[MINH HUỆ 31-07-2016] Phúc lộc thọ là điều truy cầu suốt một đời của nhiều người. Khi làm quan, bổng lộc đã đạt đến một mức độ nhất định, thì việc có được trường thọ hưởng thụ quan vị, bổng lộc này hay không đã trở thành nguyện vọng của rất nhiều người. Bản thân đã làm quan, vẫn chưa được coi là cuộc đời hoàn mỹ, nếu con trai cũng có thể làm quan, mới thoả lòng như ý. Vậy thì, làm thế nào mới có thể đạt được kiếp nhân sinh hoàn mỹ vừa có chức vị, bổng lộc, trường thọ, mà con cháu lại được hưng vượng, phát đạt đây?
Trương Đại Tiết thời nhà Kim kính trời tin vào số mệnh, cả đời hành thiện, ông không chỉ đắc được phúc báo trường thọ, mà còn để lại phúc đức cho con cái.
Trương Đại Tiết đảm nhận chức Viên ngoại lang tại bộ Công (Một trong sáu bộ theo thể chế thời xưa). Nước hồ Lư Câu dâng lên khắp nơi, Trương Đại Tiết phụng thánh chỉ coi sóc đê điều và tới Đông Kinh của nhà Kim làm quan. Mọi người đều tín phục sự công bằng của ông. Trương Đại Tiết được thăng quan đảm nhiệm chức Lang trung thuộc bộ Công. Lúc đó, phương pháp đúc tiền đồng mắc lỗi, Trương Đại Tiết và Ma Khuê, viên ngoại lang bộ Lại quản lý việc này. Đồng chất lượng kém chất thành đống, không thể đúc thành tiền đồng được. Có người muốn giáng hoạ này lên thân bách tính. Trương Đại Tiết nói: “Đây là lỗi của quan viên địa phương phạm phải khi thu mua đồng, bách tính sao có thể tham dự?” Ông bèn bẩm báo truyện này lên trên, miễn tội cho bách tính.
Trương Đại Tiết đổi sang đảm nhiệm chức Lang trung thuộc bộ Hộ, một viên quan gian xảo đã từ chức tại vùng Định Tương vu cáo với ông rằng: “Trong huyện có bách tính của 18 thôn ngấm ngầm giấu đồng dùng để đúc tiền.” Trương Đại Tiết điều tra tình hình thực tế và xử tội viên gian quan nọ. Bách tính đã khắc bia đá ca ngợi ông.
Sau này, đê sông Hoàng Hà tại đất Vệ bị nước xói mòn, chảy ào ạt về phía Đông như vũ bão. Trong địa phận đất Thương có con đê cũ của 9 dòng sông. Trương Đại Tiết đã cho tu bổ những con đê này để nước sông không gây nên đại họa.
Khi Kim Chương Tông lên kế vị, Trương Đại Tiết tới Trung Quan làm quan, ông dâng tấu rằng: “Địa khu Hà Đông thu thuế nặng, cần giảm thuế.” Quan nghị sự có người không đồng ý. Trương Đại Tiết dùng tiêu chuẩn thu thuế của những địa khu khác chất vấn họ. Thế là triều đình hạ lệnh giảm tô thuế cho khu vực Hà Đông.
Khi Trương Đại Tiết được điều đến phủ Quảng Ninh. Trong địa khu cai quản có mỏ bạc có thể luyện kim. Quan lại địa phương cho rằng vì vậy mà sinh ra chuyện tranh đấu, cướp bóc, bèn giao lại cho quan tư pháp và tri châu khu vực Hà Đông và Tây Kinh cùng thảo luận. Họ đều cho rằng để quan phủ chuyên kinh doanh sẽ rất có lợi. Trương Đại Tiết nói: “Lợi ích của núi sông biển ngòi cần được chia sẻ với bách tính. Huống hồ với những người nghèo khó thất nghiệp, dẫu phạt nặng liệu có thể cấm được họ khai thác được không? Cần minh xác nói với bách tính rằng, cấp ruộng đất cho họ, họ chỉ cần nộp thuế là được. Vậy thì những người nhàn nhã chân tay có tài sản rồi sẽ không đi cướp bóc nữa, cũng tiện cho quan phủ quản lý.” Chương Tông hoàng đế đã nghe theo kiến nghị của ông.
Trương Đại Tiết rất giàu lòng biết ơn. Ông có được học vấn nhờ Nhậm Thích, vì muốn báo ơn Nhậm Thích nên đã đối đãi với con cái của Nhậm Thích như con đẻ của mình.
Trương Đại Tiết tin rằng mệnh do trời định. Ông coi nhẹ vinh hoa, phú quý, cả một đời coi trọng tu dưỡng hành vi, tiết tháo của bản thân, trọng đức hành thiện, yêu mến và chăm lo cho bách tính, hưởng thọ 80 tuổi. Trương Nham Tẩu, con trai của Trương Đại Tiết được đề bạt làm đại quan thứ sử tại Hãn Châu.
(Theo Kim Sử quyển 97, Liệt truyện số 35)
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2016/7/31/332079.html
Đăng ngày 17-07-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.