Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 3-10-2016] Tỉnh Hắc Long Giang là một trong những nơi mà cuộc bức hại Pháp Luân Công đặc biệt nghiêm trọng.

Tỉnh Hắc Long Giang có Cục Cải tạo ruộng đất gồm chín chi nhánh nông trại – gồm hơn 100 nông trại – trải dài trong tỉnh. Những nông trại này đều hoạt động độc lập với nhiều cấp quản lý và được các cán bộ viên chức của tỉnh lãnh đạo trực tiếp. Mỗi nông trại đều có chi bộ Đảng Cộng sản của riêng nó cùng Ủy ban Chính trị và Pháp luật.

Các viên chức Đảng ở nhiều chi nhánh nông trại đã và đang tích cực tham gia đàn áp Pháp Luân Công kể từ năm 1999. Các học viên trong khu vực này đều bị giam cầm phi pháp, tra tấn, tẩy não, lao động cưỡng bức, bỏ tù, lục soát nhà, tống tiền, và buộc thôi việc.

Báo cáo này liệt kê một phần bức hại ở 12 nông trại thuộc chi nhánh Hồng Hưng Long thuộc Cục cải tạo ruộng đất Hắc Long Giang.

Bỏ tù

Có thông tin được kiểm chứng rằng 27 học viên Pháp Luân Công bị tòa án kết án ở chi nhánh Hồng Hưng Long từ năm 1999, với thời hạn trung bình khoảng gần bốn năm rưỡi.

47d19db307aabef8d89a1e13bf3efb4d.jpg
Bảng số 1: Các học viên Pháp Luân Công bị kết án phi pháp ở Cục Cải tạo ruộng đất chi nhánh Hồng Hưng Long ở Hắc Long Giang

Đánh đập, tra tấn trong lúc thẩm vấn

Tiếp theo việc bắt giữ các học viên Pháp Luân Công là tra tấn ở đồn công an và Trại tạm giam.

Ông Trần Kiện bị bắt vào ngày 22 tháng 5 năm 2008 và bị giam tại trại tạm giam Hồng Hưng Long. Trong khi thẩm vấn vào ngày hôm sau, họ liên tục đánh vào đầu ông và khiến ông chảy máu mũi và gãy bảy cái răng cửa.

Sau đó ông Trần đã nộp đơn khiếu nại và phủ nhận bản thú tội bị ép buộc thực hiện bởi tra tấn. Từ Liên Bân, đội phó trại tạm giam, đã ra lệnh còng tay sau lưng ông Trần trong 37 ngày, ngay cả khi ông đang ngủ. Từ Liên Bân đã nói với ông: “Chúng tôi không bao giờ cho Pháp Luân Công hưởng bất cứ quyền con người nào.”

Sau đó họ kết án ông bốn năm tù.

6442e0eb5cd6f141356004f007559a07.jpg

Miêu tả lại tra tấn: Hai tay bị còng sau lưng

Ông Vu Hữu cũng chịu tra tấn tương tự, cùng với cùm chân nặng gần 33 kg ở chân. Ngoài ra, các viên chức còn đe dọa sẽ cùm chân ông trong một năm nếu ông không hợp tác trong lúc thẩm vấn.

Bà Điền Quốc Dân, 64 tuổi, bị còng hai tay và chân cùng nhau trong một tuần ở trại tạm giam Hồng Hưng Long. Họ không tháo còng cho bà đến khi người nhà bà đến yêu cầu trả tự do cho bà. Họ đã tra tấn khiến bà Điền không thể đi lại được.

6722aa724c60a4692658bf6ba5efd0bf.jpg

Miêu tả lại tra tấn: Còng tay cùm chân cùng nhau

Ông Tề Song Nguyên bị giam tại trại tạm giam Hồng Hưng Long, nơi lính canh ra lệnh cho tù nhân đánh ông. Khi ông từ chối làm theo nội quy ở trại, họ đã còng hay tay sau lưng và cùm xích nặng gần 30 kg vào chân ông. Vì ông không ăn được nên họ đã bức thực và nhét ống bức thực vào dạ dày ông.

Lính canh còn tiếp tục còng tay và bức thực ông trong 15 ngày. Họ liên tục tra tấn như vậy hơn ba lần trong lúc giam ông Tề. Kết quả là ông Tề nhiều lần bị co thắt bởi tra tấn. Tuy nhiên, phó trại tạm giam là Từ Liên Bân lại nói ông Tề là “gây khó khăn cho họ“

Giam cầm phi pháp

Người nhà và thậm chí là luật sư không được vào thăm các học viên

Ông Trần Nham, 54 tuổi, bị bắt khi phát tài liệu về Pháp Luân Công ở nông trại Song Áp Sơn vào ngày 14 tháng 9 năm 2016. Công an giam ông tại trại tạm giam Hồng Hưng Long và lục soát nhà ông vào ngày hôm sau mà không nói cho gia đình ông biết về nơi ông bị giam.

Chỉ sau khi bố ông Trần đến phòng công an vào ngày 22 tháng 9, ông mới biết nơi con trai bị giam.

Ngày hôm sau, luật sư của ông tới trại tạm giam để yêu cầu gặp ông. Tuy nhiên lính canh nói họ không cho ai được vào thăm học viên Pháp Luân Công.

Sau đó luật sư đã tới viện kiểm sát để nộp đơn khiếu nại, nhưng họ đã đẩy ông ra khỏi cửa. Sau đó ông quay lại trại tạm giam và yêu cầu được gặp lãnh đạo trại tạm giam, ông này đã không nghe điện thoại của luật sư trong buổi chiều.

Ba tuần sau, gia đình ông Trần vẫn không được thông báo về tình trạng hiện tại của ông.

Trước khi bị bắt, ông Trần đã bị đưa đến trại lao động cưỡng bức hai lần, một lần tới trại tẩy não. Vợ ông vì áp lực của cuộc bức hại nên đã ly hôn ông. Cha ông Trần thì già yếu và sức khỏe kém.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/10/3335777.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/10/13/159522.html

Đăng ngày 18-11-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share