Bài viết của Phương Nguyên Luân, phóng viên báo Minh Huệ tại London

[MINH HUỆ 21-11-2018] Vào các ngày cuối tuần, học viên Pháp Luân Công tổ chức các hoạt động tại Khu phố Tàu ở London để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Hôm thứ Bảy, ngày 17 tháng 11 vừa qua, khi một dòng người Trung Quốc đi ngang qua khu vực này, nhiều người đã dừng chân đọc thông tin về cuộc bức hại trên các tấm áp phích và trò chuyện trực tiếp với các học viên.

Nhiều người đã ký bản thỉnh nguyện kêu gọi chính quyền Trung Quốc chấm dứt cuộc bức hại và ngừng mổ lấy tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống.

3e5f9fd80b55c36b4d02cf56197c3926.jpg

Các học viên Pháp Luân Công đặt bàn thông tin tại Khu phố Tàu ở London

b6248284b52000aa35504baf8262e44b.jpg

Khách đi bộ dừng chân đọc thông tin trên các tấm áp phích và xem một học viên trình diễn các bài công pháp

31b660bf1ad822c86eedf2cab1119053.jpg

Một người qua đường ký bản thỉnh nguyện lên án cuộc bức hại

Luật sư hy vọng Trung Quốc có nhân quyền

6ecd2229ddf523ce7d47d92e7e82e739.jpg

Một học viên Pháp Luân Công giải thích về cuộc bức hại cho một luật sư đã nghỉ hưu có tên Andrew

Ông Andrew là luật sư đã nghỉ hưu, lần đầu tiên ông nghe nói đến Pháp Luân Công là cách đây vài năm. Ông đã ký bản thỉnh nguyện lên án cuộc bức hại và nói với các học viên rằng nạn thu hoạch tạng từ những người còn sống thật kinh khủng. Ông cho hay người dân Trung Quốc cần có nhân quyền như người dân ở Anh và các nước tự do khác. Ông nói việc người dân bị bức hại chỉ vì đức tin là không thể chấp nhận được.

Nhà thơ tin vào sức mạnh của hòa bình

0672a2fdbc952cd037554bc26945ed3d.jpg

Nhà thơ Lisa cùng người bạn có tên Max tại Khu phố Tàu của London

Cô Lisa là một nhà thơ sống gần London. Khi cô đi cùng người bạn có tên Max tại Khu phố Tàu, cả hai đã dừng chân đọc thông tin trên các tấm áp phích. Anh Max đã từng nghe nói đến Pháp Luân Công và cuộc bức hại từ nhiều năm trước, nhưng không thể tin cuộc bức hại vẫn đang diễn ra đến tận bây giờ. Anh bình luận rằng mọi người hoàn toàn có quyền tự do lựa chọn thiền định để cải thiện sức khỏe của bản thân.

Cô Lisa ủng hộ cuộc kháng nghị ôn hòa của các học viên. “Giữ được sự tường hòa như vậy sẽ tạo nên sức mạnh”, cô nói. Anh Max cũng đồng ý với cô: “Đây chính là sự an hòa mà chúng ta cần.”

Đầu bếp Nhật bản rất vui khi được thấy truyền thống

4d327b0129696c4904f1c56e0904a9fc.jpg

Ông Saki, đầu bếp người Nhật Bản, lần đầu tiên trông thấy Pháp Luân Công

Ông Saki, một đầu bếp người Nhật Bản đã sống ở London 33 năm, cũng là một Phật tử. Có một thời gian, ông đã không hiểu tại sao chính quyền Trung Quốc lại không cho phép người dân nước này có tín ngưỡng tâm linh. Một học viên đã nói với ông rằng Pháp Luân Công dạy con người hành xử theo Chân – Thiện – Nhẫn, đó là những điều đối lập với hệ tư tưởng của chính quyền Trung Quốc. Học viên này cũng giải thích tại sao chính quyền nước này lại tiến hành bức hại một cách có hệ thống Pháp Luân Công và các hình thức văn hóa truyền thống Trung Hoa khác. Ông Saki cho biết ông ấn tượng rất sâu sắc với những đạo lý của Pháp Luân Công, và ông cho rằng thật ý nghĩa khi Pháp Luân Công đang cố gắng khôi phục văn hóa truyền thống Trung Hoa. Ông cho hay ông có thể cảm nhận được năng lượng tỏa ra từ các học viên khi họ thiền định.

Một phụ nữ đến từ Romania: “Chủ nghĩa Cộng sản muốn hủy hoại mọi thứ”

73c688fb8ced857044961f8424afcb5a.jpg

Cô Andera và cô Laluka ủng hộ nỗ lực chấm dứt cuộc bức hại của các học viên Pháp Luân Công

Cô Andera và cô Laluka cùng đến từ Romania và làm việc tại London. Sau khi tìm hiểu những gì đang diễn ra trong cuộc bức hại này, cả hai đều ký bản thỉnh nguyện. Cô Andrea cho biết cô đã nghe nói đến tội ác thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống. Cô Laluka nói rằng cô rất thích khí công và muốn học Pháp Luân Công.

Cả bố mẹ và ông bà của cô Andera đều đã trải qua những nỗi kinh hoàng của chế độ cộng sản. “Tôi đã ký bản thỉnh nguyện để giúp chấm dứt cuộc bức hại này. Là một người đến từ Romania, tôi biết chủ nghĩa cộng sản mang tính phá hoại. Nó muốn hủy hoại mọi thứ, từ tư tưởng, con người, gia đình cho đến tôn giáo. Tất cả mọi thứ.”

Cô Laluka cho hay cô hiểu chính quyền Trung Quốc sợ Pháp Luân Công bởi vì môn tu luyện này đưa con người thăng hoa đến cảnh giới tinh thần cao hơn. Đảng Cộng sản Trung Quốc sợ rằng nó sẽ không thể kiểm soát được người dân của mình nữa. Cô chia sẻ cô rất khâm phục các học viên vì họ đã kiên định đức tin của mình bất chấp cuộc bức hại.

Du khách Ý nhận xét cuộc bức hại Pháp Luân Công là “điên khùng”

41db28d8ae4f3e19fe3a8ba1d16bc304.jpg

Hai du khách Ý lần đầu tiên trông thấy Pháp Luân Công và ký bản thỉnh nguyện

Hai du khách Ý trông thấy các hoạt động tại Khu phố Tàu ở London, và đây là lần đầu tiên họ biết đến Pháp Luân Công. Người đàn ông thấy kinh hoàng và cho biết mọi người cần được tin vào bất cứ điều gì họ muốn. Anh khó có thể tin được một chính phủ lại có thể làm như vậy với chính người dân nước mình. “[Chính quyền Cộng sản Trung Quốc] hẳn là điên rồi khi đối xử với chính người dân nước mình như vậy”, anh nhận xét.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/11/21/377467.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/11/29/173437.html

Đăng ngày 01-12-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share