[MINH HUỆ 21-04-2007] Tài năng thiên phú thuộc vào hàng “Sinh hoa diệu bút” thì chỉ những người Đức hạnh mới có được, và chỉ những ai kính Trời hiểu Mệnh mới giỏi dùng mà thôi.

Trong “Khai nguyên thiên bảo di sự” có ghi lại một đoạn văn nói về vị Tiên thơ Lý Bạch, kể rằng Lý Bạch thời còn nhỏ nằm mộng thấy mình dùng bút mà viết thì đầu bút nở hoa, về sau quả nhiên thơ văn của ông hùng kỳ hào phóng, vang danh thiên hạ. Thành ngữ “Diệu bút sinh hoa” sau này thường dùng để nói về một người có tài năng văn học kiệt xuất.

Thành ngữ “Giang lang tài tẫn” thường dùng để hình dung sự thui chột tài năng của một tác gia. “Giang lang” là văn học gia trứ danh Giang Yêm ở Nam triều vào thời Nam Bắc triều. “Ảm nhiên tiêu hồn giả, duy biệt nhi dĩ hĩ”, “Xuân thảo bích sắc, xuân thủy lục ba. Tống quân nam phổ, thương như chi hà” đều là những áng thơ tuyệt tác được lưu truyền muôn thuở trong bài ca “Biệt phú”, thể hiện tài hoa siêu thường kiệt xuất của ông. Nhưng khi Giang Yêm về già thì rơi vào vòng danh lợi, làm đại quan, có cuộc sống sinh hoạt quá an phú tôn vinh, không còn sáng tác ra được những áng văn chương tuyệt vời như thế nữa, nhân gian bèn gọi là “Giang lang tài tẫn”.

Về chuyện “Giang lang tài tẫn”, trong “Nam sử – Giang Yêm truyện” còn ghi lại 2 câu chuyện.

Giang Yêm từng nhậm chức Thái thú Tuyên Thành, sau khi bãi chức đang trên đường trở về nhà thì tạm dừng thuyền tại chùa Thiện Linh, đêm ấy nằm mộng thấy một người tự xưng là Trương Cảnh Dương, người đó bảo Giang Yêm rằng: “Trước kia ta trao cho ông một tấm vải gấm dài 1 trượng, hiện tại đã đến lúc ông trả nó lại cho ta rồi”. Giang Yêm rút trong người ra một miếng vải chỉ dài có vài thước. Trương Cảnh Dương rất tức giận, bảo ông ta đã cắt xén tấm vải gấm rồi. Ngay lúc ấy, họ trông thấy Khâu Trì đang đứng ở bên cạnh, Trương Cảnh Dương liền nói với Khâu Trì: “Còn lại mấy thước này, ta khó làm được gì, nên trao cho ông thì hơn” (Khâu Trì là tác giả cuốn “Dữ Trần Bá Chi thư”, trong đó có những câu văn kỳ diệu như “Mộ xuân tam nguyệt, Giang Nam thảo trường, tạp hoa sanh thụ, quần oanh loạn phi” đều là những câu thơ nổi tiếng ngàn đời truyền tụng).

Còn có một lần, Giang Yêm ở tại Dã Đình, lại nằm mộng thấy một người tự xưng là Quách Phác (là nhà văn nổi tiếng thời Tây Tấn, trong “Tấn Thư” từng ca tụng ông là “Từ phú vi trung hưng chi quan”), người ấy nói với Giang Yêm rằng: “Ta cho ông mượn bút đã nhiều năm nay. Giờ trả lại cho ta được chưa?”. Giang Yêm lập tức đưa tay sờ vào trong túi, quả thực có một cây bút ngũ sắc, bèn trả lại cho Quách Phác. Tấm vải gấm không còn nữa, bút ngũ sắc cũng trả lại rồi, Giang Yêm tự nhiên cũng không còn tài năng gì nữa cả.

Trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, còn có nhiều cách nói để chỉ những người có văn tài xuất chúng như là “Chuyên bút”, “Khôi tinh”, “Cẩm tú văn chương”. Cũng giống như chuyện Lý Bạch, Giang Yêm, cố sự gặp Thần nhân trong mộng vào mỗi triều đại đều xuất hiện rất nhiều. Điều này cho thấy một vấn đề cực kỳ trọng yếu, đó là từ cổ chí kim, rất nhiều nhà văn lớn đều được sản sinh ra trong hoàn cảnh văn hóa kiền thành tín ngưỡng đối với chư Thần, hơn nữa rất nhiều tác gia bản thân cũng là người theo tôn giáo. Điều này cũng đúng cả với những nền văn hóa Tây phương.

Theo truyền thống văn hóa, miêu tả cảnh giới sáng tác trong văn học thường cũng giống như trong âm nhạc, hội họa, nghệ thuật, đều có biểu hiện tương tự như nhau. Thần Vận “Thử khúc chích ứng thiên thượng hữu, nhân gian na đắc kỷ hồi văn”, cảnh vẽ của họa thánh Ngô Đạo Tử “Ngô đái đương phong, thiên y phi động”, trong truyền thống hội họa “Tâm lĩnh thần hội” ý cảnh, lời tán thán “Văn chương bổn thiên thành, diệu thủ ngẫu đắc chi”, đều cho thấy rõ ràng một sự thực giản đơn “Như hữu thần trợ”. Năm 2007, Đoàn Nghệ thuật Thần vận Tân Đường Nhân đã đi khắp toàn cầu diễn xuất các vở kịch, hoặc dùng hình thức ca vũ nhạc để tái hiện căn bản của việc sáng tác nghệ thuật: trong nghệ thuật không phải chỉ truy cầu là được, mà đều thông qua việc người sáng tác đối với Thần Phật kiền thành tín ngưỡng, thuần thiện vô tư, tâm tính thăng hoa, lúc ấy mới được Thần Phật khởi phát trí tuệ, từ đó mà sáng tác thành. Từ góc độ cao mà giảng, có lẽ sẽ không khó giải thích tại sao những nhà văn truy cầu công danh lại không thể giữ được tài nghệ lâu dài, chính là vì cùng một nguyên nhân giống như trong câu chuyện “Giang lang tài tẫn” ở trên.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/4/21/152980.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/5/17/85712.html
Đăng ngày 22-11-2009; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share