Đại Nhạc Hội Tân niên Trung Quốc của NTDTV mang đến Mầu Nhiệm cho Montréal, Canada
[MINH HUỆ 17-1-2007] Đại Nhạc Hội Tân Niên Trung Quốc của Đài truyền hình Tân Đồng Nhân (NTDTV) đi đến địa điểm thứ năm của nó, và buổi trình diễn lần thứ mười một chấm dứt vào lúc 10:00 giờ tối ngày 14 tháng giêng 2007 tại Nhà Hát Maisonneuve, Place des Arts tại Montréal, Canada. Buổi trình diễn rực rỡ đã để lại một cảm giác sâu xa trong khán thính giả. Khán thính giả trong một nhà hát đầy ấp dã được thưởng thức một buổi trình diễn lớn lao văn hoá truyền thống Trung Quốc.
Đại Nhạc Hội Tân Niên Trung Quốc của NTDTV được tổ chức tại nhà hát Maisonneuve tại Montréal
Có lẽ vì nguồn gốc lịch sử mà các con cháu người Pháp có liên hệ với văn hoá Triều đại nhà Thanh, vũ khúc “Các cô nương của Hoàng cung Mãn châu” được đặc biệt hoan nghênh
Các tiên cô và sắc đẹp thanh thoát của họ
Vũ khúc gợi hứng “Tiếng trống rền vang”
Khán thính giả hưởng ứng nồng nhiệt buổi trình diễn đầu tiên chiều ngày 13 tháng giêng. Thể theo nhân viên phòng bán vé, từ 7:00 sáng ngày hôm sau cho đến 4:00 giờ chiều, dân chúng vẫn còn tiếp tục gọi điện thoại đến để mua vé cho những buổi trình diễn kế tiếp mà đã bán hết vé.
Nhiều khán thính giả khen tặng nức nở áo quần đẹp đẽ và nét rạng rỡ của các nghệ sĩ. Qua những câu chuyện cảm động, các vũ khúc diễn tả những quan niệm đạo đức của nền văn hoá truyền thống Trung Quốc. Các màn ca nhạc cao đẹp cũng được khán thính giả nồng nhiệt khen thưởng.
Cô Lin và chồng của cô đến Canada từ Đài Loan để gặp ba người con gái của họ, họ đi tham dự buổi trình diễn. Cô Lin làm việc trong ngành thông tin tại Đài Loan nói, “Buổi trình diễn nói lên một số điều rất xưa cũ, và những điều này là hay nhất. Trong thời đại hiện nay, chúng ta phải càng nên quí trọng các điều này, vì chúng có thể đã bị nhiều người quên mất. Tôi tin rằng màn trình diễn tối nay sẽ gợi lại ký ức của nhiều người và mang những điều cổ quí báu nhất đó vào đời sống của chúng ta.”
Cô Lin cũng nói buổi trình diễn đã diễn tả những điều tốt đẹp nhất trong văn hoá truyền thống Trung Quốc dưới hình thức nghệ thuật, và nó tăng cường cảm giác của chúng trong đầu óc chúng tôi. Cô nói rằng đối với Trung Hoa lục địa, nền văn hoá truyền thống Đài Loan và cách suy nghĩ truyền thống của người dân đã được bảo tồn khá tốt, vì trong những năm qua Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dần dần tiêu huỷ nền văn hoá truyền thống Trung Quốc. Một khán thính giả Trung Quốc nói sau khi xem buổi trình diễn rằng anh ta không thể nào tìm thấy một buổi trình diễn tuyệt hay như vậy tại lục địa.
Một người Trung Quốc tên là Zhang, mà đã trốn đến Nam Á châu từ lục địa nhiều năm trước và sau đó dọn về Canada, nói rằng trong buổi trình diễn các màn trình diễn là đạt được tột đỉnh. Là một chuyên gia vĩ cầm, anh ta có tiêu chuẩn cao và buổi trình diễn là tuyệt hay.
James Shin, Giám đốc một tờ báo Hàn Quốc tên là ‘Tuần báo Hàn Quốc’, nói rằng cả cho dù ông ta rất quen thuộc với văn hoá Trung Quốc, các màn trình diễn vẫn đã khiến ông ta ngạc nhiên. Ô.Shin nói buổi trình diễn là một cố gắng can đảm và thành công để phối hợp cái hay nhất cổ truyền và hiện đại của văn hoá Trung Quốc.
Sinh viên người Nga và cô bạn gái của anh ta thưởng thức cuộc trình diễn
Konstantin, từ Mạc tư khoa, là một sinh viên Đại học Concordia tại Montréal. Anh đến xem buổi trình diễn thứ ba với cô bạn gái của anh là Alicia. Sau khi xem xong, Konstantin nói, “Tôi rất thích buổi trình diễn tối nay.” Anh ta nói chương trình mà để lại cảm giác sâu đậm nhất nơi anh ta là về người đàn bà (học viên Pháp Luân Công) mà đã bị cảnh sát ĐCSTQ đánh đến chết và sau đó được chấp nhận về trời. Cảnh sát mà làm các điều xấu đã bị trời tiêu diệt. Anh ta nói, “Nhìn thấy người xấu nhận hình phạt xứng đáng và người đàn bà đó bay về trời, tôi rất hài lòng. Màn trình diễn rất cảm động.”
Konstantin cũng ca ngợi bài hát của ca sĩ nam cao Trung Quốc Guan Guimin. Anh ta nói, “Tôi lớn lên trong một gia đình nhạc sĩ nổi tiếng, và ca sĩ này có một tài nghệ rất là đáng khen.” Anh ta nói anh ta sẽ lại đi xem trình diễn năm tới.
Một người đàn bà Trung Quốc nói sau khi xem màn chót của buổi trình diễn rằng một người đàn ông Trung Quốc ngồi bên cạnh bà đã nhìn xem buổi trình diễn một cách im lặng, và ông ta không có vỗ tay chút nào cho đến khi ca sĩ nam cao Trung Quốc Guan Guimin nổi tiếng ca rằng, “Thế giới này thình lình xuất hiện to lớn như vậy, tôi không biết tôi là gì. Ồ, bao nhiêu đời? Con số là mờ ão…” (“Tìm được tôi”) Người đàn ông này bắt đầu chùi nước mắt, và từ đó, ông ta vỗ tay mỗi màn. Sau buổi trình diễn, một người Trung Quốc tự động nói với phóng viên rằng anh ta thích màn vũ “Đến đúng nơi” và các bài ca của nữ cao Jiang Min. Ông ta nói ông ta thích các bài ca và vũ liên can đến Pháp Luân Công, và ông ta rất lưu tâm đến tình trạng tại Trung Quốc. Ông ta nói dù ông ta không tu luyện Pháp Luân Công, ông ta chúc tốt lành cho các học viên.
Cô Lin cũng khen thưởng màn vũ “Các quý bà cung điện Mãn Châu” và nhất là màn cuối chương trình, “Tiếng trống vang”. “Khi chư vị rời nhà hát, chư vị không muốn rời đi và vẫn còn cảm giác một thứ sức mạnh. Trong các bài hát, dù có những bài mang ý nghĩa tôn giáo, liên hệ đến Pháp Luân Công, bài hát rất hay, và cung cách của ca sĩ nghiêm trang như vậy. Chư vị có thể cảm giác rằng các học viên Pháp Luân Công là những người tu luyện tốt, và là những chuyên gia trong nghệ thuật này.”
Một bạn sở người Trung Quốc của phóng viên nhìn xem buổi trình diễn và luôn nói về nó trong hai ngày kế tiếp. Ông ta cảm thấy một cảm giác mạnh mẽ nhưng không diễn tả được và nói rằng hai giờ trình diễn là quá ngắn.
Nhiều khán giả mô tả rằng họ cảm thấy cảm động đến tận đáy lòng sau khi xem buổi biểu diễn. Một người đàn ông Canada bày tỏ sự cảm động đến tận đáy lòng trong khi cổ vũ buổi biểu diễn.
Một nghệ sĩ Tây phương nói với phóng viên ngày hôm sau rằng trong khi xem buổi trình diễn, ông ta chỉ thích nó về mặt nghệ thuật. Nhưng sau khi về nhà, ngày hôm sau, ông ta cảm động đến rơi nước mắt trong khi nghĩ về buổi trình diễn.
Văn hoá truyền thống Trung Quốc là một cái gì mà mọi người đều có thể thưởng thức. Một người đàn ông đi đến phóng viên sau khi xem buổi trình diễn, và bắt đầu nói hăng hái bằng tiếng Pháp. Khi ông ta thấy rằng phóng viên không hiểu tiếng Pháp, ông ta nói bằng tiếng Anh cắt khúc rằng câu chuyện Hoa Mộc Lan làm anh ta rớt nước mắt. Ông ta nói đi nói lại rằng màn vũ đẹp quá và nói lên sự thích thú của ông ta về văn hoá Trung Quốc.
“Tôi rất thích các bài vũ, ” chủ nhiệm kỳ cựu Carolyn của Sở Giải trí CTV, đài lớn nhất Canada, nói, “Áo quần, nhạc, vũ, và màu sắc của họ thật là đẹp.”
Một bà người Mỹ Phi nói chuyện rất lâu với phóng viên sau buổi trình diễn. Bà nói rằng buổi trình diễn rất tuyệt diệu và ca tụng văn hoá Trung Quốc.
Louise bắt đầu học tiếng Trung Quốc tại Đại học Nankai của Trung Quốc năm 1985, và cô đã đi Trung Quốc 25 lần. Cô đã viếng thăm nhiều thắng cảnh núi non và lịch sử, nhất là ‘con đường tơ lụa’. Cô nói buổi trình diễn hôm nay nhắc cô lịch sử Trung Quốc mà cô đã đọc qua.
Buổi chiều ngày 14 tháng giêng, Đại Nhạc Hội Tân niên Trung Quốc của NTDTV được trình diễn tại Montréal lần thứ nhì. Hàng chục gia đình Tây phương từ Québec đến xem buổi trình diễn với các con nuôi của họ. Họ muốn cho các con họ học biết về văn hoá Trung Quốc.
Nhiều phụ huynh nói rằng mang con của họ đi xem trình diễn truyền thống Trung Quốc là để cho chúng nhớ lại văn hoá và truyền thống của tổ tiên chúng. Đồng thời, đó để nói lên rằng họ cũng yêu văn hoá Trung Quốc.
Lise từ vùng South Bank của Montréal đến xem buổi trình diễn với hai người con nuôi của cô
Lise, chồng bà và mẹ bà, sống tại vùng ngoại ô miền nam Montréal, đến để xem buổi trình diễn với hai người con gái nuôi từ Trung Quốc của cô. Lise nói buổi trình diễn giúp cô có được sự liên kết với Trung Quốc mà cô đã học từ sách vở. Cô nói bài vũ “Lời thệ xưa” và “Giấc mộng Đôn Hoàng” rất đáng nể. Lise nói cô hiểu được câu chuyện “Trung nghĩa của Nhạc Phi”, đã chuyển đạt quan niệm về lòng ái quốc và sự trách nhiệm cao thượng. Cô diễn tả rằng nhiều người Pháp thích văn hoá Trung Quốc vì cái gia tài phong phú của nó, và nhiều người rất tò mò về lịch sử lâu dài của Trung Quốc. Lise nói rằng văn hoá Trung Quốc là rất tinh vi, giống như các màn vũ của tối nay. Mỗi động tác là chậm, nhưng mỗi cái đều có một ý nghĩa và nói ra một câu chuyện.
Paul và vợ ông xem buổi trình diễn chiều Chủ nhật với các đứa con gái nuôi của họ từ Trung Quốc. Paul bình luận rằng buổi trình diễn rất hay. Các vũ sinh bước đi nhanh nhẹn làm cho anh ta nghĩ đến ý nghĩa sâu xa của nền văn hoá Trung Quốc. Anh ta nói anh ta là một giáo sư kỹ thuật trong một trường chuyên môn mà có nhiều học sinh Trung Quốc. Anh ta sẽ giới thiệu Đại Nhạc Hội Tân niên Trung Quốc của NTDTV cho họ, và nói rằng gia đinh anh sẽ lại đi xem năm tới.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/1/17/147063.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/1/18/81795.html
Đăng ngày 07-03-2007; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.