết.
Bức hại trước kia đối với bà Đỗ
Bà Đỗ, khoảng 65 tuổi, từng làm việc tại Viện nghiên cứu khoan Đại Khánh. Bà đã từng bị ung thư vú, dẫn đến việc phải phẫu thuật cắt bỏ một bên ngực trái. Bà cũng đã phải vật lộn với các chứng bệnh viêm bàng quang, viêm niệu đạo và xói mòn tử cung. Chỉ 1 tháng sau khi bà bắt đầu tập Pháp Luân Công vào tháng 3 năm 1997, bà đã hoàn toàn khỏi bệnh và kế hoạch phẫu thuật cắt bỏ nốt ngực phải của bà đã được hủy bỏ.
Vì bà kiên định với tín ngưỡng của mình trong cuộc đàn áp, bà đã bị bắt giam 4 lần và bị kết án tù 2 lần. Bà đã bị phát các chứng lao phổi và huyết áp cao, và trở nên mất năng lực do bị tra tấn ở trong tù.
Báo cáo liên quan:
Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/2/6/456491.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/2/11/207287.html
Đăng ngày 04-03-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.