Một kho báu mang lại lợi ích cả về thể chất lẫn tinh thần cho người dân huyện Nghi Lan
[MINH HUỆ 4-12-2010] Bà Hứa đến từ huyện Nghi Lan tham dự các khóa giảng của Sư Phụ và cảm thấy như bà được hồi sinh.
Bà Hứa đã chuyển tới huyện Nghi Lan 10 năm về trước. Bà là một trong những học viên đầu tiên giúp truyền bá Pháp Luân Đại Pháp ở Đài Loan. “Tôi thường bị đau nửa đầu trong suốt 27 năm. Tôi không thể ngủ vào ban đêm. Tôi đã tới các bác sĩ Trung Y và Tây Y, và họ không thể giúp được gì. Cuối cùng, tôi đành phải dựa vào thuốc giảm đau, và tôi sử dụng chúng ngày càng nhiều”, bà Hứa hồi tưởng lại. Một người bà con của bà ở Trung Quốc đã khuyên bà tham dự khóa giảng 9 ngày của Ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, ở Tế Nam, huyện Sơn Đông vào ngày 21 tháng 6 năm 1994.
Bà Hứa (hàng 2, thứ 3 từ phải sang) và những người tham dự khóa giảng ở Tế Nam đã có một bức ảnh chụp với Sư Phụ Lý Hồng Chí
Bà Hứa nhớ lại rằng có khoảng 4000 người đã tham dự khóa giảng ở Tế Nam. Khi bà nghe Ông Lý nói rằng có 2 người đã đến từ tận Đài Loan xa xôi và hỏi các nhân viên xin sách, bà rất ngạc nhiên, “Làm sao Sư Phụ lại biết cơ chứ?”. Một vài ngày trong khi nghe các bài giảng, căn bệnh mãn tính làm khổ bà trong hơn 20 năm đã biến mất, như thể bà đã được hồi sinh. Bà Hứa vô cùng cảm kích. Vào tháng mười hai năm đó, người bà con của bà tại Trung Quốc đã gọi cho bà và nói với bà rằng Sư phụ Lý sẽ giảng khóa giảng cuối cùng của Ông ở Quảng Châu vào ngày 21 tháng 12 và bảo bà hãy nắm bắt cơ hội hiếm có này. Bà Hứa đã tới Quảng Châu để tham dự khóa giảng lần thứ 2.
Pháp Luân Đại Pháp nở rộ ở Đài Loan
Sau khi bà trở về Đài Loan vào ngày 27 tháng 4 năm 1995, bà Hứa đã bắt đầu một điểm tập công đầu tiên ở Đài Loan. Bà nói rằng, “Pháp Luân Đại Pháp đã giúp mọi người cải thiện nhân cách và thể chất. Tin tức lan nhanh. Hiện nay có hơn 1000 điểm tập công ở Đài Loan, bao gồm cả các đảo ở xa.”
Ngày 21 tháng 11 năm 2009, 6000 học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Loan xếp hình cuốn sách Chuyển Pháp Luân
Các học viên ở Nghi Lan đến từ mọi tầng lớp xã hội – giáo sư, cán bộ công chức, bác sĩ, y tá, kỹ sư, giáo viên, học sinh và các bà nội trợ. Tiến sĩ Trần – một nha sĩ đã nói rằng: ông đã từng phải phụ thuộc vào thuốc ngủ, nhưng chứng mất ngủ đã biến mất sau khi ông bắt đầu tu luyện. Tính nóng nảy của ông cũng đã được cải thiện rất nhiều. Cô Lý, một y sĩ đã thấy được khả năng chữa bệnh của môn tập dựa trên kinh nghiệm cá nhân và kiến thức chuyên môn của mình.
Các học viên Pháp Luân Đại Pháp biểu diễn các bài Công Pháp tại công viên nước Đông Sơn Hà trong Lễ hội trò chơi dân gian quốc tế dành cho thiếu nhi ở Nghi Lan năm 2001
Cô Lâm và con trai cùng con gái cô là học viên lâu năm. Cô nói rằng các con cô đã tự trau dồi bản thân dựa trên những nguyên lý trong cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách Pháp. Chúng nằm trong số những học sinh đứng đầu ở trường và được bầu làm học sinh gương mẫu nhiều lần. Một nhân viên làm việc trong tòa thị chính từng nói với một học viên rằng cô Lâm đã thay đổi rất nhiều kể từ khi cô bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Người nhân viên này khen cô chu đáo, siêng năng, tiết kiệm và chăm sóc tốt gia đình mình.
Hội trại nghiên cứu của giáo viên và Câu lạc bộ Pháp Luân Đại Pháp
Suốt với 10 năm qua, các học viên ở Nghi Lan đã tổ chức “Hội trại nghiên cứu của những giáo viên học Pháp Luân Đại Pháp” trong thời gian nghỉ hè và nghỉ đông. Họ giới thiệu môn tập luyện cho các khoa và cán bộ ở các trường tiểu học và trung học. Các sự kiện được các nhân viên trong Phòng giáo dục, các hiệu trưởng và các giáo viên hoan nghênh. Kết quả là nhiều người trong số họ đã trở thành học viên. Điều đó cũng cho phép các giáo viên đưa Chân – Thiện – Nhẫn vào chương trinh giảng dạy của họ.
Ngày 4 tháng 7 năm 2004, “Hội trại nghiên cứu của các giáo viên học Pháp Luân Đại Pháp” đã được tổ chức tại hai trường học ở Nghi Lan.
Nhiều giáo viên được hưởng lợi từ việc tu luyện đã thành lập Câu lạc bộ Pháp Luân Đại Pháp trong trường của họ. Ông Hồng, nguyên hiệu trưởng của trường trung học Huệ Đăng và hiện là hiệu trưởng trường Trung học Cập Nhân đã trở thành một học viên thông qua các câu lạc bộ này. Thành tích xuất sắc của Ông Hồng trong việc điều hành trường đã giúp ông dành giải thưởng Hoằng Đạo lần thứ 22, giải thưởng vinh dự nhất dành cho giáo viên xuất sắc nhất trong các trường tư thục. Vào tháng 2 năm 2003, khi Câu lạc bộ Pháp Luân Đại Pháp trong trường Trung học Hướng nghiệp Thương mại Quốc gia Nghi Lan lần đầu tiên được thành lập, 95 học sinh đã tham gia. Họ học các bài giảng và tập các bài Công Pháp hàng ngày vào buổi trưa.
Vào tháng 9 năm 2006, một vở kịch sân khấu trong sự kiện chào đón học sinh mới ở trường Trung học Hướng nghiệp Thương mại Quốc gia Nghi Lan đã giúp các tân sinh viên hiểu rõ sự thật về Pháp Luân Đại Pháp
Thêm nhiều người được hưởng lợi ích từ Pháp Luân Đại Pháp
Bà Trần, 59 tuổi, là một nhà tạo mẫu tóc. Bà đã từng bị bệnh xuất huyết thận, u tử cung, đau đầu, loãng xương và đau lưng. Bà phải tiêm thuốc mỗi ngày và dùng thuốc kháng viêm hàng ngày. Bà sẽ phát sốt nếu như ngưng dùng thuốc thậm chí chỉ một ngày. Sau khi bà tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tất cả các căn bệnh mãn tính của bà đã biến mất.
Cũng giống như bà Trần, sức khỏe của nhiều học viên ở Nghi Lan đã được phục hồi nhờ tu luyện. Chứng đau nửa đầu của bà Yu, bệnh tim của ông Trần, bệnh viêm phế quản bà Huang, chứng đau vai của bà Zhuo, và thị lực suy giảm của ông Trần, tất cả đều biến mất sau khi họ trở thành học viên. Do những trải nghiệm cá nhân của bản thân mình, nhiều học viên bắt đầu hoạt động một cách tự phát để quảng bá Pháp Luân Đại Pháp, hi vọng sẽ giúp nhiều người hơn nữa phục hồi sức khỏe của mình.
Ngày 9 tháng 5 năm 2004, các học viên ở Nghi Lan đã được mời đến biểu diễn các bài tập tại một lễ hội được tổ chức bởi Bệnh viện Cựu chiến binh Suao.
Để quảng bá môn tập tốt hơn nữa, các học viên ở Nghi Lan thường biểu diễn các bài Công Pháp ở các lễ hội lớn, chẳng hạn như Lễ hội Thiếu Nhi Quốc tế, Ngày hội Mùa Xuân lạnh ở Suao, và Triển lãm Xanh, và tại các điểm du lịch như Công viên Thể thao Luodong và Công viên Nước Dongshanhe ở Nghi Lan. Vì nhiều người đã được hưởng lợi ích từ việc tu luyện và biết về sự tốt đẹp của Pháp Luân Đại Pháp, việc biểu diễn các bài Công Pháp đã trở thành một trong những chương trình phổ biến nhất tại các lễ hội địa phương, các buổi lễ và các cuộc thi đấu thể thao trong trường học.
Giúp đỡ các tù nhân
Từ tháng 12 năm 2000, các học viên ở Nghi Lan đã đến nhà tù Nghi Lan ở Sanxing mỗi tuần để quảng bá Pháp Luân Đại Pháp. Kể từ đó họ đã viếng thăm các trung tâm giam giữ, các trung tâm phục hồi chức năng, và nhà tù để truyền bá sự tốt đẹp của Pháp Luân Đại Pháp cho các phạm nhân. Môn tập đã giúp nhiều tù nhân và phạm nhân tìm thấy bản tính lương thiện của mình và được họ và các cơ quan luật pháp hoan nghênh và tán thành. Các nhà tù ở các thành phố và huyện khác đã đưa Pháp Luân Đại Pháp vào chương trình giáo dục của họ. Trong chín năm qua, phần lớn các tù nhân trong nhà tù Nghi Lan đã tham dự khóa giảng Pháp Luân Đại Pháp chín ngày.
Nhà tù Nghi Lan đã trao thưởng cho Phật học Hội Pháp Luân Đại Pháp, cảm ơn các học viên đã giúp đỡ giáo dục cho các tù nhân.
Nhiều tù nhân chờ đợi lớp học Pháp Luân Đại Pháp mỗi tuần. Những nguyên lý trong các bài giảng giúp họ hiểu làm thế nào để tự hành xử tốt hơn và làm thế nào để giải tỏa. Những thay đổi ở các tù nhân là rõ rệt. Họ không còn bất an và thiếu kiên nhẫn, họ trở nên hòa ái.
Phơi bày cuộc bức hại tà ác với sự ủng hộ của Hội đồng và Chính quyền huyện.
Các học viên thường xuyên phơi bày sự đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc với các quan chức chính phủ, các nhà lập pháp, các thành viên hội đồng và dân chúng. Họ làm điều đó bằng cách tổ chức các cuộc triển lãm ảnh và mỹ thuật, hy vọng những người đã biết sự thật có thể cùng nhau hành động để chấm dứt cuộc đàn áp này.
Ngày 22 tháng 5 năm 2006, Hội đồng Huyện Nghi Lan đã thông qua một nghị quyết lên án cuộc đàn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với Pháp Luân Đại Pháp và kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp chấm dứt cuộc đàn áp này.
Ngày 30 tháng 7 năm 2007, Hội đồng Huyện đã thông qua một nghị quyết lên án việc chính quyền Hồng Kông đã giúp chính quyền Trung Quốc đàn áp các học viên từ Đài Loan và vi phạm nhân quyền. Một ngày trước ngày 1 tháng 7 năm 2007, kỷ niệm mười năm Hồng Kông trở lại với Trung Quốc, chính quyền Hồng Kông đã cúi đầu trước chế độ Trung Quốc và từ chối cấp Visa cho các học viên Đài Loan, những người cố gắng đến Hồng Kông. Nhiều học viên ở Đài Loan không được phép lên máy bay tới Hồng Kông, và nhiều người ở Hồng Kông bị đưa về Đài Loan trái ngược với nguyện vọng của mình. Các thành viên hội đồng đề nghị chính phủ Huyện Nghi Lan yêu cầu chính phủ trung ương đòi Hồng Kông phải xin lỗi và đảm bảo rằng những sự việc tương tự sẽ không diễn ra một lần nữa.
Nghị quyết lên án chính quyền Hồng Kông vi phạm nhân quyền đối với học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Đài Loan được Hội đồng Huyện Nghi Lan thông qua và được ký bởi 24 thành viên
Liên Minh điều tra cuộc đàn áp Pháp Luân Công (CIPFG) đã đề xướng một cuộc vận động đặc biệt để thỉnh cầu cộng đồng quốc tế giúp chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Vào ngày 21 tháng 4 năm 2008, Huyện trưởng Quách Lu-Hwa và các trưởng ban đã ký vào thỉnh nguyện. Ngày 07 tháng 5 năm 2008, Hội đồng Huyện Nghi Lan đã thông qua nghị quyết, và tất cả 34 thành viên hội đồng đã ký vào thỉnh nguyện của CIPFG.
Chủ tịch huyện Nghi Lan – Ông Quách Lu-Hwa (bên phải) ký vào thỉnh nguyện đặc biệt của CIPFG để lên án cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ.
Thành viên hội đồng – Ông Chuang Shu-Ju (thứ 5 từ trái sang), Ông Chiang Tsung-Yuan (thứ 6 từ trái sang), và Ông Yu Mei-Hsueh (thứ 7 từ trái sang) kêu gọi chấm dứt ngay cuộc đàn áp.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/12/4/修者足迹遍天涯-台湾宜兰(图)-233267.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/12/9/121855.html
Đăng ngày 19-12-2010, Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.