Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Vương quốc Anh

[MINH HUỆ 13-12-2022] Các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tổ chức mít-tinh trước Đại sứ quán Trung Quốc ở London nhân Ngày Nhân quyền, ngày 10 tháng 12 năm 2022, để kêu gọi sự lưu tâm đến cuộc bức hại kéo dài 23 năm của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Các thành viên của Quốc hội và Thượng viện đã gửi thư và thông điệp để ủng hộ nỗ lực chấm dứt cuộc bức hại của các học viên.

9950a9fcd1e694d93b2b2780139c6579.jpg

65601be7639c2f0d791fd365abef0609.jpg

Các học viên kháng nghị ôn hòa trước Đại sứ quán Trung Quốc tại London vào Ngày Nhân quyền

Các học viên giương biểu ngữ lớn với các thông điệp như “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, “Chân-Thiện-Nhẫn”, “Chấm dứt 23 năm bức hại Pháp Luân Công” và “Đưa cựu độc tài Trung Quốc Giang Trạch Dân ra trước công lý vì tội ác chống lại loài người.”

796f5389cfb1d53fa35f667accfee548.jpg

Các quan chức chính phủ đã gửi thư và thông điệp ủng hộ bao gồm: (từ trái sang phải hàng đầu tiên) Nghị sỹ Ellie Reeves, Nghị sỹ Ian Levy và Nghị sỹ Jonathan Cruddas; (từ trái sang phải hàng thứ hai) Huân tước vùng Alton của Liverpool, thành viên của Thượng viện, và Nghị sỹ Caroline Nokes

Nghị sỹ Jonathan Cruddas tuy phải rời London trước ngày 10 tháng 12, nhưng ông đã viết trong email gửi cho các học viên rằng ông rất đồng ý với thông điệp họ mang tới và muốn hỗ trợ cho sự kiện này.

Nghị sỹ Ian Levy viết trong thư: “Vương quốc Anh tiếp tục quan ngại sâu sắc về cuộc bức hại đang diễn ra đối với các học viên Pháp Luân Công và các nhóm khác ở Trung Quốc. Những lời chứng về trải nghiệm của họ là vô cùng đau khổ.”

Trong thư, Nghị sỹ Ellie Reeves viết: “Tôi luôn quan ngại sâu sắc về cuộc bức hại người dân vì lý do tôn giáo hoặc tín ngưỡng của họ ở Trung Quốc, có thể là người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, người theo đạo Cơ đốc, người theo đạo Phật hoặc học viên Pháp Luân Công. Quyền tự do thực hành, thay đổi hoặc chia sẻ đức tin hoặc tín ngưỡng mà không bị phân biệt đối xử hoặc đàn áp bằng bạo lực là quyền con người mà tất cả mọi người đáng được hưởng…“

“Tôi sẽ tiếp tục thúc giục Chính phủ Vương quốc Anh gửi một thông điệp rõ ràng rằng chúng tôi sẽ không khoanh tay đứng nhìn và chúng tôi sẽ không dung thứ cho những hành vi vi phạm nhân quyền trắng trợn như vậy.”

Nghị sỹ Caroline Nokes nhấn mạnh rằng các học viên Pháp Luân Công “nên tiếp tục phơi bày những vi phạm nhân quyền đang diễn ra ở Trung Quốc” và rằng bà sẽ nêu mối quan ngại của họ với Phòng Đối ngoại, Thịnh vượng chung và Phát triển.

Thượng nghị sỹ Lord Alton đã gửi một đoạn video đến buổi mít-tinh. Trong video, ông phát biểu: “Họ [các thẩm phán của Tòa án Trung Quốc] nói rằng những tội ác chống lại loài người này cũng có thể được thực hiện đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, Phật tử Tây Tạng và tín đồ Cơ đốc giáo. Đây là những cáo buộc nghiêm trọng, đó là lý do tại sao chúng tôi trong quốc hội Anh, ở cả Thượng viện và Hạ viện, vượt qua sự chia rẽ chính trị để cùng nhau đưa ra các sửa đổi luật nhằm trừng phạt nghiêm khắc bất kỳ ai sát cánh với [những người] phạm tội ác ghê tởm này.”

c3a0a70fbe6805d12a5a176c5d61f24c.jpg

Ông John Dee, Chủ tịch Hội những người bạn của Pháp Luân Công tại Châu Âu phát biểu tại lễ mít-tinh

Trong bài phát biểu của mình, ông John Dee, Chủ tịch Hội Những người bạn của Pháp Luân Công tại Châu Âu, cho biết hàng nghìn học viên Pháp Luân Công đã bị tra tấn đến chết kể từ tháng 7 năm 1999, và hàng triệu người đã bị ảnh hưởng bởi cuộc bức hại, bao gồm cả tra tấn về thể chất và tinh thần, thẩm vấn bằng bạo lực, cấm ngủ, và thu hoạch nội tạng kinh hoàng để kiếm lời. Ông Dee nói rằng ĐCSTQ đã thất bại trong việc răn đe các học viên Pháp Luân Công hoặc làm giảm ảnh hưởng tích cực của Pháp Luân Công trên thế giới, và việc chấm dứt cuộc bức hại chỉ là vấn đề thời gian.

Học viên Pháp Luân Công Lưu Hồng Ba chia sẻ trải nghiệm của bà khi bị bức hại. Bà bị đưa đến một trại lao động cưỡng bức trong ba năm. Tại đó, bà bị dội nước lạnh cóng vào mùa đông lạnh giá, bị bắt đứng dưới cái nắng như thiêu đốt vào mùa hè, bị cấm ngủ và bị tra tấn bằng nhiều cách khác nhau nhằm buộc bà phải từ bỏ đức tin của mình.

d1f91ae0b676e04e7a64e0216c0129d8.jpg

Bà Lưu Hồng Ba mô tả việc bà đã bị bức hại như thế nào.

Vào năm 2015, bà Lưu và gia đình đã đệ đơn kiện hình sự Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo ĐCSTQ vì đã phát động cuộc bức hại. Và Lưu và cả gia đình bà đã bị bức hại. Một số học viên mà bà biết đã bị giết. Bà Lưu kêu gọi mọi người hành động để chấm dứt cuộc bức hại tàn bạo của ĐCSTQ.

Ông Phan Đông Khải, lớn lên ở Hồng Kông, đã tham dự buổi mít-tinh để ủng hộ Pháp Luân Công. Ông nói rằng ĐCSTQ là kẻ thù chung của nhân loại, và ông ủng hộ những nỗ lực ôn hòa của các học viên Pháp Luân Công nhằm chấm dứt cuộc bức này.

9b268b27b6c21a66f0ce40eee5ac0d63.jpg

Nhà văn Mã Kiện có bài phát biểu tại cuộc mít-tinh và ca ngợi các học viên vì những nỗ lực bảo vệ niềm tin của họ.

Nhà văn Mã Kiện phát biểu rằng ông đã chứng kiến quá trình ĐCSTQ chà đạp nhân quyền ở Tây Tạng và cuộc thảm sát sinh viên trên Quảng trường Thiên An Môn trong phong trào dân chủ. Ông Kiện cho biết một số người bạn là học viên Pháp Luân Công của ông cũng đã bị bức hại đến chết. Một trong số họ, cô Ngải Tâm, vẫn còn trong danh bạ điện thoại di động của ông.

“Tôi sẽ không bao giờ quên một nhân cách, một người bạn tuyệt vời như vậy. Cô ấy là một nghệ sỹ tài năng và là một người rất tốt. Tôi vẫn giữ liên lạc với gia đình cô ấy,” ông Kiện nói. Ông chắc chắn rằng ĐCSTQ sẽ phải đối mặt với một kết cục đáng khinh bỉ, giống như tất cả những kẻ độc tài đàn áp Cơ đốc giáo và Phật giáo trong lịch sử.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/12/13/453070.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/12/17/205215.html

Đăng ngày 20-12-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share