Bài viết của Jason Wassermann

[MINH HUỆ 18-07-2014] Sau khi những tội ác tàn bạo trong các “trại cải tạo lao động” (RTL) bị phơi bày trước ánh sáng trong những năm qua và gây chú ý cho toàn thế giới, Trung Quốc tuyên bố đóng cửa hệ thống lao động của nó vào năm 2013. Tuy nhiên, Tổ chức Ân xá Quốc tế quan ngại rằng sự thay đổi này không khác gì “bình mới rượu cũ” và chính sách bức hại cùng sự khủng bố bạo lực tương tự vẫn tiếp diễn dưới dạng thức khác, đôi khi còn dẫn tới các cái chết của tù nhân.

Thay thế các trại lao động có thời gian tồn tại hàng thập kỷ là các trung tâm tẩy não bí mật hơn (được gắn biển là “trung tâm giáo dục pháp luật” hoặc “trung tâm cai nghiện”), vốn tồn tại ngoài vòng pháp luật của Trung Quốc. Với kinh nghiệm thu được từ các trại lao động, chế độ Trung Cộng đã áp dụng chính sách sao cho hắc lao không phải chịu quá nhiều tai tiếng, vì sợ rằng nó sẽ một lần nữa trở thành điểm nóng thu hút chú ý của quốc tế.

Khi loại cơ sở này trở nên quá nổi tiếng, nó sẽ biến mất, chỉ xuất hiện lại ở một số nơi khác nhằm tiếp tục vai trò của nó trong việc thực hiện cuộc bức hại Pháp Luân Công. Tất nhiên, các nhà hắc lao này, cái mới và cũ, được bố trí nhân viên chính là các viên chức làm việc tại các trại lao động bị đóng cửa.

Tháng 03 năm nay, bốn luật sư nhân quyền bị cảnh sát đánh đập và tra tấn bởi nỗ lực giải cứu các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ trong các hắc lao tại tỉnh Hắc Long Giang. Vụ việc tập trung sự chú ý quốc tế đối với hệ thống các cơ sở tẩy não ngoài vòng pháp luật của chế độ Trung Cộng. Đúng theo bề mặt, “Trung tâm Giáo dục Pháp luật Nông trường Kiến Tam Giang” tham gia vào vụ việc luật sư hồi tháng 03 bị đóng cửa vào ngày 28 tháng 04. Tuy nhiên, các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ ở đó tiếp tục bị giữ lại mà không theo thủ tục nào.

Ngoài ra, các nhân viên phụ trách của trung tâm tẩy não Kiến Tam Giang thiết lập một cơ sở mới ở Tề Tề Cáp Nhĩ, một thành phố khác của tỉnh Hắc Long Giang. Trên thực tế, hai trong số các quan chức quản lý trung tâm tẩy não Tề Tề Cáp Nhĩ mới kiến lập từng giữ chức vụ Trưởng bộ phận và Phó giám đốc tại Trại lao động Tề Tề Cáp Nhĩ hiện đã bị đóng cửa. Cơ sở mới, được đặt tên chính thức là “Trung tâm cai nghiện Tề Tề Cáp Nhĩ”, hiện đã thay thế Kiến Tam Giang là trung tâm cai nghiện cấp tỉnh tạm thời của Hắc Long Giang.

Các trung tâm tẩy não tạm thời cũng xuất hiện ở những nơi hẻo lánh hơn. Ở tỉnh Cát Lâm, Phòng 610 thành phố Mai Hà Khẩu thiết lập một trung tâm tẩy não ở Trường Trung học Song Hưng, nơi mà khoảng 10 học viên bị giam giữ từ ngày 01 tháng 07. Báo cáo khác từ tháng 06 nói rằng các phiên tẩy não được tổ chức trong một khách sạn ở tỉnh Giang Tô.

Khách sạn Hòa Gia tọa lạc trên một đường nhỏ đối diện với Trường trung học Tĩnh Vũ ở thành phố Thông Hóa, tỉnh Cát Lâm. Từ năm 2001, nhiều phiên tẩy não đã được thực hiện trên tầng 4, nơi được lắp các thanh sắt, như được nhìn thấy trên hình

Chịu trách nhiệm là những người điều khiển chính của các trung tâm tẩy não, các “Phòng 610” địa phương, là một phần của tổ chức theo dạng Gestapo [của Đức Quốc xã], được tạo ra chỉ để điều hành việc bắt bớ, giam giữ và “chuyển hóa” các học viên Pháp Luân Công. Để thực hiện ‘công việc’ này, nó được trao quyền vượt trên hết thảy các hệ thống tư pháp và lực lượng cảnh sát trong nước.

Ở huyện Giang Tân, tỉnh Trùng Khánh, nhiều trung tâm tẩy não được tạo ra trong các ngôi nhà đi thuê, bao gồm một căn hộ ở tầng trệt của tòa nhà Chung cư phức hợp Tân Đô Đỉnh Viện từ năm 2010. Do nó là kiểu mẫu trong các trung tâm tẩy não nên mỗi phòng sẽ giam giữ một học viên và hai “giám sát” chịu trách nhiệm theo dõi học viên suốt ngày đêm. Những giám sát viên này thường là các học viên bị “chuyển hóa”, vốn được tạo ra để kết hợp với lính canh trong khi chuyển hóa các học viên khác.

Các báo cáo gần đây từ Trung Quốc cho thấy rằng các trung tâm tẩy não không hề kém phần tàn bạo so với các trại lao động mà chúng được thay thế. Trong số các trung tâm tẩy não liên đới tới những trường hợp học viên chết do tra tấn, trung tâm tẩy não Tân Tân ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên là tai tiếng nhất, là nơi mà 7 học viên đã chết do tra tấn.

Ngoài tra tấn thể xác và tinh thần trong các trung tâm tẩy não, các báo cáo thường xuyên khẳng định về việc cưỡng bức tiêm các thuốc phá hủy thần kinh gây tâm thần, bức thực bằng thức ăn chứa thuốc độc và thậm chí sự dính líu tới mổ cướp tạng từ các tù nhân còn sống.

Các trường hợp bị tra tấn và thí nghiệm tâm thần này đã được chứng thực trong Báo cáo thường niên 2014 công bố bởi Ủy ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ.

Một tháng sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, Văn phòng Trung ương ĐCSTQ tuyên bố “chuyển hóa học viên Pháp Luân Công” là yếu tố then chốt của “cuộc chiến chống lại Pháp Luân Công” của đảng.

Bất chấp những nỗ lực gần đây của chế độ nhằm đánh bóng tên tuổi mình, những lừa dối về nhân quyền của nó không hề giảm đi chút nào; các tù nhân lương tâm cũng vậy, họ chỉ đơn giản là bị chuyển từ các trại lao động chính thức đến các hắc lao bí mật, ít bị giám sát hơn và có khả năng phủ nhận cao hơn.

Chừng nào chính sách cốt lõi – đàn áp bằng bạo lực-  của chế độ này không thay đổi thì không một lời hứa suông và hời hợt nào có thể mang đến sự cải thiện thực tế.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/7/18/2093.html

Đăng ngày 01-10-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share