Bài viết của học viên Pháp Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 20-6-2018] Trong xã hội Trung Quốc Đại lục hiện tại, cá nhân không nhận hối lộ chỉ đếm được trên đầu ngón tay, huống hồ là cả một đơn vị. Mọi người hối lộ quà và tiền không chỉ các quan chức chính phủ, mà còn giáo viên, bác sỹ, [với] hy vọng rằng thân nhân họ sẽ được đối đãi tốt hơn.
Tôi nói Pháp lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp với các giáo viên trong trường mầm non nơi tôi công tác, và giải thích việc nhận quà tặng hay quà hối lộ là như thế nào. Điều này giúp trường mầm non của chúng tôi trở thành một môi trường không quà biếu.
Đắc Pháp
Đầu năm 1996, tôi bị ngã ra khỏi xe buýt và không thể cử động được. Chụp X-quang tại bệnh viện thì không thấy có gì bất ổn, nhưng tôi cảm thấy đau mỗi khi đầu hay cơ thể chạm phải thứ gì đó.
Vài ngày sau, một người bạn đã tới thăm và khuyên tôi thử luyện Pháp Luân Đại Pháp, và mang cho tôi cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”. Tôi bắt đầu đọc sách và khi đọc đến Bài giảng thứ hai, tôi rất sửng sốt bởi cảm giác Thiên Mục của tôi khai mở giống như những gì được giảng trong sách.
Ngày hôm sau, khi đọc sách, tôi cảm thấy như thể đang ngồi trên mây vậy. Tôi không cảm thấy thân thể đâu nữa, và đọc sách khoảng ba tiếng rưỡi đồng hồ mà không cảm thấy đau đớn gì cả.
Ngày thứ ba, trong khi đọc sách tôi cảm thấy mơ mơ màng màng ngủ thiếp đi. Tôi nghe thấy có tiếng gì đó xoay chuyển ở ngực tôi và tự hỏi liệu nó có phải là Pháp Luân không. Sau đó tôi cảm thấy nhiều Pháp Luân nhỏ xoay chuyển khắp thân thể tôi. Sau khi đọc xong toàn bộ cuốn sách “Chuyển Pháp Luân“, tôi không còn cảm thấy đau đớn gì nữa, không còn đau đầu nữa, và chứng bệnh thấp khớp của tôi cũng biến mất.
Miễn cường không nhận quà biếu
Tôi công tác tại một trường mầm non. Phụ huynh học sinh hết thảy đều muốn tặng tôi và các thầy cô khác quà cáp vào các ngày lễ chính. Sau khi tu luyện, tôi nhận ra rằng tôi không nên nhận quà như vậy nữa.
Có lần, khi tôi đang đi mua trái cây cùng con trai, người bán hàng nói: “Mận này rất ngọt. Nếm thử đi! Con trai tôi liền lấy một trái và ăn thử.
Tôi thấy điều này là không đúng, bởi vậy tôi đã mua nửa cân mận và sau đó chọn lấy một quả trả lại cho chủ quán. Người bán hàng đã rất ngạc nhiên và nói rằng người giống như tôi rất hiếm thấy.
Tuy nhiên, những lần khác rất khó để từ cự tuyệt quà biếu tặng, đặc biệt là khi phụ huynh học sinh tặng tôi những món đồ mà tôi thực sự rất thích.
Ví như một lần, có phụ huynh đã tặng tôi một chiếc vòng tay bằng vàng. Tôi chưa từng thấy một chiếc vòng nào đẹp như vậy. Tôi không thể không ngắm nghía nó, nhưng từ sâu thẳm trong tâm tôi biết rằng việc nhận món quà này là sai trái. Là người tu luyện, tôi không thể giống như người thường nước chảy bèo trôi. Bởi vậy tôi đã viết một lá thư giải thích rằng học viên Pháp Luân Đại Pháp không nhận quà biếu. Sau buổi học, tôi nhờ học sinh mang lá thư và món quà này về cho vị phụ huynh đó giúp.
Ngày hôm sau, cha mẹ lại mang hai hộp sô-cô-la đến. Một lần nữa, vì không muốn làm cô ấy buồn, nên tôi đã nhận sô-cô-la và chia chúng cho các giáo viên khác. Cô ấy nói: “Tôi có thể hoàn toàn đặt trọn niềm tin nơi chị!” Thậm chí cô ấy còn nghĩ đến việc mở một trường mầm non để tôi quản lý.
Sư phụ điểm hóa không nhận quà biếu
Một lần khác, có vị giám đốc của Sở Giáo dục tỉnh, mà con của cô ấy là học sinh của tôi, đã tặng tôi một chiếc đồng hồ. Tôi không muốn nhận nó nhưng tôi lại thoái thác không được. Rồi đêm hôm đó tôi nằm mộng, thấy rằng chiếc đồng hồ chỉ trong chốc lát biến thành một con ve sầu bám chặt lấy cổ tay tôi, móng vuốt của nó đâm vào da thịt tôi. Phải mất rất nhiều thời gian và sức lực tôi mới có thể gỡ nó ra được.
Ngày hôm sau, tôi đã viết một lá thư cho chị giám đốc đó và nói rằng tôi là người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, và tôi không nhận quà biếu. Tôi cũng cam đoan với cô ấy rằng tôi đối đãi với các em học sinh như nhau. Tôi trả lại chiếc đồng hồ đó và cảm ơn tâm ý của cô ấy đã dành cho tôi.
Theo thời gian, tâm truy cầu vật chất của tôi ngày một giảm đi và gặp sự việc thì ngày càng suy nghĩ cho người khác nhiều hơn. Khi các phụ huynh mang quà đến tặng, tôi đã không nhận nó và nói rằng nuôi một đứa trẻ đã rất chật vật rồi, lại thêm quà cáp cho giáo viên nữa thì quả là nặng gánh.
Gây dựng một môi trường không quà cáp
Năm 2000, tôi được đề bạt làm hiệu trưởng của trường mầm non. Tôi nói rõ quan điểm của mình về vấn đề quà cáp với toàn thể giáo viên và họ đều đồng tình với tôi. Sau đó chúng tôi nói với các bậc phụ huynh rằng chúng tôi là một trường mầm non “không quà tặng”. Toàn thể giáo viên và phụ huynh của trường chúng tôi đều ký cam kết hứa không tặng hoặc nhận quà cáp gì, hiệu quả rất tốt, và một mạch duy trì đến hiện tại.
Một phụ huynh sau khi công tác ở thành phố khác về đã mua ba giỏ anh đào làm quà cho chúng tôi. Các giáo viên đã mang anh đào đến để tôi xử lý.
Người phụ huynh đó nói: “Tôi chỉ muốn bày tỏ sự cảm kích của mình – con tôi vốn rất nghịch ngợm nhưng giáo viên luôn đối đãi với cháu rất tốt. Ngoài ra, anh đào nhiều như vậy, nếu chị không ăn chúng thì tôi biết làm gì với chúng đây?
Tôi quyết định nhận chúng. Tôi ước tính giá thị trường của số trái cây đó và trừ số tiền đó vào học phí của cậu bé. Chúng tôi mang số anh đào đó cho các em học sinh trong trường làm món ăn nhẹ cho buổi chiều.
Một phụ huynh khác đã mua ba hộp bánh trung thu để biếu giáo viên của con cô ấy. Người giáo viên ấy đã không nhận chúng. Người phụ huynh đó sau đó nói: “Tôi chưa từng thấy ai đó không nhận quà cả. Giáo viên ở trường này tư cách thật cao!”
Có những phụ huynh còn nạp tiền vào điện thoại di động cho giáo viên. Chúng tôi đã mang tiền mặt trả cho họ. Một số khác lại tặng lì xì đỏ có bỏ tiền bên trong, chúng tôi đã dùng số tiền đó như là một phần học phí của con họ.
Các phụ huynh và giáo viên đều biết rằng Pháp Luân Đại Pháp đã mang đến những thay đổi tích cực cho tôi và các đồng nghiệp trong trường. Họ rất ngạc nhiên và tán thưởng.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/6/20/370036.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/7/10/171067.html
Dịch ngày 29-07-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.