Bài viết bởi Thanh Ngôn

[MINHHUỆ 20-03-2007] Vua nước Vệ một lần đề xuất ra một kế hoạch không thỏa đáng, nhưng triều thần ai nấy đều thi nhau tán dương phụ họa. Thấy vậy, Tử Tư (là một học trò của Khồng Tử) nói: “Ta thấy Vệ quốc thật sự là ‘Vua không ra vua, thần chẳng ra thần’ rồi!“.

Công Khâu Ý Tử hỏi: “Sao lại nói như vậy?”.

Tử Tư nói: “Vua tự cho rằng mình đúng, thì quần thần còn ai muốn đề xuất ý kiến của mình. Xử lý mọi việc mà không nghe được ý kiến nào của quần thần để đối chiếu, thì cũng giống như là bài xích ý kiến của quần thần. Huống hồ giờ đây quần thần lại còn đều phụ họa a dua theo ý kiến sai lầm! Không xem xét sự tình đúng sai thế nào mà lại để quần thần tán tụng bản thân, đó là vô cùng hôn ám; không phán đoán sự việc có đạo lý hay không mà lại đồng loạt a dua nịnh nọt, đó là vô cùng u mê siểm nịnh. Vua hôn ám còn thần u mê, như thế mà trị vì trăm họ, thì trăm họ đều bất mãn. Nếu mãi như vậy không thay đổi, thì quốc gia chẳng thể an định lâu dài”.

Tử Tư lại tâu với Vua: “Quốc gia của Ngài mỗi ngày một tệ”. Nhà Vua hỏi: “Tại sao lại như vậy?”. Tử Tư nói, “Sự tình xuất hiện đều là có nguyên nhân. Ngài nếu cho rằng mình đã hoàn hảo, thì đại thần không ai dám cải chính sai lầm của Ngài; các đại thần đều cho rằng mình luôn luôn đúng đắn, thì sỹ nhân trăm họ không ai dám sửa sai cho họ. Quân thần đều tự cho rằng mình tài đức và thuộc cấp cũng đều đồng thanh tán tụng rằng họ tài đức; nếu tâng bốc thuận theo thì được ban thưởng, nếu chỉ ra sai lầm liền bị khép tội ngỗ nghịch, như thế làm sao dẫn đến kết quả tốt đẹp cho được?”. Trong “Thi Kinh” có nói: “Đô Thuyết Tự Kỷ Thánh Hiền, Thùy Năng Phân Biện Ô Nha Đích Thư Hùng Ni?” (Tạm dịch nghĩa: “Ai cũng tự cho mình là Thánh hiền, thì làm sao phân định được trắng đen hay dở đây?), chẳng phải là tương hợp với tình huống Vua tôi của Ngài đó sao?”.

Không chỉ có Vua quan trách nhiệm trị quốc mới cần chú ý, kỳ thực chúng ta đối nhân xử thế cũng đều phải biết đạo lý này, cần tránh tự cho mình là đúng, mà nên lắng nghe nhiều và chọn lọc ý kiến, như vậy mới có thể tránh khỏi tổn thất và giúp chúng ta có được thành tựu lớn hơn. Có câu thành ngữ: “Hải nạp bách xuyên, hữu dung nãi đại” (Tạm dịch: Biển có thể thu nạp trăm sông, dung chứa được nên mới thành ra to lớn). Quan điểm của mọi người cũng giống như nước từ trăm sông, nếu tự cho mình luôn luôn đúng đắn thì cũng giống như biển kia tự mình cắt khỏi trăm sông, như vậy cho dù biển lớn đến đâu, thì cũng sớm ngày khô kiệt.

Thực ra, ý tưởng tự cho rằng bản thân mình luôn luôn đúng đắn là xuất phát từ tâm ích kỷ và tự tôn. Khi chúng ta cố gắng tự sửa mình, giải thể tư duy văn hóa Đảng (luôn tự cho mình là “Vĩ đại, quang minh, đúng đắn”, và không bao giờ chịu nhìn nhận vấn đề dưới các góc độ khác), chúng ta nên biết ơn khi người khác chỉ ra thiếu sót của mình. Đó là những giá trị truyền thống của nền Văn hóa nửa-Thần mà cha ông ta đã gìn giữ trong suốt nhiều ngàn năm lịch sử.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/3/20/151141.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/4/10/84409.html
Đăng ngày: 09- 11 – 2009; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share