Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Melbourne

[MINH HUỆ 13-12-2022] Ngày 10 tháng 12 năm 2022, nhân ngày Nhân quyền Quốc tế, Trung tâm Phục vụ Thoái Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Toàn cầu đã tổ chức một cuộc mít -tinh trên quảng trường trước Thư viện Bang Victoria ở Melbourne. Các chính trị gia, luật sư nhân quyền nổi tiếng và các nhà lãnh đạo cộng đồng Úc đã tham dự và kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với những người vô tội.

Cả hai bên của lễ mít-tinh là hai dãy vòng hoa và ảnh chân dung của các học viên Pháp Luân Đại Pháp bị ĐCSTQ tra tấn đến chết. Nhiều người đã bước lại gần và đọc kỹ thông tin. Biểu ngữ và bài phát biểu của các khách mời đã thu hút những người qua đường dừng lại và tìm hiểu về sự kiện này. Nhiều người đã ký tên thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại.

6788249539c8014cf50334a9434e6de0.jpg

6484ae5c49373776c90ec897114845aa.jpg

73a68bac5227125d6c4deaaf4badd391.jpg

61b3c7df602f21cc5213664f09da84cb.jpg

Người dân ký tên thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại của ĐCSTQ trong cuộc mít-tinh ở Melbourne vào ngày 10 tháng 12.

Người đại diện Pháp Luân Đại Pháp kêu gọi Chính phủ Úc lên tiếng cho những người bị bức hại ở Trung Quốc
Trong bài phát biểu của mình, bà Tina Sofas, đại diện của Phật học hội Pháp Luân Đại Pháp bang Victoria, cho biết: “Có thể quý vị đã biết, Pháp Luân Đại Pháp, còn được gọi là Pháp Luân Công, là môn tu luyện thiền định cả tâm lẫn thân, với các bài giảng dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ. Những người tu luyện thường cho biết năng lượng gia tăng, sức khỏe thể chất và tinh thần được cải thiện, và cảm nhận một nội tâm an hòa.

“Trong khi Pháp Luân Đại Pháp được tu luyện tự do tại hơn 100 quốc gia trên khắp thế giới, các học viên Pháp Luân Đại Pháp lại bị chính quyền Cộng sản Trung Quốc bức hại dã man ở Trung Quốc Đại lục. Có tới 100 triệu học viên đã phải chịu sự đàn áp, trong đó nhiều người bị tra tấn, lao động cưỡng bức, giam giữ phi pháp, và một số thậm chí còn bị sát hại để bán nội tạng của họ.”

Bà Sofas nhấn mạnh đến bạo lực tình dục và tra tấn mà học viên Khương Vĩnh Cần, người nhà của một học viên Pháp Luân Công sống tại Melbourne, phải chịu đựng ở Trung Quốc. Bà kêu gọi chính phủ và người dân Úc bảo vệ công lý cho các học viên Pháp Luân Công và tất cả những người dân vô tội đã bị ĐCSTQ bức hại nhằm chấm dứt cuộc bức hại này.

Thượng nghị sỹ Úc: Úc nên thông qua luật để ngăn chặn vi phạm nhân quyền

88b68f01f75c5c2157853d7fc768c817.jpg

Thượng nghị sỹ Janet Rice của Đảng Xanh Úc phát biểu tại cuộc mít-tinh.

Thượng nghị sỹ Đảng Xanh Úc Janet Rice lên án cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với các nhóm người Pháp Luân Công, Hồng Kông, Tân Cương và Tây Tạng. Bà Rice nhấn mạnh rằng mọi người đều được hưởng quyền con người, vì vậy “quý vị không nên nghĩ rằng điều đó không quan trọng chỉ vì những vi phạm và lạm dụng nhân quyền này xảy ra tại các quốc gia khác.”

Bà Rice cho biết ở Trung Quốc, nhóm Pháp Luân Công bị chính quyền coi là những người bất đồng chính kiến ​​cần bị thanh trừng, và các học viên đã phải chịu đựng cuộc bức hại không thể hình dung được như thu hoạch nội tạng sống. Bà cho hay lần đầu tiên bà biết đến nạn thu hoạch nội tạng sống là vào năm 2006: “Và sau khi biết đến sự thật đó, tôi đã không thể nào quên được.”

Bà Rice nói rằng chính phủ Úc đã thông qua luật Magnitsky để trừng phạt các quan chức ĐCSTQ vi phạm nhân quyền, nhưng vẫn còn nhiều điều mà mọi người có thể làm. Bà kêu gọi mọi người hành động, nói chuyện với các Thành viên Quốc hội, bất kể họ thuộc đảng phái nào, đồng thời thúc giục họ đề xuất và thông qua nhiều luật trừng phạt hơn.

Bà khích lệ mọi người “đừng bao giờ bỏ cuộc” cho đến khi chúng ta có được công lý cho người dân Trung Quốc.

Luật sư nhân quyền: Tìm kiếm công lý cho các nạn nhân của nạn thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ

7b8a9c87f8ee61db5218d1aac31e0a64.jpg

Ông David Matas, luật sư nhân quyền nổi tiếng đến từ Canada, phát biểu tại cuộc mít-tinh

Luật sư nhân quyền nổi tiếng, ông David Matas, người được đề cử giải Nobel Hòa bình, đã phát biểu tại buổi họp mặt với tư cách là khách mời đặc biệt. Ông đã so sánh Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền với những vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ để giúp mọi người nhận ra bản chất của chế độ ĐCSTQ.

“Nếu chúng ta nhìn vào Tuyên bố này, rồi nhìn sangTrung Quốc, chúng ta sẽ thấy sự thiếu tôn trọng, coi thường và vi phạm nghiêm trọng,” ông Matas nói.

Là một trong những nhà điều tra độc lập của báo cáo về nạn thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ, ông Matas đã quan tâm đến sự an toàn của nhóm Pháp Luân Công, vốn là nguồn cung cấp nội tạng cưỡng bức chính. “Mặc dù bằng chứng về vụ giết người hàng loạt này là không thể chối cãi, nhưng nhiều người vẫn tỏ ra ngạc nhiên và hoài nghi khi nghe về sự vi phạm này.” Nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng trên diện rộng đã luôn tồn tại và tiếp diễn cho đến ngày nay. Ông Matas gọi đó là tội ác chưa từng có trên hành tinh này.

“Những người bị giết để lấy nội tạng không thể đứng trước mặt chúng ta để kêu cứu. Việc mang lại công lý cho họ là trách nhiệm của tất cả chúng ta. Hãy bảo vệ nhân quyền bằng cách bảo vệ quyền của những nạn nhân này,” ông Matas nói.

Cuối cùng, ông nói: “Khẩu hiệu của Ngày Nhân quyền năm nay là ‘Nhân phẩm, Tự do và Công lý cho Tất cả mọi người. Chúng ta có thể đưa những kẻ đồng lõa trong vụ giết hại hàng loạt tù nhân lương tâm ở Trung Quốc để lấy nội tạng của họ ra trước công lý ở Úc bởi những người dân Úc bình thường cũng phẫn nộ vì vụ giết người hàng loạt này chứ chưa nói đến những người bị ĐCSTQ nhắm đến.”

ĐCSTQ không có giới hạn đạo đức

347d81959593b628df41327222e5754d.jpg

Ông Nguyễn Kiệt, lãnh đạo cộng đồng người Hoa tại Melbourne, phát biểu tại lễ mít-tinh.

Trong bài phát biểu của mình, ông Nguyễn Kiệt, lãnh đạo cộng đồng người Hoa tại Melbourne, kêu gọi người Hoa ở hải ngoại và chính phủ của nhiều quốc gia rằng: “Mặc dù chúng ta ở bên ngoài Trung Quốc, nhưng chúng ta phải hỗ trợ người Trung Quốc trong cuộc đấu tranh cho nhân quyền và tự do của họ.”

Nói về nạn thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ, ông Nguyễn cho biết: “ĐCSTQ đã phá vỡ nền tảng đạo đức con người. Chúng ta không nên khoan nhượng cho những việc như thế xảy ra trên mảnh đất đã nuôi mình lớn khôn, nếu không, chúng ta sẽ hổ thẹn với thế hệ tương lai”.

Mỗi người dân nên thuận theo Chân-Thiện-Nhẫn

f141b7d7b29a6cb510f619f24272a3cc.jpg

Ông Peter Westmore, cựu chủ tịch Hội đồng Công dân Quốc gia (tổ chức tư vấn nổi tiếng của Úc), và là người đóng góp cho Newsweek, phát biểu tại cuộc mít-tinh.

Ông Peter Westmore, cựu chủ tịch Hội đồng Công dân Quốc gia và là cộng tác viên của báo Newsweek, cho biết: “Các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã bị bức hại và giết hại vì đứng lên bảo vệ niềm tin của họ, chứ không phải vì vi phạm bất kỳ luật nào.”

Ông Westmore cho biết mọi người nghĩ rằng các vấn đề về Pháp Luân Công, người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ là những vấn đề riêng biệt: “Thực ra, chúng là những khía cạnh khác nhau của cùng một vấn đề. Và vấn đề đó là việc Đảng Cộng sản Trung Quốc thực thi quyền lực không có giới hạn, họ không chỉ thực sự đàn áp những nhóm thiểu số đó, mà còn thực sự đàn áp tất cả những người sống ở Trung Quốc.”

Cựu Chủ tịch Hội người Việt tại Úc: Mọi người cần lên tiếng để chấm dứt cuộc bức hại

3303c2f47805106dc21b685974d5f057.jpg

Ông Bon Nguyễn, nguyên Chủ tịch Hội Người Việt tại Úc, phát biểu tại cuộc mít-tinh.

Tại cuộc mít-tinh, ông Bon Nguyen, cựu Chủ tịch Hội người Việt tại Úc, đã lên án mạnh mẽ tội ác thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ từ các học viên Pháp Luân Công còn sống, đồng thời lên án Giang Trạch Dân, cố lãnh đạo ĐCSTQ, người đã khởi xướng và duy trì cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên Minh Huệ, ông cho biết: “Tôi đến Úc với tư cách là một người tị nạn. Tôi đã trốn khỏi đất nước của mình cùng cha mẹ tôi khi tôi 11 tuổi vì các vấn đề nhân quyền. Lúc đó, tôi và gia đình đã liều mạng vì chỉ có 1 đến 10% cơ hội sống sót”.

“Vì vậy, tôi không coi nhân quyền và dân chủ là điều hiển nhiên,” ông nói. “Ngày Quốc tế Nhân quyền nhắc nhở chúng ta rằng khi bạn sống tại một đất nước tự do, bạn cần nhớ rằng những đồng bào của bạn đang chịu đựng đau khổ ở những nơi khác. Các nước cộng sản vẫn còn tồn tại. Bạn nghĩ rằng giọng nói của bạn nhỏ bé, không quan trọng, không ai nghe thấy. Không phải vậy, tiếng nói của mỗi người đều quan trọng. Vậy nên, mọi người cần lên tiếng để chấm dứt cuộc bức hại này.”

Bối cảnh: Pháp Luân Đại Pháp là gì và tại sao ĐCSTQ bức hại môn này?

Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân Công) lần đầu tiên được Đại sư Lý Hồng Chí truyền xuất ra công chúng ở Trường Xuân, Trung Quốc, vào năm 1992. Môn tu luyện này hiện được thực hành tại hơn 100 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Hàng triệu người đã học các bài giảng dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và năm bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp, đã có những chuyển biến tích cực về sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.

Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhìn nhận sự phổ biến ngày càng lớn của Pháp Luân Đại Pháp là mối đe dọa đối với hệ tư tưởng vô thần của Đảng nên đã ra lệnh cấm môn tu luyện này vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giang, ĐCSTQ đã thành lập Phòng 610, một tổ chức an ninh ngoài vòng pháp luật, được trao quyền lực vượt trên ngành an ninh và tư pháp, có chức năng duy nhất là tiến hành cuộc bức hại đối với Pháp Luân Đại Pháp.

Trang Minghui.org đã xác nhận cái chết của hàng nghìn học viên bị bức hại trong 23 năm qua. Con số tử vong thực tế chắc chắn cao hơn nhiều. Số người bị cầm tù và tra tấn vì đức tin còn cao hơn nữa.

Có bằng chứng xác thực cho thấy ĐCSTQ hậu thuẫn cho việc giết hại và thu hoạch nội tạng từ các học viên bị giam cầm làm nguồn cung cho ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/12/13/453074.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/12/17/205221.html

Đăng ngày 21-12-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share