Bài viết của Thẩm Dung, phóng viên Minh Huệ ở Đài Loan

[MINH HUỆ 3-4-2019] Từ lúc tám tuổi, Trần Hiến Kỳ đã thường nửa đêm nằm suy ngẫm về ý nghĩa của đời người. Anh tự hỏi tại sao mình lại đến thế gian, có điều gì ở bên ngoài vũ trụ, và thần liệu có tồn tại hay không? Những câu hỏi xuất hiện ngày càng nhiều trong đầu anh, khiến anh bối rối mặc dù anh đã đọc hàng đống sách về chủ đề này trong thư viện.

Dưới đây là chia sẻ của anh Trần Hiến Kỳ về trải nghiệm tu luyện của mình.

“Năm 1999, tôi tốt nghiệp tiểu học. Tình cờ đó là lúc khí công phổ biến nhất. Lúc đầu, tôi định học Thái Cực Quyền, nhưng lại tìm được đoạn thông tin về Pháp Luân Đại Pháp trên báo. Tâm trí của tôi bừng sáng khi tôi xem được thông tin. Tôi hỏi mẹ để xem mình có được phép học không. Mẹ tôi lập tức trả lời “Không.” Sau đó, tôi thấy một tấm biểu ngữ về lớp hướng dẫn tập Pháp Luân Đại Pháp miễn phí tại nhà hàng xóm của tôi. Tôi rất vui mừng và cầu xin mẹ cho tôi được học môn tu luyện. Mẹ tôi nói: ‘Con đi ném jiaobei (bói chén) hỏi thần minh trong nhà đi.’”

Anh đã thực hiện ba lần và cả ba lần câu trả lời đều là “Chấp thuận.” Mẹ anh đã bị chấn động. Anh rất vui mừng. Anh đã học cả năm bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp qua hàng xóm của mình và mượn các băng thu âm các bài giảng của Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp. Nhắc lại trải nghiệm của mình, anh Hiến Kỳ nói: “Tôi đã nghe các bài giảng trong lúc làm việc nhà. Trong lần thứ nhất hay lần thứ hai, tôi không thể hiểu được các bài giảng, nhưng sau lần thứ ba, tôi chợt nhận ra đây chính là một môn tu luyện! Tâm tôi như bừng sáng! Tôi vẫn còn cảm thấy chấn động khi nhớ lại khoảnh khắc đó!”

Quá trình học các nguyên lý của Đại Pháp giống như được tái sinh. “Tôi cảm thấy mình thật may mắn! Tôi không thể tin được mình có tiền duyên với Phật Pháp. Tôi nghĩ mình là người may mắn nhất trên thế gian!”

Sư phụ giảng:

“Chư vị hàng trăm năm mà chẳng được thân người; [có khi] hơn nghìn năm mới được thân người; được thân người rồi cũng chẳng biết quý tiếc. Nếu chư vị thác sinh thành một tảng đá thì vạn năm không ra được; tảng đá ấy nếu chẳng tan nát, chẳng phong hoá, thì chư vị vĩnh viễn chẳng ra được; được thân người nào có dễ chi! Nếu mà thật sự được Đại Pháp, cá nhân ấy quả là quá may mắn.” (Bài giảng thứ hai, Chuyển Pháp Luân)

Mặc dù tuổi còn trẻ, nhưng Hiến Kỳ rất nghiêm túc tu luyện. “Trong ba năm trung học, tôi thường tham gia luyện công tập thể ở gần nhà lúc 5 giờ sáng và tràn đầy năng lượng khi đến trường sau khi luyện công. Ngay sau khi tan học, tôi sẽ đến tham gia nhóm học Pháp và các buổi chia sẻ kinh nghiệm.” Hiến Kỳ đã áp dụng nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp vào cuộc sống hàng ngày của mình. Anh chưa từng bỏ lỡ buổi học nào, và điểm số của anh giữ ở tốp bốn của lớp.

Tuy nhiên, sau khi được nhận vào trường Trung học Phổ thông thuộc Đại học Sư phạm Quốc gia Đài Loan, Hiến Kỳ bị tụt lại phía sau cả trong tu luyện và học tập. Anh chăm chỉ và dành phần lớn thời gian của mình cho đồ án môn học, và thất vọng khi phát hiện ra mình đứng cuối lớp. Điểm thi tuyển sinh đại học của anh không đủ để vào trường Đại học Quốc gia ở huyện Mậu Lâm.

“Cuộc sống đại học của tôi bận rộn mỗi ngày. Tôi tham gia vào các hoạt động của câu lạc bộ và có bạn gái. Lúc đó, tôi thường không học Pháp trong nhiều tuần hay nhiều tháng. Tôi cảm thấy [bản thân] có khoảng cách lớn với thực tu chân chính. Và tôi mất cả năm trời trước khi nhận ra được điều đó. Tôi ngày càng xa rời Đại Pháp. Từ đáy lòng, tôi biết Đại Pháp là tốt và các sách Đại Pháp ở ngay cạnh, nhưng tôi không muốn đụng đến. Tôi cảm thấy đau đớn và cũng lại đang buông lơi. Tôi biết mình không nên bỏ qua cơ hội tu luyện, nhưng tiến về phía trước thật khó khăn. Tôi thực sự cảm thấy mình đang đánh mất thứ quý giá nhất!”

Trở lại tu luyện

Năm 2011, trong khi Hiến Kỳ đang học thạc sĩ tại Đại học Công nghệ Quốc gia Đài Bắc, sức khỏe của anh trở nên yếu một cách bất thường. Anh phải uống thuốc và thuốc bổ, mùa hè anh cũng phải mặc một chiếc áo khoác để giữ ấm cho mình. Một giáo sư của anh từng hỏi đùa rằng có phải anh sở hữu một tiệm thuốc sau khi thấy tất cả các loại thuốc trên bàn của anh. Hiếu Kỳ không thể hiểu tại sao anh lại trở nên yếu như vậy.

Một buổi sáng, ký ức về ngồi đả tọa chợt lóe lên trong tâm trí của anh. Anh cảm thấy rất xúc động. Anh nghĩ: “Tại sao mình không đả tọa nhỉ?” Anh bắt đầu với tư thế đơn bàn và dần dần ngồi được song bàn trong một giờ đồng hồ. Trong vòng hai tuần, Hiến Kỳ cảm thấy như được tái sinh. “Năm đó, dịch cúm rất nghiêm trọng. Mọi người trong phòng nghiên cứu của tôi bị cúm. Tôi là người duy nhất khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng. Họ đã ngạc nhiên khi thấy tôi dường như trở thành một người khác hoàn toàn. Tôi chia sẻ cho mọi người Pháp Luân Đại Pháp tuyệt vời như thế nào. Tôi cũng đưa các bạn cùng lớp của mình đến khuôn viên nhóm luyện công Pháp Luân Đại Pháp.”

“Tôi quay lại thăm điểm luyện công gần nhà mình. Khi đến đó lúc bốn rưỡi sáng, người phụ nữ mà tôi biết đã ở đó. Cô ấy hỏi tên tôi là gì. Tôi nói ‘Hiến Kỳ ạ!’ Cô cẩn thận nhìn tôi và nhớ ra. Đã gần 10 năm kể từ khi chúng tôi luyện công cùng nhau. Lần này, tôi đã thực sự trở lại tu luyện!”

Đời người có bao nhiêu lần 10 năm? Lần này, Hiến Kỳ quyết tâm tận dụng mỗi giây phút để tu luyện tinh tấn và theo kịp mọi người.

Truyền rộng giá trị Chân-Thiện-Nhẫn

Tháng 9 cùng năm, Hiến Kỳ nhập ngũ. Nhắc lại khoảng thời gian phục vụ trong quân đội của mình, Hiến Kỳ không thể không xúc động trước an bài hoàn hảo của Sư phụ.

“Một người bạn cùng trường lớn tuổi hơn trong quân ngũ đã gây khó dễ cho tôi. Anh liên tục gây khó khăn cho tôi thậm chí đến ngày cuối cùng, nhưng tôi đã không đối xử tệ với anh vì tôi biết mình là người tu luyện. Có những lần, anh phân cho chúng tôi những công việc nặng nhọc như đào mương, chặt cây, hay khuân gỗ trong khi anh ta ngủ. Anh ta còn làm giả giấy tờ để xin nghỉ. Nhiều người căm phẫn bất bình muốn tố cáo anh ta.

“Một buổi tối, người bạn này liên tục nói chuyện điện thoại trong khi tôi đang cố ngủ. Tôi cảm thấy bị kiệt sức, buồn phiền và khó chịu. Tất cả những trò bắt nạt mà anh đã làm với tôi, bao gồm cả biểu cảm khuôn mặt và những lời lẽ làm tổn thương, ùa vào tâm trí tôi. Tôi đã suýt nổi cơn thịnh nộ. Ngay lúc sắp mất kiểm soát, tôi chợt nghĩ đến Sư phụ. Tôi tự hỏi liệu mình có thực sự tin vào Sư phụ và Đại Pháp không. Mặc dù người bạn kia luôn là người có lỗi, thì liệu tôi có thể hoàn toàn chiểu theo lời dạy của Sư phụ và hướng nội tìm thiếu sót như một người tu luyện hay không?

“Tôi đã khóc khi nghĩ đến những lời dạy của Sư phụ. Tôi tự nhủ rằng bất kể ai đúng ai sai, tôi cũng phải chiểu theo lời dạy của Sư phụ và hướng nội. Tôi phát hiện ra tâm oán hận và đố kỵ đối với người bạn kia. Là người tu luyện, tôi nên nghĩ cho người khác. Có lẽ gia đình anh ấy có chuyện. Có lẽ anh ấy lên giọng vì anh ấy đang lo lắng. Ngay khi ý nghĩ này nảy lên, tôi cảm thấy rõ ràng rằng mình được bao bọc bởi một lực lượng từ bi, nó rất to lớn, bao dung hết thảy, khiến cơn phẫn nộ của tôi tan biến.”

Biểu diễn các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp

Có một chương trình tài năng trong bữa tiệc cuối năm. Có người đề nghị Hiến Kỳ biểu diễn các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp. Hiến Kỳ đã rất vui mừng khi biết mình có cơ hội này. Có bảy người trong ủy ban bầu chọn chương trình. Ba người đã bỏ phiếu tán thành việc biểu diễn các bài công pháp, trong khi có ba người bỏ phiếu trống. Lá phiếu quyết định tình cờ là của người bạn cùng trường này.

“Tôi nghĩ anh ấy sẽ bỏ phiếu trống vì anh có thành kiến với tôi. Nhưng thật bất ngờ, anh ấy đã bỏ phiếu tán thành! Chúng tôi đã có thể biểu diễn năm bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp trên sân khấu trước ba trăm người trong bữa tiệc. Khi nghe khẩu lệnh của Sư phụ trong tiếng nhạc luyện công, tôi đã xúc động đến mức suýt khóc! Nhiều người đã hỏi tôi về Pháp Luân Đại Pháp sau bữa tiệc. Một số người muốn học Đại Pháp. Biểu diễn các bài công pháp khởi tác dụng lớn hơn những gì tôi hình dung. Sau đó, người bạn cùng trường đã nói với tôi rằng anh đã thấy các hoạt động của các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại một điểm du lịch và anh nghĩ họ là những người tốt, thiện lương và quá thần kỳ. Tôi rất vui khi thấy anh ủng hộ Đại Pháp. Tối hôm đó, nếu tôi không giữ vững thiện niệm của mình, có lẽ anh ấy đã không bỏ phiếu tán thành.”

Hiếu Kỳ cũng tham gia một cuộc thi diễn thuyết trước khi xuất ngũ. Anh cẩn thận đọc Cửu Bình (Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản) và đứng lên diễn thuyết về cuộc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Gần một trăm sĩ quan quân đội đã lắng nghe bài phát biểu của anh. Họ nói rằng họ nên lấy một vài cuốn cửu bình cho thư viện.

Hiếu Kỳ bắt đầu làm việc cho Thời báo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung một ngày sau khi anh xuất ngũ. Qua tờ báo, anh hy vọng sẽ truyền thông tin về những giá trị truyền thống Trung Quốc và thiện lương tới toàn thế giới.

Trải qua những thăng trầm trong tu luyện và trở về với hành trình phản bổn quy chân, Hiếu Kỳ nói rằng anh cảm ân sâu sắc Sư phụ đã từ bi bảo hộ. Anh nói: “Tôi hy vọng mọi người sẽ có thể đọc cuốn Chuyển Pháp Luân bằng tâm thuần tịnh. Khi bạn buông bỏ quan niệm của mình, bạn sẽ tìm được điều bạn đã chờ đợi đời này qua đời khác!”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/4/3/384648.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/4/12/176467.html

Đăng ngày 30-04-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share