Bài của Thanh Ngôn
[MINH HUỆ 3-10-2007] Trong bất kỳ ngành nghề nào, thì Đức hạnh đều cần phải được coi trọng, cũng cần phải tuân thủ các quy phạm đạo đức tương ứng, ấy mới là xã hội bình thường của nhân loại. Bởi vì trọng Đức tích Đức là gốc rễ của đạo làm người, Sư Phụ Lý của Pháp Luân Đại Pháp cho chúng ta biết được rằng:
“Đức tích lại từ các kiếp trước. Vua, quan, phú, quý đều từ đức mà ra. Vô đức, vô đắc; mất đức tức là sẽ mất tất cả. Vậy ai muốn quyền lực và của cải trước tiên cần phải tích đức. Bằng lao động vất vả và làm việc thiện, người ta có thể thu lấy đức từ quần chúng”. (“Tinh tấn yếu chỉ” – “Của và Đức”).
Đối với người tu luyện mà xét, Đức thật sự là một loại thực tại vật chất, có màu trắng. Nó có thể mang lại cho người ta phúc báo, còn làm chuyện xấu lại sinh ra nghiệp lực màu đen có thể đem lại tai họa cho người ta. Vì thế, làm thầy thì phải trọng đạo làm thầy, làm kinh doanh cần trọng đạo kinh doanh, làm nghề y cần trọng y đức, làm quan thì trọng đạo làm quan, học võ thì trọng võ đức …. Dưới đây là một câu chuyện kể về danh y triều Minh tên là Vạn Toàn trọng y đức, không nhớ thù xưa.
Vạn Toàn là một thầy thuốc nổi tiếng vào thời nhà Minh. Ông sinh năm Hoằng Trì thứ 11 tại vùng mà nay là Hồ Bắc, La Điền. Ông chẳng những y thuật cao siêu, mà y đức càng khiến cho người ta khâm phục. Ông làm người khoan dung độ lượng, không nhớ kể thù oán cũ, đối với những người có hiềm khích với mình lúc trước cũng đều đối xử một cách bình đẳng, tận tâm tận lực cứu chữa.
Ngày trước Vạn Toàn bất hòa với một người đồng hương tên là Hồ Nguyên Khê. Về sau, đứa con trai 4 tuổi của Hồ Nguyên Khê bị mắc một căn bệnh nan y, ho khan, hộc máu, cả nhà họ Hồ đi khắp nơi cầu danh y chữa trị nhưng đều không có chuyển biến. Không còn cách nào khác đành phải đến cầu Vạn Toàn cứu chữa.
Vạn Toàn “chỉ quan tâm đến chuyện sống chết của người ta, chứ không nhớ gì thù oán”, ngay lập tức đến xem bệnh cho con trai của Hồ Nguyên Khê, bảo rằng bệnh của con trai ông ta có thể trị được, nhưng cần có thời gian một tháng. Nhờ phương thuốc của Vạn Toàn, đứa bé dùng 5 tễ thuốc thì sức khỏe đã khá hơn.
Nhưng Hồ Nguyên Khê trước sau vẫn có tâm dè chừng đối với Vạn Toàn, cho rằng giữa bản thân và Vạn Toàn vốn có hiềm khích, nghĩ thầm chắc ông không thể dùng hết tâm sức để trị bệnh cho con trai mình, đồng thời còn nghi ngờ Vạn Toàn cần dùng quá nhiều thời gian trị bệnh như thế chính là có âm mưu, bèn chuyển sang nhờ một thầy thuốc khác tên là Vạn Thiệu chữa trị.
Có người khuyên Vạn Toàn: “Hắn không cần ông chữa, ông chỉ việc bỏ đi là xong”. Vạn Toàn trả lời: “Ông ta chỉ có một đứa con trai, ngoài tôi ra không ai có thể trị được bệnh cho cậu bé. Tôi đi rồi, ông ta sẽ không tìm tôi nữa, nếu như chữa trị chậm trễ cho đứa bé thì dù không phải là tôi hại chết nó, nhưng đó cũng là lỗi lầm của tôi!”. Ông lại nói tiếp: “Tôi muốn ở lại xem xem thầy thuốc khác chữa trị như thế nào, nếu họ chữa trị được thì tôi sẽ ra đi, còn nếu chữa trị có sai lầm thì tôi nhất định phải ngăn cản lại. Nếu thật sự là ngăn không được, thì tôi rời đi cũng không muộn”.
Xem Vạn Thiệu kê đơn thuốc mới, Vạn Toàn cho rằng không thích hợp chút nào, nếu đứa bé uống vào thì tính mạng sẽ bị nguy hiểm, bèn thành khẩn chỉ ra vấn đề. Nhưng Vạn Thiệu không chịu tiếp thu, cố chấp vào ý kiến riêng của bản thân. Hồ Nguyên Khê ở bên cạnh cũng hùa theo không chịu nghe. Vạn Toàn nghiêm chỉnh nói với Vạn Thiệu: “Tôi vì lo lắng cứu đứa bé, chứ không phải là đố kỵ ông đâu!”.
Vạn Toàn thấy ý kiến của mình không được chấp thuận, không đành lòng thấy chết mà không cứu. Trước khi Vạn Thiệu cho đứa trẻ uống thuốc, Vạn Toàn lại gần nhẹ nhàng xoa đầu đứa trẻ và nói với người cha: “Trước tiên cho nó uống thử một chút thuốc thôi. Thương tâm thay nếu tật bệnh tái phát thì làm thế nào được đây?”.
Sau khi đứa bé uống một chén thuốc nhỏ, quả nhiên đúng như Vạn Toàn đoán trước, bệnh tình lại tái phát nặng lên. Đứa bé khóc nói: “Con uống thuốc của Vạn Toàn tiên sinh đã đỡ được rất nhiều, cha lại mời người này tới, là muốn giết con sao”.
Hồ Nguyên Khê giờ mới bắt đầu hối hận, đành phải ôm nỗi ray rứt để lần thứ 2 cầu cứu Vạn Toàn. Vạn Toàn không hề so đo, nói với ông ta: “Nếu sớm nghe lời tôi nói, thì giờ đây đã không phải hối hận. Muốn tôi chữa trị, thì cần phải vứt bỏ tâm nghi ngờ, thành tâm phó thác cho tôi. Hãy cho tôi thời gian 1 tháng”.
Thế là Hồ Khuyên Khê hoàn toàn phó thác đứa bé cho Vạn Toàn chữa trị. Vạn Toàn chỉ cần 17 ngày là đứa trẻ đã khỏi hẳn bệnh. Cả nhà Hồ Nguyên Khê vô cùng cảm kích ân đức của ông.
Bản tiếng Hán: https://en.minghui.org/html/articles/2007/10/13/90452.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/10/13/90452.html
Đăng ngày 26-2-2010; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.