Bài viết của các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại New York
[MINH HUỆ 19-01-2020] Nhân dịp Tết cổ truyền của người Trung Quốc đang đến gần, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tụ họp tại Flushing vào ngày 12 tháng 1 năm 2020, để mừng dịp lễ này và kính chúc Nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, Đại sư Lý Hồng Chí, một năm mới tốt đẹp.
Các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại New York kính chúc Sư phụ Lý một năm mới tốt lành.
Các học viên bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Sư phụ Lý, Nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, thông qua các tiết mục biểu diễn văn nghệ. Họ hy vọng rằng nhiều người hơn nữa có thể thu được lợi ích từ việc thực hành Pháp Luân Đại Pháp.
Thể hiện lòng cảm ân bằng âm nhạc và vũ đạo
Hơn 600 học viên đã vận trang phục đẹp nhất của họ để tham dự sự kiện này. Sân khấu được trang hoàng bởi tấm biểu ngữ với dòng chữ “Học viên Pháp Luân Đại Pháp tại New York kính chúc Sư phụ năm mới 2020 tốt lành”. Người qua đường được thưởng thức hàng loạt các hoạt động giải trí được tổ chức trong cả ngày, bao gồm vũ đạo, hợp xướng, đơn ca, biểu diễn nhạc cụ truyền thống Trung Hoa như đàn tỳ bà, đàn nhị và sáo, độc tấu piano và violin, múa trống lưng Trung Quốc, võ thuật, và thư pháp. Khi buổi lễ kết thúc, các học viên đồng thanh kính chúc Sư phụ Lý một năm mới tốt đẹp.
Tám học viên phương Tây đến từ các quốc gia khác nhau đã hát bài “Đến vì bạn”. Họ nói: “Thưa Sư phụ, chúng con muốn cho Ngài biết Pháp Luân Đại Pháp được người dân từ các dân tộc và quốc gia khác nhau trên khắp thế giới yêu mến.”
Học viên Trương Tiểu Lệ hát một bài hát có tựa đề “Họa Mận”. Cô giải thích: “Hoa mận tượng trưng cho tinh thần bất khuất của người dân Trung Quốc. Bài hát này thể hiện trái tim bền bỉ của các đệ tử Đại Pháp. Cũng giống như hoa mận, đức tin kiên định của họ vào Sư phụ và quyết tâm cứu độ chúng sinh là trường tồn.”
Học viên Triệu Nghĩa Liên bày tỏ lòng cảm kích thông qua màn thổi sáo độc tấu. Cô chia sẻ: “Tôi đã từng theo đuổi thứ thời trang trái với thuần phong mỹ tục. Thực hành Pháp Luân Đại Pháp đã giúp tôi trở về với truyền thống, với nền văn hóa Trung Quốc chân chính. Đó mới thực sự là nguồn gốc của tôi. Con xin cảm tạ Sư phụ vì sự chỉ dạy của Ngài.”
Hưởng lợi ích nhờ tu luyện Đại Pháp
Học viên Dị Vinh đến từ New York chia sẻ rằng Sư phụ Lý Hồng Chí lần đầu truyền dạy Pháp Luân Đại Pháp ra công chúng ở thành phố Trường Xuân, Trung Quốc vào năm 1992. Cuốn sách chỉ đạo chính, Chuyển Pháp Luân, đã được xuất bản cách đây 25 năm, vào năm 1995. Đến nay, cuốn sách đã được dịch sang hơn 40 ngôn ngữ và được đọc bởi hàng trăm triệu người trên thế giới.
Cô cho biết: “Hàng năm, vào Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 13 tháng 5, cũng như vào các dịp lễ truyền thống của Trung Quốc như Tết Trung Thu và Tết Nguyên Đán, các học viên ở khắp nơi trên thế giới sẽ tổ chức lễ mừng và bày tỏ lòng biết ơn đến Sư phụ Lý.”
Anh Nicholas Zifcak đến từ Hoa Kỳ cho biết việc thực hành Đại Pháp giúp anh nhận ra việc trở về với bản nguyên là điều quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người. “Tôi đã không còn theo đuổi tiền tài và danh vọng nơi thế gian con người nữa và tìm thấy sự ngây thơ như thuở ấu thơ.”
Học viên Kỷ Lỗi đến từ Tân Cương, Trung Quốc, đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được 25 năm, cho biết: “Những Pháp lý của Đại Pháp giống như ánh sáng soi đường tôi đi, giúp tôi phân biệt đúng sai. Tôi tìm thấy một mục đích sống cao cả hơn. Là một học viên, tôi phải là một người đứng đắn và trở nên vô tư vô ngã.”
Học viên Vương Tuệ Quyên từng khổ sở vì căn bệnh vẩy nến trong nhiều năm. Cô đã khỏi bệnh chỉ một tháng sau khi cô và chồng bắt đầu thực hành Pháp Luân Đại Pháp. Sức khỏe của chồng cô cũng được cải thiện. Một số người thân, bao gồm anh chị em, cha mẹ và con cái của họ cũng bắt đầu tu luyện khi nhận thấy những thay đổi tích cực từ họ.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/1/19/399207.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/1/21/182258.html
Đăng ngày 25-01-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.