Bài viết của một học viên tại Đài Loan

[MINH HUỆ 31-5-2008]

Trong quá khứ, tôi thường đi Hương Cảng, nhưng ít khi là vì công vụ. Gần đây, tôi nghe nói rằng Hương Cảng thiếu người giúp đỡ từ bạn tu Đài Loan vì hai lý do. Một là vì chánh phủ Hương Cảng buộc hồi hương các học viên mà đã ở tại Hương Cảng thường trực, và lý do thứ hai là khó cho các học viên Đài Loan để có được một sổ hộ chiếu. Vì các học viên Hương Cảng thiếu nhân lực trầm trọng, tôi nghĩ đến đi đó.

Và sau này, sau khi đọc các bài chia sẻ kinh nghiệm, mà nói rằng tình trạng hiện nay tại Hương Cảng cống hiến cơ hội cho những ai mà ít đi làm sáng tỏ sự thật nơi đó, tôi quyết đinh đi. Nhưng sau này, tôi bắt đầu nghĩ rằng các học viên Hương Cảng nên thay vì vậy khuyến khích các học viên địa phương đi làm sáng tỏ sự thật một cách tích cực và không nên dựa vào các học viên Đài Loan.

Tôi cũng nghĩ các học viên Hương Cảng không làm đủ việc làm sáng tỏ sự thật trong vùng của họ. Vì vậy, tôi lại bắt đầu nghĩ lại về việc đi Hương Cảng. Một ngày kia tôi đang học Pháp, tôi thình lình gặp phải câu nói này của Sư phụ, “Là Sư phụ của chư vị, tôi không bao giờ nhớ kể những điều sai mà chư vị đã làm trong khhi tu luyện; tôi chỉ nhớ đến những điều tốt mà chư vị đã làm và các thành tựu của chư vị.” (“Vượt qua khảo nghiệm sống chết”) Tôi xấu hổ về những tư tưởng trước đây của tôi. Cả cho dù các bạn học viên không hoàn hảo trong một số điều, tại sao tôi lại để cho các điều ấy làm xao động Chính niệm của tôi? Phải chăng tôi nên làm hết sức mình để làm cho tình trạng tốt đẹp hơn thay vì chỉ ngón tay vào các người khác?

Hơn nữa, sự hiểu biết về Pháp của học viên là dựa trên trình độ của họ, vậy sao tôi có thể buộc sự hiểu của tôi lên các bạn tu khác? Tôi hiểu ra rằng sự suy tư không hay về các bạn tu của tôi là không đúng. Tình trạng hiện nay tại Hương Cảng là rõ ràng là một sự thiếu người. Làm sao tôi có thể xem mình như người ngoài, phê bình công tác của người khác, nói với người khác phải làm điều này điều nọ, mà chính tôi không tham gia vào các hoạt động làm sáng tỏ sự thật ? Tôi biết tôi phải đi Hương Cảng, vì vậy tôi nói với một bạn tu mà phụ trách các chương trình thông tin, mà đồng ý với tôi.

Một vài ngày sau tôi đến Hương Cảng. Trong khi ở Hương Cảng, tôi có cơ hội làm sáng tỏ sự thật trước một tòa nhà lớn bán đồ trang sức, nơi mà có một số lượng lớn đáng kể người Trung quốc đi mua sắm mỗi ngày. Qua ngày thứ hai sau khi tôi đến nơi, một cuộc động đất vĩ đại đánh vào tỉnh Tứ Xuyên. Với tờ Đại Kỷ Nguyên Thời báo trong tay, tôi nói lớn với dân chúng, “ĐCSTQ không coi trọng mạng sống của dân chúng Trung quốc! ĐCSTQ biết trước sẽ có cuộc động đất nhưng nó không báo tin cho dân chúng biết. Đó là lý do của nhiều người bị chết!”

Nhiều người từ Trung quốc bị chấn động, nhưng một số nhỏ không tin điều gì viết trên tờ báo, nói rằng chúng ta nói quá lố. Nơi một địa điểm du khách có rất nhiều băng vải và bích chương, trình bày các tin tức về cuộc thảm sát tại Thiên An Môn ngày 4 tháng sáu 1989, gặt hái nội tạng của các học viên Pháp Luân công, và ĐCSTQ bày đặt vụ tự thiêu để buộc tội cho Pháp Luân Công. Tất cả các tin tức đó khiến nhiều người dân Trung quốc từ lục địa chú ý.

Đối với những người mà không tin vào các báo cáo của thông tin của chúng ta, sau khi tôi giải thích các sự kiện bằng cách dùng các bức hình trên các bích chương, họ trở nên cởi mở hơn trước sự thật. Gần như tất cả mọi người đều đọc báo của chúng ta. Vì chúng ta không in ra đủ các bản báo, tôi yêu cầu họ đừng có bỏ nó sau khi đọc xong, mà trả lại cho chúng tôi. Làm như vậy, mỗi bản báo được dùng cho nhiều người đọc hơn. Đồng thời, chúng tôi có thể thành công trong việc khuyên khá nhiều người rút khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên hệ của nó.

Trong khi đi làm sáng tỏ sự thật tại Hương Cảng, tôi nhận thấy tôi trở nên có khả năng hơn trong việc làm sáng tỏ sự thật từ góc cạnh của người nghe. Khi họ có nhiều thời giờ hơn, tôi nói chuyện nhiều với họ dùng những câu hỏi như là, “Ông bà đến từ tỉnh nào?” “Đây có phải lần đầu tiên chư vị đến Hương Cảng không?” và “Chư vị nghĩ sao về Hương Cảng?” Làm như vậy, tôi khiến cho cuộc nói chuyện dễ dàng hơn. Khi người ta trở nên thỏa mái và muốn nói chuyện với tôi, làm sáng tỏ sự thật với họ rất dễ dàng, và cuối cùng họ thường sẳn sàng đồng ý với ‘tam thoái’. Một điều rất quan trọng nữa là bất kể như thế nào, chúng ta không nên để cho trí óc lay động cả khi tư cách của người nghe rất xấu.

Xin luôn hãy nhớ đối đãi với họ với luôn một nụ cười và một trái tim từ bi. Người ta có thể cuối cùng chấp nhận sự thật.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/5/31/179441.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/6/26/98471.html
Đăng ngày 1-7-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share