Bài viết của một học viên ở Úc

[MINH HUỆ 12-04-2019] Tôi bắt đầu học để lấy bằng thạc sỹ về Khoa học Máy tính vào năm 2002. Trong một tiết học chúng tôi được giao làm một bài tập liên quan đến việc sử dụng phần mềm tạo hình và vẽ để vẽ ra một khung cảnh sống động.

Khi ấy tôi đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được ba năm và luôn tìm những cách nho nhỏ này khác để giúp mọi người có dịp biết đến môn tu luyện này. Tôi đã vẽ ra một khung cảnh với vài Pháp Luân ở trong đó cùng ba chữ Chân – Thiện – Nhẫn rồi nộp phần bài tập của mình.

Mấy năm trôi qua, tôi quay lại đúng trường đại học đó để lấy học vị tiến sỹ và tình cờ đi ngang qua toà nhà Khoa học Máy tính. Tôi trông thấy bức tranh của mình vẫn còn treo ở đó và nhận thấy bức tranh này đã được treo ở hành lang nơi có nhiều người qua lại ở trong khoa trong suốt 17 năm qua.

small.jpg

Ngoài các sinh viên nhập học mỗi năm, còn có rất nhiều sinh viên đã tốt nghiệp và giảng viên Trung Quốc đến trường đại học. Bức tranh nhỏ này đã ở đó suốt thời gian này, và giảng chân tướng theo cách khá khiêm tốn.

Nghĩ về điều này giúp tôi nhận ra tầm quan trọng của mỗi việc nhỏ mà chúng ta có thể làm trong đời sống hằng ngày của mình. Những việc dường như không đáng kể theo thời gian lại mang lại tác động lớn. Tìm ra cách để giảng rõ chân tướng một cách lặng lẽ và hợp lý giữa cuộc sống hằng ngày là điều quan trọng.

Trong bài giảng thứ sáu trong Chuyển Pháp Luân, Sư phụ Lý Hồng Chí có giảng:

“Vì là người có công chân chính, chư vị không [cần] dùng ý đặc biệt để phát [công], chư vị chạm qua cái gì thì đều lưu lại năng lượng, đều lấp lánh ánh quang.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi nghĩ điều này thực sự đúng với âm nhạc và nghệ thuật mà chúng ta tạo ra với mục đích giảng rõ chân tướng.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/4/12/176469.html

Đăng ngày 10-05-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share