Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc Đại Lục

[MINH HUỆ 25-07-2018] Sư phụ giảng về tâm đại Nhẫn trong Chuyển Pháp Luân, có lấy ví dụ “Hàn Tín chịu nhục chui háng”. Trước đây, tôi luôn cho rằng tư tưởng người thời cổ thật sự đơn thuần, không thể giết lưu manh vô lại thì phải chui qua háng người ta hay sao? Vì sao không cự tuyệt? Hoặc căn bản không cần ngó ngàng tới, cứ tiếp tục đi không được sao? Cớ sao lại chọn chui qua háng mà đi? Hôm nay học Pháp, lại có một tầng lĩnh hội mới.

Trong sinh hoạt hàng ngày, gặp đủ loại mâu thuẫn, có rất nhiều [việc] nhìn từ bề ngoài đều là vô lý, nhưng lại không phải là vô duyên vô cớ. Nếu chọn trốn tránh hoặc là cự tuyệt, bề ngoài thì thấy có thể “trốn tránh” được mâu thuẫn, trên thực chất lại không có tiêu đi được cục nghiệp lực này, hoặc là mâu thuẫn tương tự không biết khi nào sẽ lại xuất hiện. Bình hoà đối mặt với mâu thuẫn, lấy tâm đại Nhẫn đường đường chính chính xử lý, nhìn bề ngoài người này là chịu thiệt thòi hoặc là có chút “ngốc nghếch”, nhưng lại có thể chân chính hoá giải mâu thuẫn, tiêu bỏ đi cục nghiệp lực này. Không chấp trước vào mâu thuẫn bề ngoài là đúng hay sai, cũng không cần phân bua giải thích quá nhiều, chính là hướng nội tìm tu bản thân, mới có thể chân chính đề cao tâm tính trong mẫu thuẫn.

Thiển ngộ cá nhân, có chỗ nào không phù hợp mong đồng tu từ bi chỉ giúp, hợp thập!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/7/25/371440.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/8/3/171375.html

Đăng ngày 17-08-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share