[MINH HUỆ 25-01-2008] Tôi tin rằng có một số ít các bạn tu vẫn còn dính mắc với nhiều mặt nhân tâm, duy trì các quan niệm nhân thế, và chịu ảnh hưởng của những quan niệm người thường khi cứu độ chúng sinh.
Dựa vào hệ thống chính trị dân chủ của nhân loại
Nhiều người tu luyện vẫn còn chậm hiểu, dù Sư Phụ đã đề cập đến chủ đề này nhiều lần và đề nghị các bạn tu hãy từ bỏ phần con người của mình và không dựa dẫm vào những quan niệm hậu thiên sau này.
Chẳng hạn như một bạn tu và tôi mới đây vừa cùng nhau chia sẻ nhận biết của mình. Cô ấy bảo, “Chúng ta không nên trông cậy vào những người không tu.” Sau đó một lúc, cô nói, “Ông chủ tịch không phải là một người tốt. Cuộc bức hại Pháp Luân Công là một vấn đề lớn như vậy, mà ông ta không ủng hộ chúng ta.” Ý nghĩ nảy ra trong đầu tôi là tôi cảm thấy tiếc cho ông chủ tịch. Tuy vậy vấn đề không ở đó. Người tu luyện cần phải đạt được nhận thức rằng cuộc bức hại này không thể chấm dứt bởi những người thường không tu.
Tôi đọc được sự bất mãn ở người bạn tu này, cảm giác của cô bắt nguồn từ hy vọng ông ta có thể ủng hộ trường hợp của chúng ta. Chẳng phải đó là sự trông đợi vào những người không tu sao? Cùng một chủ đề này, lặp đi lặp lại bao lần. Tôi nghĩ, những con người chẳng gây hại nhưng cũng chẳng làm điều tốt ấy, họ cần phải có trách nhiệm đối với bản thân mình. Giả định như vậy, người tu chúng ta nên ái ngại cho họ thay vì phàn nàn về họ.
Nhìn vào trường hợp này, ta thấy trong đó có một số khái niệm liên quan, bao gồm “dân chủ”, “nhân quyền”, và “tự do tín ngưỡng”. Những loại “tin tưởng mù quáng” như vậy không phải là phương pháp của người tu. Chúng ta cần phải sáng suốt ở điểm này, và đó chính là không dùng những khái niệm của người không tu để giảng sự thật. Chúng ta nên nhận thức những chấp trước của con người và sử dụng những phương pháp giúp họ chấp nhận sự thật một cách nhanh chóng.
Người tu luyện cần phải giữ tâm từ bi với những người này trong tim mình, nhưng không dựa vào họ để giải quyết những vấn đề của chúng ta. Một cách khác, đấy chẳng phải là không công bằng khi yêu cầu những người không tu giúp đỡ làm những việc mà chúng ta cần hoàn thành trong quá trình Chính Pháp?
Lưu ý đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc tà ác
Sư Phụ đã đề cập trong bài giảng mới đây cho các đệ tử Úc châu rằng một số người trong chúng ta đã không rõ ràng trong trách nhiệm của mình như những đệ tử Chính Pháp cần phải có. Chúng ta coi Cửu Bình về Đảng Cộng sản như một công cụ để tiêu diệt chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc còn quan trọng hơn việc cứu độ chúng sinh. Chúng ta cần tập trung ý nghĩ của mình vào việc cứu độ chúng sinh và coi việc vạch trần Đảng Cộng sản Trung Quốc như một phương tiện để đạt được kết quả chứ không phải coi bản thân việc đó như là mục đích.
Thậm chí sau khi nghe lại bài giảng Pháp của Sư Phụ với đệ tử Úc châu, một số người tu vẫn còn dính mắc vào ý nghĩ rằng chúng ta nên tiêu huỷ chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tôi nhìn thấy ở đây có hai loại chấp trước.
1) Một là họ ghét Đảng Cộng sản Trung Quốc vì gia đình và bạn bè của họ đã bị bức hại và họ rất mẫn cảm với vấn đề này. Nhưng chúng ta là những sinh mệnh siêu thường. Nếu chúng ta tập trung mình lại với những sinh mệnh siêu thường thì việc tiêu huỷ Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ là một phút giây hoặc gần như chẳng có gì. Nếu chúng ta vẫn giữ sự căm ghét như vậy thì chẳng phải chúng ta đã làm giảm giá trị nguồn cội và bản thân mình hay sao? Sự căm ghét ấy của chúng ta có đáng gì không ?
2) Một lí do khác chính là chấp trước vào sự sợ hãi. Họ kìm giữ sợ hãi trong tâm. Do vậy, họ quay lại với các nghĩ của người không tu: “Nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc mà tiêu vong thì chúng ta sẽ ổn.”
Tại sao có một số người tu luyện không bước ra giảng sự thật? Tại sao họ lại chuyển chủ đề khi đề cập đến việc lắp đặt đĩa vệ tinh của NTDTV cho gia đình? Đấy chẳng phải là một loại sợ hãi sao? Họ nghĩ rằng “giảng sự thật hay lắp đặt đĩa vệ tinh để xem NTDTV là nguyên nhân bị bức hại.” Đó chỉ là một thứ “logic” người thường. Nếu những hành động như vậy dẫn đến sự bức hại, nó chẳng phải là vấn đề tâm tính sao. Cũng giống như bị lạnh. Không phải một người ho là vì bị lạnh, mà bởi vì phải trả nghiệp. Sự miêu tả “lạnh” chỉ là một cái cớ che dấu nguồn gốc thật sự của bệnh tật. Họ giữ những lí do sai trái trong đầu, vậy nên tà ác có thể thấy được những lỗ hổng để bức hại họ.
Dựa vào Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc hoặc “những nhân vật quan trọng”
Tôi có nghe các bạn tu trao đổi về một số điều gì đó về phát biểu của ông chủ tịch Hồ hay thủ tướng Wen. Cần phải hành động với phong trào rước đuốc nhân quyền hay với chính phủ lâm thời Trung Quốc mới thành lập. Họ cảm thấy rất hứng khởi trao đổi về những chủ đề như vậy. Các bạn ấy nhắc lại một số điều từ Báo Minh Huệ, “Ai đó đã lên tiếng ủng hộ chúng ta.” Tôi nhận thấy sự cao hứng này không phải vì người kia đã nhận thức được sự thật, mà bởi vì anh (chị) ấy đã dựa vào những quan niệm con người của mình và hài lòng với những thay đổi phát xuất từ những người không tu.
Mất thể diện – Bị khinh thường
Vào năm 2003, những cộng sự của tôi chấp nhận cơ hội tái tổ chức và cạnh tranh. Tôi nhìn nhận đây là một dạng bức hại đệ tử. Đa số những nhân viên được chọn lựa ấy phủ nhận tôi, dù họ rẩt biết tính cách và năng lực của tôi. Tôi đã không phủ nhận dạng bức hại này, do vậy hoàn cảnh không biến chuyển và tôi gặp nhiều vấn đề. Viên quản lí chọn tôi làm nhân viên cho rằng: “Chúng ta trước đây có quan hệ tốt với nhau, nhưng bây giờ nhiều người cho rằng như thế có vấn đề. Nếu tôi không giúp bạn, tôi cũng chẳng được bạn bè kính trọng.” Những ý nghĩ ấy là một dính mắc con người. Cựu thế lực đã gây nên áp lực, đẩy chúng tôi thành đối địch nhau. Chính lúc này, một bài học dạy cho chúng sinh về “tà ác gặp tà ác hay làm điều tốt sẽ được đền bù.”
Với thời gian, tôi dần hiểu ra tình huống này trong Pháp và tình trạng này đã thay đổi. Họ đồn rằng cuộc thi lựa chọn vị trí công tác này được tổ chức hai năm một lần. Hơn hai năm đã trôi qua, chẳng có gì xảy ra. Nhiều cộng sự thấy bối rối, còn tôi thì hiểu những gì đã xảy ra.
Vào năm 2003, khi các nhân viên được tái bổ nhiệm, vì tôi không phủ nhận những dàn dựng của cựu thế lực, viên quản lí mới đã bổ nhiệm tôi đến một bộ phận vật tư xa xôi hẻo lánh gần biên giới. Ông ta biết rằng tôi kiên định trong luyện tập Pháp Luân Đại Pháp. Tôi không muốn trao đổi trực diện với ông ta, nhưng tôi có một số nhận thức dựa trên Pháp. Không hiểu vì lí do gì mà chúng tôi không có dịp gặp dù ông ta vẫn muốn nói chuyện với tôi. Tiếc thay ông ta đã bỏ việc.
Viên quản lí mới trao đổi riêng với tôi, “Vấn đề Pháp Luân Công cũng giống như Cách mạng Văn hóa. Chúng ta nên tránh.” Sau đó, tôi nhận ra ông ta tôn trọng tôi nhưng vẫn muốn đàn áp tôi. Trong thời gian đó, tôi đạt được chuẩn mực của Đại Pháp, do vậy tà ác không thể lợi dụng được tôi. Nhân vật này cũng không thể bức hại được tôi.
Từ một góc độ khác, nếu một người tu luyện có khiếm khuyết, tà ác sẽ lợi dụng điều này như một cơ hội sử dụng một nhân vật xấu để bức hại người tu ấy. Nếu một người tốt ở vị trí đó không bức hại người tu luyện thì tà ác sẽ khiến anh ta bị thuyên chuyển vì anh (cô) ấy đã không thể phá luật. Tà ác sẽ an bài để cho một nhân vật nào đó dễ kiểm soát hơn được chuyển đến bức hại những người tu. Chúng ta phải phủ nhận sự sắp đặt này. Người không tu không phải là công cụ để cựu thế lực thao túng. cựu thế lực đã sử dụng những chấp trước của người tu để gây nên sự hỗn độn với các yếu tố chân chính và như vậy cản trở đến Chính Pháp. Nếu chúng ta không phả bỏ những sắp đặt của cựu thế lực, chúng ta sẽ gây nên chướng ngại trên con đường chúng ta đi, ngăn cản chúng ta giảng sự thật một cách hiệu quả.
Chúng ta luôn chia sẻ Pháp của Sư Phụ: “Như tôi đã đề cập, mọi thứ xảy ra trong xã hội người thường hôm nay đều là kết quả từ những suy nghĩ của các đệ tử Đại Pháp. Dù cho cựu thế lực có tồn tại, nếu chúng ta không có những niệm như vậy, thì chúng cũng chẳng thể làm gì.” (“Giảng Pháp tại Pháp Hội ở Philadelphia, USA.”) Chúng ta là những yếu tố chủ yếu gây nên biến hóa. Chúng ta là những yếu tố ảnh hưởng chính. Ví dụ, nếu một người nói anh ta đã đạt quả vị cao. Nhìn nhận điều này trong Pháp thì chúng ta sẽ thấy điều anh ta chọn chỉ là tương lai của chính mình. Anh ta sẽ không thay đổi gì tình thế của Chính Pháp cả.
Chúng ta cùng bàn về việc bầu cử tổng thống ở Hoa Kì hay Đài Loan. Chính niệm của chúng ta có thể có ảnh hưởng đến việc một nhân vật tốt hay xấu được chọn lựa, hoặc điều tốt hay xấu cuối cùng sẽ anh hưởng một số dạng tình huống. Nếu chúng ta không có dính mắc, môi trường chính niệm sẽ bảo hộ tất cả và lựa chọn kết quả tốt nhất.
Một lí do khác vì sao nhiều người tu luyện gây ảnh hưởng đến kết cục trong một số tình huống là bởi vì họ không nhận ra mình là những sinh mệnh siêu thường. Chính niệm của họ không mạnh mẽ và họ không biết được sức mạnh của họ. Đáng buồn là họ tự coi mình là người thường và thậm chí còn thấp hơn cả người thường.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/1/25/170970.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/2/9/94175.html
Đăng ngày 2-5-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.